Mẹ ít sữa phải làm sao? –
Ít sữa sau sinh là vấn đề khiến nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm. Tình trạng ít hay mất sữa làm ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của bé và sức khỏe của mẹ. Mẹ ít sữa phải làm sao? Các mẹ cùng theo dõi các thông tin dưới đây nhé!
Làm thế nào để biết mẹ ít hay nhiều sữa?
Ít sữa sau sinh là hiện tượng tuyến sữa của mẹ tiết ít hoặc không tiết ra sữa sau sinh. Lượng sữa quá ít hoặc không có sữa là tình trạng mẹ thiếu sữa. Thông thường tình trang này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, ảnh hưởng lớn đến sữa mẹ và nguồn dinh dưỡng chính của bé. Nếu không khắc phục kịp thời, mẹ có thể mất sữa hay không cung cấp đủ cho bé.
Làm sao để biết mẹ ít hay nhiều sữa? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng sữa tiết ra và dự trữ nếu không cung cấp đủ cho con bú thì mẹ bị ít sữa. Trong 72 giờ sau sinh, sữa mẹ sẽ tiết ra màu vàng đục đó là sữa non, sau đó sữa tiết ra nhiều hơn và có màu trắng.
Ngực xẹp xuống là biểu hiện có thể quan sát bằng mắt thường. Nếu mẹ đủ sữa, bầu ngực căng tròn và cân đối 2 bên. Nếu ngực xẹp xuống đột ngột, đây có thể là dấu hiệu mẹ bị thiếu sữa hoặc ít sữa cho bé.
Bụng, núm vú đau khi cho con bú là một trong những hiện tượng mẹ ít sữa. Khi thiếu sữa, bé bú không đủ sẽ nhau đầu ti khiến mẹ đau đớn. Tuy nhiên hiện tượng này cũng có thể là do tư thế bú chưa đúng cách.
Ngoài ra bầu ngực căng sữa sau sinh là dấu hiệu đáng báo động về tình trạng thiếu sữa. Hay không có cảm giác kim châm ở ngực chứng tỏ sữa tiết ra quá ít, không đủ cho con bú.
Bên cạnh những dấu hiệu trên cơ thể mẹ thì trẻ bú ít sữa sẽ có một số hiện tượng:
-
Trẻ bú trong thời gian ngắn
-
Trẻ chậm tăng cân
-
Cách bé bú, mút
-
Tã bẩn ít
Nếu sữa mẹ nhiều, bé sẽ mút chậm, tã bẩn hơn 8 lần mỗi ngày. Bé tăng cân đều theo trong 6 tháng đầu và 6 tháng sau. Mẹ nhiều sữa thì trong thời kỳ nuôi con, bầu ngực mẹ sẽ căng tròn.
Nguyên nhân mẹ ít sữa
Trước khi tìm hiểu về cách khắc phục tình tình trạng ít sữa sau sinh, mẹ nên biết các nguyên nhân khiến mẹ ít sữa cho con bú.
Do stress, tinh thần không ổn định, căng thẳng là yếu tố ảnh hưởng khiến sữa mẹ ít dần đi. Nếu mẹ giữ tinh thần không thoải mái này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mất sữa.
Cơ thể không đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng, suy nhược làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số thực phẩm gây mất sữa sau sinh mẹ nên tránh như lá lốt, rau bạc hà, măng chua, chất kích thích, ớt, tỏi,…
Mắc bệnh liên quan đến tuyến vú là nguyên nhân khiến lượng sữa mẹ giảm đi.
Sót rau sau sinh khiến mẹ phải chịu đựng những cơn đau co thắt ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa.
Cho con dùng sữa bột quá sớm làm cho sữa mẹ ít dần và mất hẳn. Bên cạnh đó việc lạm dụng ti giả sẽ khiến bé bỏ ti mẹ.
Mẹ bị rối loạn nội tiết, thiếu máu, sử dụng máy hút sữa không đúng cách,… là những nguyên nhân gây nên tình trạng ít sữa sau sinh.
Cách khắc phục tình trạng mẹ ít sữa
Nếu cơ thể mẹ đang có những dấu hiệu thiếu sữa hay ít sữa thì đừng lo lắng. Tham khảo cách khắc phục tình trạng mẹ ít sữa dưới đây, giúp bé cung cấp đầy đủ dưỡng chất tốt nhất từ nguồn sữa mẹ.
-
Chế độ ăn uống hợp lý
-
Nghỉ ngơi để có tinh thần thoải mái
-
Uống nhiều nước. Nước là nguyên liệu tạo ra sữa.
-
Hạn chế cho bé sử dụng núm ti giả
-
Cho bé ti đúng tư thế và cho bé bú đến khi cạn sữa
-
Sử dụng máy vắt sữa đúng cách
-
Bé nên được bú thường xuyên hơn trong khoảng 10-15 phút
-
Theo dõi cân nặng và quá trình phát triển của bé thường xuyên
-
Tìm hiểu các sản phẩm sữa có thể hỗ trợ trong trường hợp mẹ vẫn không đủ điều kiện chăm con bằng sữa mẹ.
Ngoài những lời khuyên trên đây còn có một số mẹo dân gian gọi sữa về mẹ có thể tham khảo. Ít sữa sau sinh là vấn đề rất được quan tâm từ trước đến nay. Sữa mẹ là dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Hi vọng mẹ có thêm một số kiến thức đem lại lợi ích về sức khỏe và phát triển cho mẹ và bé.
Tham khảo ngay các sản phẩm lợi sữa cho mẹ:
>>> Xem thêm: Mẹo dân gian giúp mẹ gọi sữa về rất hiệu quả