Mẫu quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm tạm giữ (20/QĐ-TLTVPTGPCC)

Mẫu quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm tạm giữ là gì, mục đích của mẫu quyết định? Mẫu quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm tạm giữ (20/QĐ-TLTVPTGPCC)? Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định? Những quy định liên quan đến mẫu quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm tạm giữ?

    Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, trường hợp có tang vật, phương tiện thì chủ thể có thẩm quyền tiến hành tạm giữ các tang vật và phương tiện này. Sau khi có các căn cứ để trả lại tang vật, phương tiện thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định trả lại tang vật, phương tiện. Vậy mẫu quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm tạm giữ ra sao, những nội dung liên quan và cách soạn thảo như thế nào?

    Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

    1. Mẫu quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm tạm giữ là gì, mục đích của mẫu quyết định?

    Tang vật, phương tiện vi phạm  được hiểu là các đồ vật, phương tiện mà người có hành vi vi phạm sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, các đồ vật này là bằng chứng cho các hành vi vi phạm.

    Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm được hiểu là cơ quan có thẩm quyền tiến hành thu giữ tang vật, phương tiện vi phạm khi xử lý vi phạm hành chính nhằm xác minh chi tiết, tình tiết liên quan đến hành vi vi phạm trong một thời hạn nhất định và sẽ tiến hành trả lại khi hết thời hạn tạm giữ.

    Mẫu quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm tạm giữ là văn bản do người có thẩm quyền ra quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm tạm giữ lập ra với các nội dung bao gồm các căn cứ, các văn bản pháp luật, các quyết định làm căn cứ trả lại tang vật, phương tiện vi phạm tạm giữ, thông tin của người được trả lại tang vật, phương tiện vi phạm tạm giữ, nội dung quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm tạm giữ và trách nhiệm của những người liên quan.

    Mục đích của mẫu quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm tạm giữ: sau khi hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền sử dụng mẫu văn bản này nhằm mục đích ban hành quyết định và tiến hành trả lại trả tang vật, phương tiện vi phạm tạm giữ.

    Xem thêm: Quy trình tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như thế nào?

    2. Mẫu quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm tạm giữ (20/QĐ-TLTVPTGPCC):

    Mẫu số 20/QĐ-TLTVPTGPCC

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ————-————-

    ………….. (1)

    ……………. (2)

    Số: …………/QĐ-TLTVPTGPCC

    ….(3)……., ngày ……… tháng ……… năm …….

    QUYẾT ĐỊNH

    Trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ

    Căn cứ Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính;

    Căn cứ Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề số:……….…..… ngày…..…/….……/……. Của ;

    Căn cứ Quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề số: …………………….…..… ngày………/…..…/……. của……………………………..(nếu có);

    Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số……… ngày…../……/……. (nếu có);

    Tôi: …………

    Cấp bậc, chức vụ: …………

    Đơn vị: ……….

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1. Trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho:

    Ông(Bà)/Tổ chức(Người đại diện theo pháp luật, Chức danh): ………….

    Sinh ngày:………………./………………/…………………Quốc tịch: ………………

    Nghề nghiệp/Lĩnh vực hoạt động(Mã số doanh nghiệp): …………………..

    Địa chỉ: …………..

    CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu/GCN đăng ký hoặc GP thành lập số:………….

    Ngày cấp: …………….Nơi cấp:. …………………

    Tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề trả lại bao gồm (4):………….

    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

    Điều 3. Quyết định này được:

    1. Giao cho Ông(Bà)/Tổ chức…………..để chấp hành.

    2. Giao (5)……………..để tổ chức thực hiện Quyết định này và lập Biên bản trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định./.

    Nơi nhận:

    – Như Điều 3;

    – Lưu: Hồ sơ.

    NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH

    (Ký, đóng dấu; ghi rõ chức vụ, họ tên)

    Xem thêm: Mẫu đơn xin nhận lại xe, giấy tờ xe bị tạm giữ, đơn xin nhận lại tang vật

    3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định:

    Người soạn thảo Mẫu quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm tạm giữ phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu quyết định chính xác và có hiệu lực.

    Theo đó về hình thức mẫu quyết định, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:

    Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên của đơn vị chủ quản và đơn vị đưa ra quyết định;

    Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.

    Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu quyết định, cần ghi chính xác thời gian này;

    Chính giữa văn bản là Mẫu quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm tạm giữ;

    Về nội dung mẫu quyết định: các căn cứ ra quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm tạm giữ, nội dung quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm tạm giữ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan về quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm tạm giữ.

    Hướng dẫn soạn thảo chi tiết:

    (1) Tên cơ quan chủ quản;

    (2) Tên đơn vị ra quyết định;

    (3) Ghi rõ địa danh hành chính;

    (4) Ghi rõ tên, số lượng, nhãn hiệu, ký hiệu, số đăng ký (nếu có), xuất xứ;

    (5) Ghi tên của cá nhân/tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định

    Xem thêm: Tang vật là gì? Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính?

    4. Những quy định liên quan đến mẫu quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm tạm giữ:

    Theo Điều 125 thì các trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện theo thủ tục hành chính được quy định cụ thể như sau:

    – Tạm giữ tang vật, phương tiện để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt.

    Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định thẩm định giá qua Hội Đồng thẩm định giá;

    – Tạm giữ tang vật, phương tiện để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

    – Tạm giữ tang vật, phương tiện để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.

    Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện nêu trên được chấm dứt khi:

    – Ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

    – Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều khi bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 200.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức; hoặc đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần thì sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

    Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tối đa là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, phương tiện. Tuy nhiên đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời gian kéo dài này nhằm mục đích để cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh về các tình tiết vụ việc.

    Riêng đối với vụ việc thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết và phải giải trình mà cơ quan có thẩm quyền chưa tiến hành giải quyết xong mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ tang vật, phương tiện nhằm phục vụ quá trình gia hạn và điều tra, xác minh các tình tiết; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

    Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế tức là khi thu giấy tờ mà không phải thời gian vi phạm.

    Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Như vậy, theo các phân tích ở trên thì nhưng tang vật, phương tiện liên quan đến hàng vi vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền có quyền tạm giữ, khi hết thời hạn tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm để trả lại tang vật, phương tiện vi phạm cho người vi phạm.