Mẹo chữa chảy dãi ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả – KidsPlaza

Chảy nước dãi là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở giai đoạn đầu đời. Tùy vào tình trạng của cơ thể mà bé có thể chảy nước dãi nhiều hay ít. Tuy nhiên có một số bé chảy nước dãi rất nhiều khiến nhiều mẹ lo lắng. Vậy bé chảy dãi nhiều nguyên nhân là do đâu? Mẹo chữa chảy dãi ở trẻ sơ sinh như thế nào an toàn và hiệu quả?

Hiện tượng chảy dãi ở trẻ từ 1 đến 24 tháng tuổi

meo-chua-chay-dai-o-tre-so-sinh

Tăng tiết nước bọt dẫn đến tình trạng chảy nước dãi ở trẻ sơ sinh là điều hết sức bình thường. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, mức độ chảy nước dãi ở trẻ sẽ có thay đổi từ nhẹ đến quá mức.

Từ 1 − 3 tháng tuổi

Thông thường trong 2 tháng đầu đời bé hầu như không gặp phải tình trạng chảy nước dãi. Các bác sĩ chuyên khoa lý giải điều này chủ yếu là  do giai đoạn này bé luôn được đặt trong tư thế nằm ngửa, bởi vậy sẽ không bị chảy nước dãi.

Ngoài tháng thứ 2, tuyến nước bọt của bé bắt đầu hoạt động mạnh mẽ hơn. Lúc này, miệng của bé cũng bắt đầu tiết nhiều nước bọt và bị chảy nước bọt do chưa có khả năng kiểm soát.

Giai đoạn 6 tháng tuổi

Vào lúc này, bé đã quen với hoạt động của tuyến nước bọt và có thể  được kiểm soát nhiều hơn một chút. Tuy nhiên, bé vẫn có thể bị chảy nước dãi do bé bập bẹ tập nói. Đồng thời, lúc này bé cũng thường xuyên khám phá tất cả mọi vật xung quanh bằng cách sử dụng lưỡi để cảm nhận, do đó nước bọt cũng tiết nhiều hơn. 

Với một vài trẻ nhỏ, 6 tháng tuổi cũng là giai đoạn bắt đầu mọc răng. Vì vậy đây cũng có thể là nguyên nhân khiến bé chảy dãi nhiều hơn.

Giai đoạn

9 tháng tuổi

Giai đoạn 9 tháng tuổi bé đã bắt đầu vận động nhiều hơn, nhiều bé đã bắt đầu biết bò. Đây cũng là giai đoạn bé tiếp tục mọc răng do đó có thể tiếp tục chảy dãi.

Giai đoạn 15 tháng tuổi

meo-chua-chay-dai-o-tre-so-sinh

Đến giai đoạn này bé đã có thể biết đi và tham gia nhiều hoạt động hơn. Bé cũng sẽ không bị chảy dãi khi đang đi hay chạy. Tuy nhiên khi quá tập trung vào một điểm nào đấy hoặc hoạt động nào đó thì khả năng cao bé sẽ có thể bị chảy nước dãi.

Giai đoạn 18 tháng tuổi 

Đến tuổi này, hầu như bé sẽ không còn bị chảy dãi nữa. Trong các hoạt động thường ngày cũng như khi tập trung vào một hoạt động nào đó, bé cũng sẽ không tiết nước bọt nhiều. Tuy nhiên mẹ cũng có thể thấy bé chảy dãi nhiều khi được cho ăn.

Giai đoạn 24 tháng tuổi

Đến giai đoạn này, hầu như hiện tượng chảy dãi của trẻ đã giảm đi rất nhiều. Một số bé thậm chí không còn xuất hiện hiện tượng này. 

Bé chảy nước dãi nhiều có nguy hiểm không?

Chảy nước dãi là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, vấn đề này xảy ra thường xuyên nhất ở giai đoạn bé được 18-24 tháng tuổi.  Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này ở bé. Trong đó bao gồm cả nguyên nhân tốt cho sức khỏe và cũng có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý. Tuy nhiên chỉ yếu đây là hiện tượng không hề nghiệm trong và rất tự nhiên trong quá trình phát triển của bé nên mẹ không cần quá lo lắng.

meo-chua-chay-dai-o-tre-so-sinh

Tăng tiết nước bột là một trong những cơ chế sinh học tự nhiên hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Chảy nước dãi và thổi bong bóng diễn ra cùng lúc chính là dấu hiệu của việc trẻ bắt đầu mọc răng. Nếu nước bọt của bé khi chảy ra có mùi sữa hoặc mùi thức ăn thì đó là dấu hiệu cho thấy khứu giác của bé đang phát triển rất tốt.

Bên cạnh đó, nước bọt cũng là yếu tố quan trọng để trung hòa axit trong dạ dày, do đó tăng tiết nước bọt cũng giúp phát triển và bảo vệ cho niêm mạc ruột. Đồng thời, tiết nước bọt nhiều cũng giúp bé dễ nuốt thức ăn hơn khi chưa mọc răng và tiêu hóa thức ăn tốt hơn nhờ các enzyme tiêu hóa. 

Vậy nên trẻ sơ sinh chảy nước dãi hoàn toàn không hề nguy hiểm. Chỉ khi bé đã ngoài 24 tháng tuổi vẫn chảy nước dãi thì mẹ cần quan tâm nguyên dân là do bệnh lý hay vệ sinh kém. Nếu bé chảy nước dãi kèm các triệu chứng sốt cao, đau bụng, bỏ bữa, ngủ không đúng cữ, chảy nước mắt,…  thì mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để tìm hiểu ngay và có hướng điều trị.

Nguyên nhân chảy dãi ở trẻ

Tăng tiết nước bọt trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp ở trẻ em. Bé có thể gặp tình trạng chảy dãi cả khi thức hoặc đang ngủ. 

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, đa phần đều mà dấu hiệu của sự phát triển. Ngoài 2 tuổi thì hiện tượng này có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Cùng tìm hiểu chi tiết những nguyên nhân khiến bé chảy nhiều dãi ngay dưới đây.

Mọc răng

meo-chua-chay-dai-cho-tre-so-sinh

Mọc răng là nguyên nhân phổ biến gây tăng tiết nước bọt. Giai đoạn này bé sẽ cảm thấy rất khó chịu, chảy dãi sẽ khiến bé cảm thấy dễ thoải mái hơn.

Ngoài ra, chảy dãi, một số triệu chứng khác cho thấy bé đang trong giai đoạn mọc răng như: khó chịu, bồn chồn, sốt nhẹ, khó ngủ, hay cho tất cả những gì mà con cầm được vào miệng và nhai,…

Tư thế mở miệng

Tư thế mở miệng được xem là một trong những nguyên nhân khiến bé có thể bị chảy dãi nếu duy trì thói quen này thời gian dài. Bé thường xuyên mở miếng có thể là do bị ngạt mũi hoặc cấu tạo khuôn miệng, quai hàm khác biệt. Do đó khi ngủ bé khó có thể khép môi lại được nên cũng rất hay chảy nhiều nước miếng.

Trẻ đang quá tập trung

Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi chưa thể kiểm soát nước bọt do đó nếu quá tập trung bé có thể sẽ bị chảy nước dãi. Đặc biệt là khi bé tập trung vào một hoạt động hoặc một đồ vật nào đó khiến bé thích thú.

Thức ăn

Thức ăn cũng là một trong những yếu tố có khả năng kích thích tuyến nước bọt, đặc biệt là những loại thực phẩm có chứa axit. Nếu mẹ cho bé tiêu thụ các loại thực phẩm này cũng sẽ khiến bé bị chảy dãi quá mức. Một số thực phẩm chứa axit tự nhiên mẹ có thể lưu ý như: các loại hạt, các loại quả mọng, hướng dương, sản phẩm từ bơ,…

Một số tình trạng bệnh lý

Trẻ tiết nước bọt nhiều hơn bình thường cũng có thể là do một số tình trạng bệnh lý. Các bệnh liên quan đến hô hấp như viêm họng, viêm xoang mũi,… đều khiến trẻ bị chảy dãi nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do bguwxng bệnh lý này khiến trẻ bị nghẹt mũi, khó thở. Không những vậy, ngay cả khi ngủ, trẻ vẫn phải thở bằng miệng nên nước dãi vẫn chảy ra ngoài và rất nhiều.

Bên cạnh đó, các dị tật bẩm sinh, chấn thương vùng đầu, bại não,… cũng có thể là nguyên nhẫn khiến bé chảy dãi nhiều hơn bình thường. Hoặc một số vấn đề khác liên quan đến đường tiêu hóa cũng làm nước bọt tiết ra nhiều hơn như viêm ruột, đau dạ dày, tiêu chảy hoặc ăn không tiêu.

Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ mặt ở trẻ. Do đó, khi sử dụng các loại thuốc có thể  làm thay đổi trương lực cơ của môi tăng hoặc giảm sẽ là nguyên nhân khiến trẻ bị chảy dãi. Đây được xem là tác dụng phụ của thuốc đối với trẻ nhỏ.

Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng kém cũng là nguyên nhân chính gây tình trạng chảy dãi quá mức của trẻ nhỏ. Đây là phản xạ tự nhiên của cơ thể để rửa trôi các chất bẩn, thức ăn hay vi khuẩn ở vùng miệng. Do đó bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến răng miệng của bé để làm sách vùng miệng không những giảm tình trạng chảy dãi mà còn có thể giảm các vấn đề về răng miệng của bé.

Mẹo chữa chảy dãi ở trẻ sơ sinh an toàn

Nếu như bé bị chảy dãi quá nhiều mà không phải do nguyên nhân bệnh lý thì mẹ hoàn toàn có thể áp dụng mẹo chữa chảy dãi ở trẻ sơ sinh an toàn dưới đây:

  • Nằm ngửa sẽ giúp bé hạn chế chảy dãi hơn so với tư thế nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên cho bé ngậm ti giả hay bất cứ đồ vật gì khi ngủ.

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Nếu bé chưa mọc răng mẹ cũng cần vệ sinh khoang miệng cho bé bằng nước muối sinh lý để tránh tình trạng khoang miệng tự động tiết nhiều nước bọt để tự làm sạch.

  • Khi bé mọc răng, tình trạng chảy dãi là không thể không xảy ra, tuy nhiên mẹ có thể massage nướu răng nhẹ nhàng để bé giảm sự khó chịu cũng như giảm tiết nước bọt khi mọc răng.

  • Cho trẻ đeo yếm dãi thường xuyên để đảm bảo vệ sinh cho bé. Khăn dùng làm yếm và vệ sinh miệng cho bé nên làm từ bông để tăng khả năng thấm hút.

  • Khi trẻ mọc răng mẹ nên cho bé dùng các loại gặm nướu chuyên dụng. Điều này sẽ giúp bé đỡ đau hơn và đồng thời giảm tiết nước bọt. Các sản phẩm gặm nướu mẹ nên chọn cần có kích thước phù hợp, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ cũng như tiêu chuẩn an toàn cho sức khỏe. Trong quá trình sử dụng mẹ cũng cần thường xuyên vệ sinh gặm nướu cho bé.

  • Thường xuyên cho bé đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường về sức khỏe cũng như phòng phòng tránh các bệnh lý khác nếu có.

Bé chảy nước dãi nhiều trong giai đoạn trước 24 tháng tuổi gần như không phải là hiện tượng xấu. Tuy không có loại thuốc nào có thể làm giảm chảy dãi do sinh lý, nhưng mẹ có thể áp dụng các mẹo chữa chảy dãi ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả. Hy vọng những bài viết đã cung cấp cho mẹ những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất trong việc bảo vệ và chăm sóc răng miệng cũng như sức khỏe cho trẻ sơ sinh.