Mẹo Phong Thủy Cơ Bản Từ Các Nhà Tử Vi Giúp Bạn Buôn May Bán Đắt

Ông bà ta thường nói “Có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Trong kinh doanh cũng vậy, ngoài các kiến thức về kinh doanh bạn cũng nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về phong thuỷ, giúp cửa hàng của mình thu hút tài lộc, buôn may bán đắt. Để hiểu được tầm quan trọng của phong thuỷ trong kinh doanh, những điều nên làm và những điều kiêng kỵ trong kinh doanh, hãy tham khảo bài viết sau đây.

1. Phong thuỷ là gì?

Theo Wikipedia thì phong thuỷ là học thuyết có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại, chuyên nghiên cứu về sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống con người. Phong thuỷ được ứng dụng trong đời sống và trong rất nhiều lĩnh vực, nhiều nhất là trong kinh doanh và xây dựng.

Trong kinh doanh, người ta tin rằng nếu ứng dụng tốt phong thuỷ sẽ giúp cho doanh nghiệp được khai thông vận khí, thu hút tài lộc, việc làm ăn sẽ thuận lợi và phát đạt hơn.

2. Ứng dụng của phong thuỷ trong kinh doanh

Trong kinh doanh ngoài ngũ hành “Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ” người ta còn quan tâm đến “Thiên thời – Địa Lợi – Nhân hoà” và xem đây là yếu tố then chốt để quyết định hầu hết các hoạt động.

Ứng dụng yếu tố “Thiên thời”

Thiên thời có thể hiểu đơn giản là kinh doanh đúng thời điểm, đón nhận cơ hội đúng thời cơ. Trước khi ra mắt một sản phẩm hay chiến dịch truyền thông nào các công ty thường dành một khoảng thời gian dài trước đó để nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu,… để quyết định được thời gian ra mắt. Đây chính là ví dụ đơn giản nhất cho việc ứng dụng “Thiên thời” trong kinh doanh.

Trên thực tế, “Thiên thời” được ứng dụng nhiều nhất trong việc định hướng phát triển, thiết lập mục tiêu và kế hoạch kinh doanh theo tháng, theo quý hoặc theo năm của doanh nghiệp. Mỗi giai đoạn cần đẩy mạnh sản phẩm nào hay thực hiện  chiến dịch nào để có được yếu tố “Thiên thời” đều được tính toán và dự đoán trước.

mẹo phong thủy buôn bán

Ứng dụng yếu tố “Địa lợi”

Nhiều người vẫn lầm tưởng địa lợi là những lợi thế về địa lý nhưng thực chất “Địa lợi” là thế mạnh hay lợi thế cạnh tranh của bạn.

Đây chính là yếu tố cốt lõi để tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xác định được thế mạnh hay điểm khác biệt của mình để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Để làm được điều này, các doanh nghiệp khi kinh doanh không thể thiếu quá trình nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh,…

Xem thêm: 6 Lưu Ý Khi Thuê Mặt Bằng Mở Nhà Hàng

Ứng dụng yếu tố “Nhân hoà”

Cùng với “Địa lợi”, “Nhân hoà” cũng là một yếu tố thuộc về nội lực của doanh nghiệp. “Nhân hoà” được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất “Địa lợi thắng thiên thời, nhân hòa thắng địa lợi”.

“Nhân hòa” là nguồn nhân lực mà doanh nghiệp sở hữu. “Nhân hòa” ý chỉ sự hoà hợp giữa các cá nhân trong tổ chức, được thể hiện qua sự tôn trọng, đồng lòng, cảm thông, hoà thuận,… Đây là những người đồng hành sát cánh cùng doanh nghiệp do đó cần được chú trọng chọn lọc và đầu tư để mang đến sự gắn kết và phát triển bền vững cho cả doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường tạo ra “Nhân hoà” bằng các kế hoạch tuyển dụng và đào tạo, chính sách phúc lợi, xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp,…

Bên cạnh những nhân sự trong công ty, các đối tác, nhà cung ứng cũng cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi hợp tác. Vì họ cũng là những nhân tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Chọn Mặt Bằng Phù Hợp Với Các Mô Hình Cafe

3. Các yếu tố phong thuỷ cần lưu ý trong kinh doanh

Vị trí

Nơi đặt cửa hàng hay văn phòng cần là nơi có Dương khí mạnh, tức có nhiều người qua lại, gần các khu dân cư hay trường học,… Vị trí tốt nhất mà các nhà tử vi gợi ý là vị trí “tọa sơn nghênh thuỷ”, phía trước mặt là một đường thẳng còn phía sau là 1 tòa nhà cao hơn.

Bên cạnh đó, vị trí kinh doanh cũng cần đáp ứng được “tam lưu” – xa lưu, nhân lưu, thuỷ lưu, tức lượng người qua lại, lượng xe cộ lưu thông và luồng tài lộc.

Nên tránh chọn vị trí có đường chữ T hay chữ Y đâm thẳng vào cửa hàng vì đây được xem là vị trí hung.

Minh đường

Minh đường là khu vực phía trước cửa hàng hay văn phòng. Nên chọn mặt bằng có minh đường thông thoáng, rộng rãi, ít bị che chắn để đường tài khí được hanh thông.

Hướng

Nên dựa theo mệnh của chủ doanh nghiệp để lựa chọn được hướng tương sinh, giúp cho việc làm ăn được thuận lợi.

Bàn thờ

Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa cần được đặt ở nơi sạch sẽ và được vệ sinh, cúng vái thường xuyên để thể hiện sự tôn kính, cầu cho doanh nghiệp gặp nhiều may mắn, có nhiều tài lộc

Vị trí đặt từ ngoài nhìn vào nên theo thứ tự: Thần Tài ở phía trong bên trái, Thổ Địa phía trong bên phải, trái cây đặt phía ngoài bên tay phải, hoa đặt ở phía ngoài bên trái và bát hương đặt ở giữa.

phong thủy trong kinh doanh

Biển hiệu

Biển hiệu được xem là bộ mặt của cửa hàng/văn phòng, là hình ảnh đại diện của cửa hàng/văn phòng nên cũng nên kết hợp với yếu tố phong thủy để thiết kế. Về màu sắc, các chuyên gia phong thủy cho rằng nên chọn số lẻ như 3 màu –  tượng trưng cho sự phát triển hoặc 5 màu – tượng trưng cho sự đủ đầy. Về kích thước thì nên cân bằng, hài hòa với cửa hàng.

Màu sắc

Đây là một yếu tố khá quen thuộc khi nhắc đến phong thủy. Các nhà tử vi khuyên rằng màu sắc chủ đạo của cửa hàng/văn phòng nên được chọn theo mệnh của chủ cửa hàng/chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành hàng mà lựa chọn màu sắc trong và ngoài cửa hàng cho phù hợp, tạo thiện cảm cho khách hàng.

Bày trí

Nên đặt vật phẩm phong thủy để hỗ trợ cho việc kinh doanh. Tuy nhiên chỉ nên chọn lọc 1 vài món, không nên đặt quá nhiều.

Xem thêm: Các Mô Hình Nhà Hàng Đẹp Thu Hút Thực Khách

Lối đi

Lối đi được xem là đường dẫn tài lộc vào cửa hàng. Nên chọn vật liệu lát lối đi cẩn thận, tránh chọn những loại gạch trơn, bóng dễ gây trượt ngã ảnh hưởng đến sự an toàn của khách và ảnh hưởng xấu đến cửa hàng về mặt phong thủy.

Bạn cũng không nên bày trí quá nhiều trên lối đi để gây gián đoạn hay cản trở việc đi lại của nhân viên hay khách hàng, điều này được cho là cũng sẽ gây cản trở vận khí

Vật phẩm phong thuỷ

Nên đặt 1 vài vật phẩm phong thủy phù hợp để  hỗ trợ vận khí cho cửa hàng, xua đuổi những năng lượng không tốt.

Quầy thu ngân

Như đã trình bày chi tiết ở bài viết Những Mẫu Quầy Thu Ngân Cực Đẹp Và Cách Bài Trí Để Thu Hút Tài Lộc, quầy thu ngân nên được đặt ở hướng Bạch Hổ và nên bày trí gọn gàng, tạo thuận lợi cho việc di chuyển trong khu vực này để đường tài khí được hanh thông. Đồng thời, phía sau quầy  cần được che chắn để giữ được tiền.

Vị trí bàn làm việc

Với một người chủ doanh nghiệp, bàn làm việc là nơi rất quan trọng nên cần được bố trí ở một vị trí tốt. Nên bố trí bàn làm việc ở nơi mà không gian trước mặt có thể nhìn thấy toàn bộ nhân viên. Về mặt khoa học, vị trí này giúp quan sát được mọi hoạt động diễn ra trong căn phòng và sau lưng phải là tường kín để mọi việc bạn làm không bị dòm ngó. Về mặt phong thủy thì vị trí này giúp bạn nắm giữ tiền tốt hơn, hạn chế thất thoát.

Vật phẩm trang trí

Để tăng sinh khí và làm việc hiệu quả hơn, bạn nên trang trí thêm 1 vài chậu cây xanh.

Vệ sinh

Bàn làm việc và cả phòng làm việc cần được lau dọn thường xuyên để luôn sạch sẽ, gọn gàng và thông thoáng để tinh thần làm việc của nhân viên được tốt hơn và tài khí cũng được hanh thông hơn.

Qua bài viết trên có thể thấy, không phải tự nhiên mà phong thủy lại được ứng dụng nhiều trong kinh doanh, được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm đến vậy. Ngoài “Thiên thời – Địa Lợi – Nhân hòa” thì Ngũ hành “Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ” cũng được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, dù là phương pháp nào thì cũng chỉ nên xem đây là một công cụ để hỗ trợ cho việc kinh doanh. Việc kinh doanh thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vậy nên ngoài các yếu tố về phong thủy thì mọi quyết định của doanh nghiệp / cửa hàng cần nên cân nhắc cả về tình hình thực tế.