Mẹo chữa dị ứng khi mang thai tại nhà hiệu quả

Dị ứng khi mang thai là một trong những hiện tượng thường gặp, được gây ra bởi nhiều nguyên nhân như nổi mề đay, phát ban thai kỳ, dị ứng thức ăn,… Dị ứng thông thường ít gây biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên một số trường hợp, chúng có thể gây sảy thai, sinh non.

1Một số trường hợp dị ứng khi mang thai

Dị ứng khi mang thai do mề đay

Dị ứng do mề đay thường có biểu hiện như phát ban đỏ, ban nổi thành từng mảng gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này thường xuất hiện ở giai đoạn cuối thai kỳ hoặc trước khi sinh 2 tuần, đặc biệt là ở mẹ mang thai lần đầu hoặc mẹ bầu song thai.

Mề đay thường xuất hiện ở vùng da bị rạn rồi lan dần ra vùng bụng, đùi, mông hoặc lưng mẹ bầu. Mặc dù chúng không ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và bé và có thể tự khỏi sau khi sinh, nhưng dị ứng mề đay vẫn đem lại cảm giác ngứa ngáy râm ran rất khó chịu.

Có thể mẹ quan tâm: Giải đáp thắc mắc “

Giải đáp thắc mắc ” bà bầu uống nước mía được không? ” và gợi ý cách uống nước mía cho bà bầu

Nổi mề đay là một tình trạng dị ứng khi mang thai

Nổi mề đay là một tình trạng dị ứng khi mang thai

Do phát ban thai kỳ

Phát ban thai kỳ thường xuất hiện với các nốt ban đỏ gây ngứa. Nếu mẹ không gãi quá thường xuyên, nốt ban này sẽ không lây lan sang các khu vực khác. Phát ban thai kỳ thường xuất hiện giai đoạn cuối tam cá nguyệt thứ hai và đầu tam cá nguyệt thứ ba.

Phát ban thai kỳ thường gây ngứa ở tay, chân hoặc vùng thân trên. Tình trạng dị ứng khi mang thai này thường khiến mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu, ngủ không yên giấc và tác động không tốt đến vấn đề tâm sinh lý. Khi phát hiện phát ban thai kỳ, mẹ có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da theo chẩn đoán và hướng dẫn của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu ăn thịt vịt được không? Gợi ý 4 món ăn bổ dưỡng từ thịt vịt cho bà bầu

Do mùi hương nhân tạo và thức ăn

Cơ thể mẹ khi mang thai rất mẫn cảm và phản ứng lại với mùi hương và một số loại thực phẩm. Nước hoa hoặc nước xả vải chứa nhiều hương liệu, hóa chất có thể khiến da dị ứng, mẩn đỏ. Thậm chí, mẹ bầu có thể bị khó thở, chóng mặt khi tiếp xúc với mùi hương quá nồng trong phòng kín.

Ngoài ra, một số loại thức ăn cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng cho mẹ bầu. Chính vì vậy, khi nhận thấy có dấu hiệu dị ứng, mẹ bầu cần tìm hiểu đâu là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng này để có biện pháp xử lý, phòng tránh phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Thai ngôi mông là gì? Giải đáp các thắc mắc liên quan

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, dị ứng khi mang thai là một tình trạng thường gặp trước khi đi ngủ hoặc sau khi tắm xong với những lý do dưới đâu:

  • Nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi.
  • Dị ứng do cơ địa.
  • Do mẹ bầu đã có tiền sử bệnh về da liễu.
  • Tử cung tăng nhanh.
  • Mẩn, ngứa do ứ mật trong gan, suy giảm chức năng gan.
  • Tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên gây dị ứng bên ngoài.

Có thể bạn quan tâm: Giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu: Mới có bầu có nên

Giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu: Mới có bầu có nên siêu âm đầu dò không?

2Dị ứng thực phẩm khi mang thai có nguy hiểm không?

Dị ứng thực phẩm khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển, hoàn thiện của thai nhi và tăng khả năng mắc bệnh của bé sau khi chào đời. Triệu chứng dị ứng từ mẹ cũng có thể lây truyền sang thai nhi thông qua nhau thai, ảnh hưởng đến phổi và phế quản của bé.

Có thể mẹ quan tâm: Top 10 lợi ích từ thịt ếch, mẹ không thể bỏ quaBà bầu ăn ếch được không? Top 10 lợi ích từ thịt ếch, mẹ không thể bỏ qua

3Mẹo giúp hạn chế dị ứng khi mang thai

Vệ sinh cơ thể đúng cách

Vệ sinh cơ thể thường xuyên bằng nước ấm và sữa tắm an toàn, lành tính là một trong những phương pháp hạn chế dị ứng hiệu quả. Mẹ bầu không nên sử dụng các loại sữa tắm có độ pH cao để tránh gây khô da, kích ứng da.

Có thể mẹ quan tâm: Ăn ổi có tốt cho thai nhi?Bà bầu ăn ổi có tốt không? Ăn ổi có tốt cho thai nhi?

Dùng kem dưỡng da

Sử dụng kem dưỡng da sau khi tắm giúp cung cấp độ ẩm cho da, hạn chế tình trạng rạn da và khô da. Bên cạnh kem dưỡng, tinh dầu cũng là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo được chuyên gia sử dụng thường xuyên trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, khi thoa kem ở vùng bụng, không nên massage quá nhiều gây co bóp tử cung.

Có thể mẹ quan tâm: Bà bầu ăn hột vịt lộn được không ? Các món hột vịt lộn ngon cho bà bầu

Uống đủ nước

Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là với mẹ mang thai. Uống đủ nước mỗi ngày không chỉ thải độc mà còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất, hạn chế tình trạng mẩn đỏ, dị ứng khi mang thai. Mẹ bầu được khuyên sử dụng đủ 2 – 2,5 lít nước cần thiết mỗi ngày.

Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng giữa những nhóm chất, đặc biệt bổ sung các thực phẩm vitamin A và D giúp mẹ hạn chế tối đa các trường hợp dị ứng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể xây dựng một khẩu phần ăn riêng dành cho thai phụ, giúp bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ cách sơ cứu

Mách mẹ cách sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm hiệu quả

Cải thiện tình trạng dị ứng khi mang thai qua chế độ ăn uống, sinh hoạt

Cải thiện tình trạng dị ứng khi mang thai qua chế độ ăn uống, sinh hoạt

Không nên cào, gãi nhiều khi ngứa

Việc cào, gãi có thể gây kích thích ngứa hơn, khiến lớp da dễ bị tổn thương. Chính vì vậy, một túi chườm hoặc một chiếc khăn mát đặt lên vùng da bị ngứa có thể làm dịu cảm giác khó chịu một cách nhanh chóng.

Có thể mẹ quan tâm: Giàu dinh dưỡng nhưng phải cẩn thậnBà bầu ăn sứa được không? Giàu dinh dưỡng nhưng phải cẩn thận

Lau người bằng lá khế

Lau người bằng lá khế là một trong những liệu pháp dân gian giúp giảm ngứa, thải độc hiệu quả. Trước hết, hái một nắm lá khế, rửa sạch, sau đó vò nát và nấu cùng 2 lít nước cùng 2 muỗng muối trắng vào đun sôi rồi dùng khăn mềm thấm nước để lau người, chườm vùng da bị dị ứng rồi tắm lại bằng nước sạch.

Có thể mẹ quan tâm: Gợi ý món sinh tố dưa leo mát lạnh an toàn cho bà bầuBà bầu ăn dưa leo được không? Gợi ý món sinh tố dưa leo mát lạnh an toàn cho bà bầu

Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc điều trị dị ứng khi mang thai cần lành tính, không được thẩm thấu vào máu hoặc nguồn sữa mẹ. Ngoài ra, việc điều trị bằng thuốc cũng cần có sự giám sát và chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Một số loại thuốc có hoạt lực thấp:

  • Thuốc kháng histamin cho phụ nữ có thai và cho con bú như Chlorpheniramine, Cetirizine, Diphenhydramine, Loratadine,…
  • Sử dụng kem hoặc thuốc mỡ Steroid.
  • Trường hợp dị ứng quá nghiêm trọng, sử dụng Steroid đường uống

Có thể bạn quan tâm: Danh sách thuốc dị ứng cho bà bầu được khuyên dùng

Danh sáchđược khuyên dùng

Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và hữu cơ

Sử dụng những loại thực phẩm có nguồn gốc, chiết xuất từ thiên nhiên an toàn, lành tính cũng góp phần giúp giảm tình trạng dị ứng khi mang thai. Ngoài ra, sản phẩm hữu cơ cũng có quy trình chăm sóc riêng biệt, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm: Máu báo chuyển dạ là gì? Những điều cần lưu ý

 Một số biện pháp khác

  • Dùng trà thảo mộc: Một số loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà atiso, chè vằng,… có tác dụng hỗ trợ thanh lọc và loại bỏ độc tố, giúp kích thích chuyển hóa chất béo, giảm mẩn ngứa đáng kể.
  • Dùng cây kinh giới: Cây kinh giới có tinh dầu nóng và các hoạt chất có tính hàn, làm giảm triệu chứng nổi mề đay của mẹ sau sinh. Để phương pháp đạt được hiệu quả tối ưu, rang nóng lá và thân cây với muối rồi chườm trực tiếp lên vùng da mẩn, ngứa. Ngoài ra, xông lá kinh giới trong khoảng 15 phút cũng làm dịu đi vết ngứa ngáy do dị ứng.
  • Sử dụng mướp đắng: Với khả năng làm mát và diệt khuẩn hiệu quả, mẹ thái nhỏ mướp đắng, đun với nước trong khoảng 10 phút, thêm muối rồi sử dụng hỗn hợp để tắm hoặc rửa vùng da dị ứng. Bã mướp đắng đắp trực tiếp cũng có khả năng làm sáng da hiệu quả. Ngoài ra, bã mướp đắng đắp trực tiếp trên da 2 ngày 1 lần cũng giúp tình trạng dị ứng khi mang thai được cải thiện hơn.

Có thể bạn quan tâm: Giải đáp thắc mắc bà bầu có ăn khổ qua được không

Giải đáp thắc mắc

Biện pháp xử lý dị ứng khi mang thai

Biện pháp xử lý dị ứng khi mang thai

4Đôi lời từ AVAKids

Trên đây, AVAKids đã cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân, hậu quả và cách xử lý dị ứng khi mang thai. Đây là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ, tuy nhiên nếu chúng kéo dài mà không có biện pháp xử lý phù hợp, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và bé. Các bài viết của AVAKids chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hằng Vân tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm