Mẹo chữa bọ cạp cắn
Mẹo chữa bọ cạp cắn. Những cách đơn giản đối phó với việc bị bọ cạp hoặc côn trùng cắn hiệu nghiệm mách bạn.
Cách xử lý khi bị bọ cạp cắn
BS Nguyễn Văn Thường – BVĐK TP Cần Thơ – cho biết BV vừa tiếp nhận một trường hợp bị bọ cạp cắn ở tay, đó là một phụ nữ 59 tuổi, ngụ TP. Cần Thơ.
Bệnh nhân vào viện với vết cắn sưng đỏ ở tay, nhìn ngoài vết thương không có gì đáng lo ngại.
“Sau khi xem xét vết thương, rửa sát trùng vết cắn như các vết côn trùng cắn khác, chúng tôi cho bệnh nhân các thuốc kháng sinh, giảm đau và kháng histamin, chiều cùng ngày bệnh nhân ra viện. Đây là lần đầu bệnh viện tiếp nhận người bị bọ cạp cắn. Trong trường hợp này, do quá lo lắng, bệnh nhân có yêu cầu chúng tôi truyền huyết thanh kháng độc.
Bị bọ cạp cắn không nguy hiểm nhưng có thể gây ra một số triệu chứng đáng lo ngại – Ảnh tư liệu
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy không cần thiết phải làm theo yêu cầu của bệnh nhân, nên có giải thích với người bệnh. Mọi người cần phải biết nọc của bọ cạp không có độc như một số loại rắn, chỉ gây sưng, đau nhức ở vết cắn sau đó sẽ khỏi, đừng lo lắng thái quá” – bác sĩ Thường nói.
Theo BS Hà Anh Tuấn – trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc, BV Nhi Đồng Cần Thơ, bọ cạp là loài động vật tám chân có khớp, đuôi có các tuyến nọc độc và một cái ngòi.
Bọ cạp ở Việt Nam có độc tính không cao, nhiều người còn dùng bọ cạp ngâm rượu uống chữa chứng đau nhức. Những loài bọ cạp mang nọc độc gây chết người chỉ có ở châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ.
Vết chích của bọ cạp Việt Nam thường gây sưng, nóng, đỏ và đau nhức trong vòng 12 giờ, nhưng không gây chết người. Có khi nạn nhân chỉ cảm thấy hơi bị ngứa rát ở chỗ bị cắn nhưng liền sau đó có người bị chóng mặt, đổ mồ hôi, chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn, cứng chân tay, nặng hơn là co giật toàn thân, bị rối loạn nhịp tim…
Bác sĩ Tuấn khuyến cáo nếu bị bọ cạp hay côn trùng cắn (chích) phải xử lý càng sớm càng tốt, nếu để quá sáu giờ nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với người cao tuổi và người bị suy giảm miễn dịch.
Khi bị bọ cạp cắn cần làm sạch vết thương, sát trùng tại vết chích bằng Povidine 10% hoặc cồn 70 độ, chườm lạnh để giảm sưng. Uống thuốc giảm đau như aspirin, paracetamol… và thuốc kháng histamin H1 làm dịu như phenergan, chlorpheniram, diphenhydramin. Đôi khi phải dùng tới corticosteroid, dapson để cải thiện tổn thương da.
Bác sĩ Tuấn còn cho biết nọc các loại chân đốt như rết, nhện, bọ cạp… có thể chứa chất độc thần kinh hoặc một men gây sưng phồng. Chúng có thể gây triệu chứng toàn thân như sốt, lạnh, nôn, ban da, ngứa, vàng da, co cứng cơ, đau chuột rút, cứng cả một vùng, nhiễm khuẩn.
Các triệu chứng này không phải thường gặp, nhưng tốt nhất là sau khi sát trùng vết cắn, phải đến ngay bệnh viện để bác sĩ khám và xử lý.
BACSI.com (Theo Tuổi trẻ)
Một số mẹo trị côn trùng cắn:
Mẹo khi bị côn trùng cắn như: sâu róm, kiến, muỗi, bọ chét…
khi bị các loại côn trung trên tấn công bạn có thể dùng đến các vật dụng sinh hoạt hằng ngày sẵn có trong nhà để làm dịu cơn ngứa và sưng phồng rộp như: kem đánh răng, rượu, nước đá, nước cốt chanh, lá mướp, lá hành hay hành tây thái lát, hoặc dấm ăn thoa đều lên vết côn trùng cắn, dùng tỏi và hành tây thoa khi bị muỗi đốt sẽ giúp giảm ngứa hiệu quả tức thì.
Mẹo hay trị bọ cạp và ong đốt
khi bị 2 con vật trên đốt bạn dùng 1 ít dầu hỏa với bột kiềm bôi lên vết thương
Dùng dầu gió xanh thoa đều lên vết cắn sẽ giảm đau nhanh chóng
Ngoài ra còn nhiều cách trị ong đốt như: lấy sữa mẹ, dung dịch amoniac loãng bôi lên vết thương rất hiệu quả
Mẹo hay trị rết cắn
– Dùng nước muối rữa vết thương sẽ hết nếu nhẹ
– Củ gấu rửa sạch, giã nát để đắp.
– Lá bạc hà một nắm rửa sạch, giã nát để đắp.
– Dùng 3 đến 4 tép tỏi đập nát để đắp lên vết cắn có tác dụng giảm đau nhanh chóng
– Lấy hạt cây hoa mào gà nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn, uống nước cốt còn bã đắp vào nơi rết cắn.
– Lấy cọng khoai môn tước bỏ vỏ, giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vết cắn, rất mau khỏi.
– Dùng rau sam giã nát, đắp vào chỗ rết cắn.
– Dùng vừng nghiền nát, đắp vào vết thương.
– Hạt mướp đắng giã nhuyễn để đắp hoặc thêm ít dấm rồi cho vào miệng ngậm, nuốt nước từ từ, bã đắp vào chỗ đau.
– Dùng rau húng chanh hay tỏi giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu đắp vào vết cắn.
Mẹo hay “lấy độc trị độc” trị rắn, rết cắn(loài không độc)
– Khi bị cắn lấy ngay 5 củ hành tăm, lá ớt, giã nhỏ đắp nơi bị rắn rết cắn, hết nhức thì tháo bỏ đi. Ngày làm 1 – 2 lần đến khi hết đau, thường thì 15- 30 phút là hết đau, 2 – 3 giờ khỏi. Hành tăm có tác dụng giải độc thông kinh lạc, lá Ớt có tác dụng hoạt huyết, sát trùng lợi tiểu. Trướng hợp nặng thì sơ cứu và hút máu độc ra và chuyển tới bệnh viên ngay.
– Khi bị rắn cắn có thể lấy khoảng 20 ngọn rau răm, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, bã còn lại dùng đắp vào chỗ rắn cắn để hút nọc độc của rắn.
– Khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu garo trên vị trí rắn cắn, trích rạch chỗ rắn cắn, dùng ống giác hoặc hạt giót màu đỏ tươi áp vào chỗ rạch để hút máu bầm, giã mịn 20g lá Kim vàng (lá bánh tẻ) và 5g Phèn chua lọc nước cho bệnh nhân uống, cứ 15 – 30 phút uống một lần, sau đó 2 giờ uống một lần, tuỳ mức độ nặng nhẹ mà thôi uống khi thấy bệnh trạng đã ổn định, thường là sau 2 –3 ngày. Nếu vết thương nhiễm trùng thì dùng kháng sinh.
– Tiếp theo dùng tám loại lá cây: Bạch hoa xà, Kim hoàng, Nam thiên hoa phấn, cây nổ lá nhỏ, lá bàn biển, lá trầu lương, đọt thơm non, lá bồ ngót, mỗi loại lá hái độ một nắm tay người, giã nhỏ hòa với nước cho uống ngay, nếu bệnh nhân nào không há miệng được phải cạy miệng hoặc đặt ống đổ thuốc vào cơ thể kịp thời.
– Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức, ngày đắp 1-2 lần cho đến khi khỏi.
(St)
Mẹo vặt khi bị côn trùng cắn không cần dùng thuố
Cách chữa kiến ba khoang cắn mà không phải đến bệnh viện
Mẹo chữa muỗi đốt cho trẻ cực hiệu quả
Cách cầm máu khi bị vắt cắn đơn giản nhất