Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè? | Huggies
Đối với những ai lần đầu làm mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm, khi thấy trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè thường rất lo lắng. Tuy nhiên, đây là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Bạn nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân cũng như tham khảo cách cách chữa trị bé bị ọc sữa trong bài viết dưới đây nhé.
>> Tham khảo thêm:
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè
Mục Lục
Trào ngược dạ dày thực quản
Trong vài tháng đầu sau sinh, ở một số trẻ sơ sinh sẽ gặp tình trạng trẻ bị trào ngược dạ dày. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè. Trào ngược dạ dày xảy ra khi có một lượng nhỏ thức ăn bị “rò rỉ” ở thực quản dạ dày, từ đó khiến cho bé sơ sinh dễ bị ọc sữa.
Dạ dày trẻ sơ sinh thường nhỏ và nằm ngang, vậy nên nếu bé quá ham bú hoặc mẹ ép bé bú quá nhiều, khiến cho dạ dày không kịp tiêu hóa nên dễ bị ọc ra. Việc này cũng làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé và khiến bé sơ sinh thở khò khè. Do đó, khi chăm sóc trẻ sinh mẹ hãy nên lưu ý không nên cho bé bú quá no nhé.
>> Xem thêm:
Bé bị ọc sữa có thể là do trào ngược dạ dày (Nguồn: Sưu tầm)
Trẻ bị dị ứng hoặc bị viêm đường hô hấp
Khi trẻ bị dị ứng hoặc viêm đường hô hấp khi thời tiết thay đổi hoặc sức đề kháng yếu sẽ khiến cho đờm bị ứng đọng lại ở vòm cổ, làm cho trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè. Bởi vì, nếu bé bị ngạt thở thì thường sẽ phải thở bằng miệng. Nếu việc thở bằng miệng kéo dài sẽ làm cho vùng niêm mạc ở họng bị khô và làm cho bé dễ bị nôn hoặc ọc sữa.
>> Tham khảo thêm:
Trẻ bị dị ứng hoặc bị viêm đường hô hấp cũng rất dễ bị ọc sữa (Nguồn: Sưu tầm)
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè có nguy hiểm không?
Có nhiều thông tin chỉ ra rằng, ước tính có đến khoảng từ 25%-30% trẻ sơ sinh gặp tình trạng thở khò khè trong những năm đầu đời. Do đó, nếu bé nhà bạn bị ọc sữa và thở khò khè là hoàn toàn bình thường, không có gì quá nguy hiểm, bé sẽ có thể hồi phục nhanh sau vài tuần.
Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý rằng nếu trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè nhưng cân nặng của bé không thay đổi thì không có nguy hiểm. Nếu bé gặp tình trạng thường xuyên mỗi ngày thì tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám, hoặc có thể tham khảo một số cách chữa trị tại nhà dưới đây.
>> Tham khảo thêm: Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ theo từng tháng tuổi
Cách chữa trị khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè
Điều chỉnh tư thế bú đúng đắn
Việc mẹ điều chỉnh tư thế cho bé bú đúng cách sẽ hạn chế việc trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè. Tốt nhất mẹ nên giữ cho bé với tư thế thẳng đứng, phần trên của bé cao hơn một xíu và giữ trong 30 phút. Với tư thế này sẽ giúp trẻ sơ sinh khi bị không bị ngạt khí thừa, không bị khó thở. Đồng thời, khi cho bé bú, bạn cũng nên dùng tay kẹp giữ đầu ti để giúp điều tiết lượng sữa phù hợp.
Bên cạnh đó, khi cho bé bú sữa bình, bạn không nghiêng bình sữa quá nhiều. Nếu bình sữa bị ngạt, thì nên để tan hết bọt khí rồi mới cho bé bú lại.
>> Tham khảo thêm:
Vỗ ợ cho bé sau khi bú
Để giúp cho không khí tích tụ trong dạ dày bé, bạn có thể áp dụng cách vỗ ợ cho bé sau khi bú. Cách làm này này không chỉ giúp bé tiêu hóa nhanh mà còn giúp hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè.
Cách làm:
Đầu tiên, mẹ bên nâng bé lên theo tư thế đặt cằm bé vào vai của bạn một cách nhẹ nhàng.
Tiếp theo, dùng một tay giữ bé và một tay vỗ nhẹ vào lưng con. Thực hiện cho đến khi nghe bé phát ra tiếng ợ. Bạn có thể lặp lại cách làm này trong vòng 20 phút.
Trong vòng 6 tháng đầu tiên, bạn có thể thực hiện vỗ ợ cho bé sau bú để giúp bé tiêu hóa tốt hơn và khỏe mạnh hơn.
>> Tham khảo thêm: Trẻ 6 tháng tuổi: Phát triển, dinh dưỡng, vận động
Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ
Tư thế ngủ là một trong những yếu tố cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển và sức khỏe của bé. Do đó, mẹ hãy đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ, giúp trẻ sơ sinh không bị ọc sữa và thở khò khè. Đồng thời cách làm này còn giúp chống đột tử ở trẻ nhỏ.
Nhỏ nước muối sinh lý
Nhiều chuyên gia khuyên phụ huynh có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh tai mũi họng cho trẻ. Khi trẻ sơ sinh khó thở, thở khò khè do đờm, bạn dùng một ít nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé để làm loãng dịch nhầy. Ngoài ra, bạn có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch tai mũi họng mỗi ngày khoảng 3-5 lần/ngày để giúp thông thoáng hệ hô hấp của trẻ.
>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách hút mũi cho bé an toàn tại nhà
Điều chỉnh tư thế bú và tư thế ngủ là những cách chữa trị hiệu quả cho trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè (Nguồn: Sưu tầm)
Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại không?
Nhiều phụ huynh vẫn nghĩ rằng việc bé ọc sữa thì bé thường khóc vì đói, vậy nên thường cho bé bú liền sau đó. Tuy nhiên, sau khi bị nôn hệ tiêu hóa của bé cần được nghỉ ngơi. Do đó, sau khi thấy bé bị ọc sữa, mẹ không nên cho bé lại liền mà cần phải đợi trong khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng. Sau đó, dùng nước để vệ sinh cho sạch miệng của bé rồi mới cho bé bú lại.
>> Tham khảo thêm: Nuôi con theo phương pháp EASY: Bé khoẻ, mẹ nhàn tênh
Bé bị ọc sữa và thở khò khè khi nào thì cần gặp bác sĩ?
Thông thường đối với trẻ sơ sinh, khi bé từ 1 – 4 tháng tuổi sẽ thường gặp tình trạng ọc sữa. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm khoảng 60% khi bé bước vào tháng thứ 6 trở đi. Cho đến khi bé được 1 tuổi thì có đến 90% bé không còn gặp tình trạng này nữa.
Do đó, nếu như bé nhỏ tháng nhưng lại bị ọc sữa quá nhiều lần, thường xuyên và kéo dài thì bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay. Với chuyên môn và kinh nghiệm của mình, các bác sĩ sẽ chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh những nguy hiểm khôn lường.
>> Tham khảo thêm:
Nhìn chung, khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè ở mức bình thường thì bạn có thể tham khảo bài viết trên và làm theo những biện pháp khắc phục tại nhà. Trường hợp tình trạng trẻ năng và có những dấu hiệu bất thường, thì mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra nhé. Nếu có thêm thắc mắc gì, mẹ ghé ngay đến Góc chuyên gia của Huggies hoặc tìm hiểu bỉm tã dán Huggies mẹ nhé!