Mẫu quyết định nghỉ việc, quyết định thôi việc mới nhất 2022

Mẫu quyết định nghỉ việc, quyết định thôi việc là gì? Mẫu quyết định nghỉ việc? Mẫu quyết định thôi việc? Hướng dẫn làm quyết định nghỉ việc, quyết định thôi việc? Doanh nghiệp được cho người lao động thôi việc trong trường hợp nào?

Quyết định thôi việc là một trong số những văn bản biểu mẫu được các doanh nghiệp, công ty hay tổ chức nào đó trình bày về vấn đề cho thôi việc đối với cán bộ, nhân viên của mình theo đúng chuẩn với hợp đồng lao động. Bạn đang băn khoăn không biết nên tải mẫu quyết định thôi việc ở đâu, cần những nội dung cơ bản nào?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Mẫu quyết định nghỉ việc, quyết định thôi việc là gì?

Quyết định nghỉ việc là một loại văn bản được sử dụng trong các công ty, doanh nghiệp, đơn vị nào đó để quyết định cho cá nhân nào để nghỉ việc tại đó, theo đó việc nghỉ việc của lao động có thể do ý chí của bên người lao động hoặc bên người sử dụng lao động.

Hiện tại, việc ra quyết định nghỉ việc được doanh nghiệp thực hiện trong những trường hợp cụ thể như dưới đây:

– Hết hạn hợp đồng lao động

– Đã hoàn tất các công việc được ghi theo hợp đồng lao động

– Người lao động thuộc trường hợp đủ điều kiện để hưởng lương hưu

– Hai bên là người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận và đồng ý về chấm dứt hợp đồng lao động

– Người lao động thuộc trường hợp chấp hành án tù giam, tử hình hoặc người lao động bị cấm làm công việc nào đó được ghi tại hợp đồng lao động trước đó theo quyết định, bản án từ Tòa án.

Xem thêm: Mẫu quyết định nghỉ việc để hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2022

– Người lao động bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố bị mất tích, bị chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự

– Người lao động bị xử lý kỷ luật (theo hình thức sa thải)

– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc do sáp nhập, chia tách, hợp nhất doanh nghiệp; thay đổi công nghệ, cơ cấu mà người lao động phải thôi việc.

– Người lao động tự đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

– Người sử dụng lao động mà là cá nhân mà bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố bị chết, mất tích hoặc bị tuyên bố về mất năng lực hành vi dân sự; người sử dụng lao động lại không phải là chủ thể cá nhân chấm dứt hoạt động.

Điều cơ bản đầu tiên mà mọi người cần lưu ý đó chính là hiểu rõ về quyết định thôi việc. Quyết định thôi việc là một văn bản được áp dụng cho các doanh nghiệp/công ty/tập đoàn hay các khối cơ quan đoàn thể dùng để quyết định nghỉ việc cho một cá nhân trong công ty.

Quyết định thôi việc xuất phát từ hai phía: Nếu từ phía nhân viên thì quyết định được ban hành khi nhân viên tự xin nghỉ. Còn đối với doanh nghiệp thì quyết định thôi việc được đưa ra từ việc nhân viên không đáp ứng được yêu cầu hay vi phạm nội quy, điều lệ… thì công ty có thể soạn thảo quyết định thôi việc đối với cá nhân đó.

Với cương vị là một nhà lãnh đạo hay một người quản lý thì chuyện để nhân viên ra đi là điều không hề dễ dàng và không mong muốn. Nhưng đối với một số trường hợp bất khả kháng, người đứng đầu cần chủ động trong việc đưa ra quyết định thôi việc cho nhân viên. Để công việc được tiếp tục và vấn đề thôi việc được giải quyết nhanh chóng thì người quản lý cần nắm vững nội dung của quyết định thôi việc.

Xem thêm: Hỏi về việc ra quyết định nghỉ việc của người sử dụng lao động

2. Mẫu quyết định nghỉ việc, quyết định thôi việc:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUYẾT ĐỊNH

Về việc cho thôi việc

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Căn cứ Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 20/11/2019;

Căn cứ Hợp đồng lao động số ……… ngày…tháng…năm…… giữa Công ty……. với Ông/Bà …….;

Xét đơn xin nghỉ việc của Ông/Bà…….                                

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay cho Ông/Bà ……..

Giữ chức vụ: …… Bộ phận: ……

Được nghỉ việc từ ngày….. tháng….. năm……

Lý do:…

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Ông/Bà…….., phòng Hành chính Nhân sự và các bộ phận có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

– Ông/Bà có tên tại Điều 1;

– Phó Giám đốc….;

– Phòng Hành chính Nhân sự;

– Lưu:……

GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ

3. Hướng dẫn làm quyết định nghỉ việc, quyết định thôi việc:

Hiện tại, chưa có văn bản quy định nào quy định rõ một mẫu cụ thể về quyết định nghỉ việc, tuy vậy về cơ bản thì để đảm bảo được thống nhất và đầy đủ thì cần thể hiện các nội dung như dưới đây:

– Ghi quốc hiệu, tiêu ngữ trình bày trên cùng giữa trang giấy

– Tên quyết định là: quyết định cho nghỉ việc/thôi việc

– Người có thẩm quyền ra quyết định cho nghỉ việc

Ví dụ: giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn/ công ty cổ phần/….

– Căn cứ để ra quyết định nghỉ việc này

– Nội dung của bản quyết định:

+ Cho ông/bà? hiện đang giữ chức vụ gì được nghỉ việc từ ngày tháng năm nào?

+ Các bộ phận, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm trong việc thi hành quyết định này?

Ông/bà……

+ Ký và ghi rõ họ tên giám đốc/ban lãnh đạo

+ Nơi nhận, gồm ông/bà……; bộ phận……

4. Doanh nghiệp được cho người lao động thôi việc trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có thể cho người thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

1 – Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp phải gia hạn hợp đồng cho người lao động là thành viên Ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ.

2 – Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3 – Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4 – Người lao động bị phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định đã có hiệu lực.

5 – Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định có hiệu lực.

6 – Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

7 – Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật.

8 – Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

9 – Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

10 – Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

11 – Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

12 – Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

13 – Thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Căn cứ dựa trên quy định này ta thấy pháp luật có quy định rất cụ thể về những trường hợp được phép cho người lao động thôi việc. Theo đó người lao dộng cũng có thể căn cứ trên đây để biết mình nhận quyết định thôi việc hay châm dứt hợp dodogf lao động có chính xác hay không và có xâm phạm tới quyền và lợi ích của người lao động hay không.

Như chúng ta đã biết thì việc chấm dứt hợp đồng lao động xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng người lao động thường là đối tượng bị thiệt thòi hơn khi hợp đồng chấm dứt. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, khi nghỉ việc họ sẽ nhận được các khoản tiền sau. Bên cạnh đó thì ngườ lao động cũng lưu ý về quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động, mọi người lao động đều được nhận khoản tiền này. Theo Điều 48 BLLĐ năm 2019, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động (trong đó có tiền lương).

Hạn thanh toán này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày trong trường hợp đặc biệt như: Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động; thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; chia, tách, hợp nhất,…

Như vậy, trong thời hạn nói trên, người lao động sẽ được chi trả tiền lương cho những ngày mình làm việc mà chưa được thanh toán.

Căn cứ Điều 46 BLLĐ năm 2019, trợ cấp thôi việc được chi trả cho người lao động đáp ứng đủ điều kiện sau:

– Nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động theo trường hợp (1), (2), (3), (4), (6), (7), (9) và (10) đề cập ở phần trước;

– Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.

Theo đó, nếu đủ điều kiện thì mỗi năm làm việc, người lao động sẽ được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Cụ thể:

Tiền trợ cấp thôi việc

=

1/2

x

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc

x

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

Trong đó:

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc thực tế trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.