Mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh HẾT nhanh chóng
Chàm sữa là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng không phải phụ huynh nào cũng hiểu và điều trị đúng cách, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm không đáng có. Nhipsongkhoe sẽ mách các bậc làm cha mẹ những mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh hết nhanh chóng và hiệu quả nhé
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì?
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh (Atopic dermatitis) là một loại viêm da mãn tính do cơ địa, không lây, thường gặp ở trẻ 2 đến 6 tháng tuổi, và có thể kéo dài đến năm 2 tuổi.
Vết chàm sữa ở trẻ sơ sinh phân thành 3 cấp độ:
-
Cấp tính: Ở cấp độ này, da bé tổn thương với những mụn nước màu đỏ hồng, có chứa dịch, và gây ngứa.
- da mặt bé bị khô sần, dày, gây tróc vảy, sắc tố da của bé thay đổi sau khi bị viêm.
Mãn tính: Vùng da bé bị tổn thương thành từng mảng,, dày, gây tróc vảy, sắc tố da của bé thay đổi sau khi bị viêm.
-
Bán cấp: Ở cấp độ này, tổn thương nằm ở giai đoạn trung gian giữa cấp tính và mãn tính.
Lý do bị chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến những vết chàm sữa ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên có một số yếu tố được xem là nguy cơ phát bệnh và có thể gây biến chứng nặng hơn ở trẻ sau đây:
-
Nguyên nhân do sữa mẹ: Cha mẹ mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, dị ứng da, thời tiết,…
-
Viêm da dị ứng do cơ địa.
-
Môi trường sống bị ô nhiễm hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất dị ứng như lông động vật, khói bụi, khói từ thuốc lá, nấm mốc, phấn hoa, xà phòng, chất tẩy rửa độc hại khác.
-
Dị ứng với các loại thực phẩm như sữa, trứng, đậu,.. cũng có thể gây ra những vết chàm sữa ở trẻ sơ sinh.
Dấu hiệu nhận biết hình ảnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Một vài dấu hiệu cảnh báo chàm sữa ở trẻ:
-
Các vết chàm sữa thường xuất hiện ở trẻ từ 2- 6 tháng tuổi trở lên, tại khu vực trên mặt, 2 má, có trường hợp lan ra toàn cơ thể, tay chân,…
-
Giai đoạn đầu, vết chàm sữa chỉ xuất hiện nốt mẩn đỏ trên da, sau đó chuyển thành mụn nước nhỏ với màu đỏ hồng gây nứt da, đóng vảy và bong tróc vảy.
-
Vùng da bị chàm khá thô ráp, có vảy li ti, da trẻ bị khô và căng. Những mảng da khô và đỏ thường xuất hiện trên mặt, cổ, khuỷu tay, cổ tay, mu bàn tay…
-
Một số bé có thêm triệu chứng dị ứng của các bệnh hen suyễn và viêm mũi.
-
Trẻ bị chàm sữa sẽ khó chịu, khó ngủ, hay khóc và ít bú mẹ.
-
Vùng da bị bệnh sẽ gây ngứa khiến trẻ khó chịu, gãi liên tục dẫn đến mụn nước bị vỡ và gây chảy máu. Cần vệ sinh sạch sẽ cho bé để tránh bị nhiễm trùng khiến việc điều trị khó khăn hơn và tránh gây sẹo trên da bé.
Vậy chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể tự hết được không? Cùng tìm hiểu sau đây.
Những cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh đơn giản
Mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian
Những bài thuốc trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian sau đây không những giúp bé cải thiện tình trạng chàm sữa mà còn không gây kích ứng đối với làn da nhạy cảm của bé. Ba mẹ hãy áp dụng những phương pháp an toàn này để giúp bé khỏi chàm sữa nhé!
Sử dụng lá ổi
Trong lá ổi có chứa nhiều thành phần sát khuẩn, chống viêm, có tác dụng cân bằng lại độ đàn hồi của da như Vitamin K, Alpha Limonene, Tanin,…
Cách thực hiện: Chuẩn bị lá ổi rửa sạch, đun với nước sôi khoảng 5-7 phút. Để nước lá ổi hơi ấm rồi lau khô da cho trẻ
Sử dụng lá trà xanh
Trà xanh có công dụng sát khuẩn và chống oxy hóa rất mạnh mẽ, sẽ nhanh chóng giúp đánh bay những vết chàm sữa và trả lại cho trẻ làn da mịn màng vốn có
Cách thực hiện: Chuẩn bị lá trà xanh đun với nước sôi. Để nước ấm và ngâm mình cho bé. Mẹ lấy khăn lau nước trà nhẹ vùng da bé bị chàm.
Dùng khoai tây
Khoai tây có khả năng diệt khuẩn, làm dịu tình trạng ngứa ngáy và tăng cường độ ẩm cho da
Cách thực hiện: Chuẩn bị 4-5 củ khoai tây sạch, đun sôi khoai tây 1 phút để khử trùng. Sau đó cắt lát và giã nhuyễn, hoặc có thể ép khoai tây lấy nước. Trải khoai tây đã giã hoặc nước ép khoai tây lên vùng da trẻ bị chàm
Lá trầu không
Trầu có thể ngăn ngừa các chất gây dị ứng hoặc các mầm bệnh tấn công làn da trẻ.. Ngoài ra, lá trầu cũng hỗ trợ giảm ngứa ngáy, giúp tái tạo da nhanh chóng.
Cách thực hiện: Giã nát 1 nắm lá trầu không, sau đó vắt nước cốt và bỏ bã trầu đi. Thoa nước cốt vừa vắt được lên phần da bị chàm của bé
Trường hợp bé bị chàm toàn thân, mẹ có thể nấu nước với lá trầu và tắm trực tiếp cho bé.
Chế độ ăn uống hợp lý
Nên tránh cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng, lên men như hải sản, trứng, đậu phộng, cà chua,…
Ngoài ra, mẹ nên duy trì cho con bú sữa mẹ trong thời gian lâu nhất, chỉ nên cho bé ăn thức ăn ngoài sữa mẹ từ 6 tháng trở lên.
Cách phòng tránh vết chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Để phòng ngừa chàm sữa ở bé, cha mẹ nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tránh bụi bẩn, lông vật nuôi bám vào quần áo, đồ chơi của bé. Mẹ hạn chế các loại đồ ăn tanh: trứng, hải sản, nội tạng, mỡ động vật và trứng vịt lộn để tránh dị ứng cho trẻ qua nguồn sữa mẹ.
Hi vọng những thông tin bổ ích trên bài viết đã giúp mẹ hiểu thêm về vết chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể giúp cha mẹ bảo vệ sức khỏe cho con thật tốt. Hãy áp dụng những phương pháp trên để giúp bé loại bỏ những vết chàm sữa cho con mình ba mẹ nhé!
BÀI VIẾT HỮU ÍCH