Mẹo 12 Cách Trốn Nghĩa Vụ Quân Sự Hiệu Quả Nhất

Xử phạt hành chính đối với các vi phạm lần đầu

“Mẹo” 12 cách trốn nghĩa vụ quân sự hiệu quả nhất bạn nên biết

Nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam là một nhiệm vụ bắt buộc đối với các công dân đã đến tuổi. Thế những vẫn có nhiều người vì những lý do cá nhân không cần thiết mà tìm đủ mọi cách trốn nghĩa vụ quân sự, gây ra nhiều hậu quả liên luỵ đến những người xung quanh. Vậy những đối tượng trốn tránh trách nhiệm này sẽ bị xử lý ra sao?

Cách trốn nghĩa vụ quân sự

Độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định

Theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định thì độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự được áp dụng đối với các công dân Việt Nam từ đủ 18 đến 25 tuổi, và từ 18 đến 27 tuổi với trường hợp làm giấy tạm hoãn nghĩa vụ quân sự để tham gia các chương trình học Đại học / Cao đẳng.

Nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của toàn thể công dân Việt Nam, do đó bắt buộc những người nằm trong danh sách kêu gọi tham gia nghĩa vụ quân sự phải chấp hành đúng pháp luật.

Nhằm nâng cao tinh thần tự nguyện và răn đe cá cá nhân có ý định trốn tránh việc nhập ngũ, pháp luật Việt Nam có nêu rõ các mức phạt từ xử phạt hành chính cho đến phạt tù nếu ai có ý định trốn nghĩa vụ quân sự.

“Mẹo” 12 cách trốn nghĩa vụ quân sự hiệu quả nhất bạn nên biết

Để có thể trốn được quy định kêu gọi tham gia mà vẫn không vi phạm pháp luật thì có được không? Dưới đây sẽ là 12 cách giúp bạn xét duyệt vào được mức tạm hoãn hoặc miễn hoàn toàn nghĩa vụ quân sự.

Tạm hoãn nghĩa vụ quân sự với các trường hợp:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

g) Đang học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Miễn hoàn toàn nghĩa vụ quân sự đối với các trường hợp:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một.

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân.

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Trên đây là 12 cách giúp bạn có thể hoàn toàn tránh được việc tham gia nghĩa vụ quân sự mà vẫn đảm bảo mình không vi phạm pháp luật. Hiện nay, Luật nghĩa vụ quân sự Việt Nam quy định khá gắt gao về việc đi nghĩa vụ quân sự, do đó nếu đặt trường hợp phát hiện bất cứ công dân nào tìm cách trốn tránh, không tham gia khám nghĩa vụ quân sự theo như lệnh gọi thì hoàn toàn sẽ bị xử phạt theo đúng Luật.

Các mức phạt đưa ra cũng sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất và hành vi hối lỗi của công dân.

Xem thêm: Chi tiết về đi nghĩa vụ quân sự

Xử phạt hành chính đối với các vi phạm lần đầu

Em năm nay 18 tuổi đã nghỉ học và hiện đang đi làm trên TP.HCM, đợt tháng 3 vừa rồi em có nhận được giấy kêu gọi khám sức khoẻ để nhập ngũ nhưng em không về quê để đi khám. Vậy em có bị xử phạt không?

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quyết định xử phạt hành chính đối với các trường hợp vi phạm lần đầu về việc không chấp hành theo đúng thời gian và vắng mặt tại nơi khám sức khoẻ từ 1.500.000VNĐ – 2.500.000VNĐ. Kể từ lần xử phạt đầu tiên, những công dân nằm trong diện được kêu gọi tham gia nhập ngũ cần phải chấp hành nghiêm chỉnh theo các yêu cầu từ phía Ban chỉ huy phường xã.

Công dân được gọi nhập ngũ phải chấp hành đúng theo quy định

Uống thuốc để trốn nghĩa vụ quân sự

Tại các đợt khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, đã không lần các công dân chỉ vì không muốn lên đường nhập ngũ mà liều lĩnh tìm mua các loại thuốc để làm ảnh hưởng đến sức khoẻ trong lúc khám.

Có nhiều người uống cà phê để nhịp tim tăng mạnh, người chọn cách mua thuốc huyết áp uống nhằm cho ra sai các chỉ số huyết áp, và thậm chí là còn nhiều chiêu thức lừa gạt của các thanh niên nhằm để thoát nghĩa vụ quân sự.

Căn cứ theo Điều 332 Bộ luật hình sự có quy định rõ về các mức xử phạt đối với những hành vi kể trên:

1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

b) Phạm tội trong thời chiến;

c) Lôi kéo người khác phạm tội.

Để quyết định được mức xử phạt thích đáng còn phải xét đến yếu tố tăng nặng hình phạt hoặc thái độ hối cải của bị can.

Các diễn đàn “bày” cách trốn nghĩa vụ quân sự 

Mạng internet phổ biến cũng là lúc người ta có thể tìm được đầy đủ các thông tin, câu hỏi thắc mắc trên đó. Nhận thức được nhu cầu tìm hiểu về nghĩa vụ quân sự trong giới trẻ tăng cao, không ít những diễn dàn thành lập ra để “bày” các cách giúp nhiều thanh niên thoát được nghĩa vụ quân sự.

“Cận trên 2 độ”, “dưới 45kg”, “kiếm đại một trường nào rồi theo học”, “kiếm cái bệnh nào dính vố người như gãy tay, gãy chân là khỏi đi”,… là những chia sẻ được ghi nhận trên các diễn đàn này.

Chính nhờ việc xuất hiện nhiều chia sẻ về các cách trốn nghĩa vụ quân sự ấy mà khiến không ít thanh niên rơi vào cảnh “tréo ngoe” khi bị xử phạt hành chính vì trốn nghĩa vụ mà thậm chí nặng hơn còn có nhiều người phải đi tù.

Đi tù vì trốn nghĩa vụ quân sự

Đã có nhiều thanh niên phải vào tù vì trốn nghĩa vụ quân sự

Khi đã vi phạm và cố ý trốn tránh trách nhiệm tham gia nghĩa vụ quân sự quá nhiều lần, bạn sẽ bị mức hình phạt tù cao nhất từ 3 tháng đến 2 năm.

Nhiều thanh niên cho rằng sẽ không có chuyện phải đi tù chỉ nghĩa ra các cách trốn nghĩa vụ quân sự vì mình chỉ trốn chứ không gây ra thiệt hại gì, nhưng xét về phía cạnh pháp luật, hành vi bỏ trốn được xem là:

  • Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Cơ quan nhà nước trong sự, gọi nhập ngũ và gọi tập trung huấn luyện.

  • Lỗi cố ý.

  • Người phạm tội nằm trong độ tuổi được pháp luật quy định nhưng không chấp hành.

  • Đã xử phạt hành chính răn đe những vấn tiếp diễn nhiều lần.

Xem thêm: Khám nghĩa vụ quân sự Thái Lan

Đào ngũ là gì?

Cụm từ “đào ngũ” nếu được hiểu theo phương diện quân sự thì cũng được xem là giống nhau vì đều là hành vi cố y trốn tránh trách nhiệm quân ngũ của mình. Theo Bộ luật hình sự quy định, cách hành vi đào ngũ được xem là hành vi bị cấm và sẽ có các mức xử lý thích đáng.

Xử lý vi phạm đào ngũ?

Tuỳ theo mức độ và hậu quả nghiêm trọng mà các đối tượng đào ngũ gây ra sẽ được chia thành 2 hình thức xử lý:

Đào ngũ nhưng chưa gây ra hậu quả nghiệm trọng sẽ xử lý theo Điều 8 Nghị định 120/2013/NĐ-CP:

Đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho UBND cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện;

Đào ngũ và gây ra các hậu quả nghiêm trọng:

– Khung 1: Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Khung 2: Người có hành vi đào ngũ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

+ Lôi kéo người khác phạm tội;

+ Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;

+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Khung 3: Người có hành vi đào ngũ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

+ Trong chiến đấu;

+ Trong khu vực có chiến sự;

+ Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

+ Trong tình trạng khẩn cấp;

+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Thực hiện đúng quy định pháp luật về nghĩa vụ quân sự

Có thể thấy, nghĩa vụ quân sự là một trong những nhiệm vụ cao cả của đất nước mà mỗi công dân cần phải thực hiện. Đê góp phần gìn giữ được độc lập bạn không nên tìm các cách trốn nghĩa vụ quân sự. Thông qua những chi tiết đã được Đào tạo liên tục chia sẻ, mong rằng bạn sẽ luôn cố gắng và chấp hành đúng việc tham gia nghĩa vụ quân sự.

3

/

5

(

2

bình chọn

)