Mẫu đơn xin xác nhận hoàn cảnh gia đình khó khăn

Mẫu đơn xin xác nhận hoàn cảnh gia đình khó khăn

Hiện nay, Chính phủ và các tổ chức thiện nguyện đã có rất nhiều chương trình hỗ trợ gia đình nghèo, gia đình có hoàn cành đặc biệt khó khăn, để được hưởng các quyền lợi từ các chương trình hỗ trợ thì hộ gia đình, cá nhận phải có sự xác nhận của chính quyền địa phương, trong phạm vi bài viết này, luật sư sẽ cập nhập mẫu đơn xin xác nhận khó khăn để quý vị có thể tham khảo.

1. Luật sư tư vấn về mẫu đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn

Pháp luật hiện hiện hành chưa ban hành mẫu giấy xác nhận hoàn cảnh khó khăn của gia đình, cá nhân. Do đó, nếu bạn hoặc người thân của mình có nhu cầu xác nhận hoàn cảnh khó khăn để được hỗ trợ, giảm học phí hoặc các chi phí y tế khi khám chữa bệnh..v.v..thì bạn có thẻ tham khảo mẫu xác nhận Công ty Luật Minh Gia cập nhật dưới đây.

Nếu bạn chưa rõ nội dung nào hoặc cần nhờ giải đáp thêm thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được Luật sư hỗ trợ kịp thời.

>> Tư vấn, hướng dẫn viết đơn xác nhận, gọi: 1900.6169

2. Chi tiết Mẫu đơn xác nhận hoàn cảnh khó khăn

——-

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——***——

ĐƠN XIN XÁC NHẬN HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN

Kính gửi: UBND xã, (phường):………………………………………

1. Tôi tên là:…………………………… Sinh ngày:…………………..

2. Quê quán:……………………………………………………………….

3. Địa chỉ (tạm trú):……………………………………………..

4.Nghề nghiệp: …………………………………………………………..

Xin được xác nhận gia đình tôi hiện đang có hoàn cảnh như sau:

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

5. Gia đình thuộc diện:

Chính sách c, Vùng sâu c ,  Hộ nghèo c

Cha:……………………………… tuổi, hiện ở tại:……………………

Nghề nghiệp: …………………………………………………………….

Mẹ:………………………………… tuổi, hiện ở tại:…………………..

Nghề nghiệp:……………………………………………………………..

Khác (cha mẹ ly thân, đã thực hiện thủ tục ly hôn…):…………………………………..

(Nếu đã mất thì ghi năm và lý do mất, nếu bệnh thì ghi rõ bệnh gì, có nằm viện không, bệnh viện nào? nếu là thương binh thì ghi rõ hạn thương binh)

6. Gia đình có……anh chị em (kể cả tôi).

Người lớn nhất ……………… tuổi,

Người nhỏ nhất ………..…… tuổi.

Số người còn đang đi học:

Cấp 1:…..…, Cấp 2:……..…, Cấp 3:……, Đại học………

7. Nhà tôi có ………m2 đất trồng (nuôi)….. …….…………

8. Gia đình có …..Buôn bán nhỏ (nghề nghiệp khác)….…

9. Thu nhập bình quân của gia đình…………….đồng/tháng

10. Bản thân tôi: Thu nhập………….đồng/tháng (nếu có)

11. Lý do xin xác nhận: (VD: bổ sung hồ sơ xin học bổng, vay vốn….)
 
                                                                                                                                 …,Ngày…tháng……năm 20xx

 

Xác nhận của chính quyền địa phương                                             Người làm đơn

 

>> Tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6169

———

3. Tình huống luật sư tư vấn về xác nhận hoàn cảnh, chế độ khó khăn

3.1 – Chế độ vay vốn dành cho người nghèo

Câu hỏi:

Hiện nay tôi là hộ nghèo, chưa có nhà ở và đi làm thuê. Tôi thuê nhà ở thôn 3 để ở. Sau nhiều năm dành dụm được một ít tiền muốn mua một căn nhà ở thôn 6 cùng xã. Do thiếu tiền nên tôi nhờ đến cán bộ của thôn và xã phê duyệt để tôi được vay ưu đãi chế độ dành cho người nghèo mua nhà ở. Nhưng cán bộ thôn và xã không giải quyết cho tôi, nói rằng tôi chuyển đi thôn khác thì không được hưởng chế độ nữa. Vậy với hoàn cảnh trên tôi xin hỏi tôi có được hưởng chế độ vay vốn dành cho người nghèo hay không? Cán bộ thôn 3 và xã giải quyết như vậy là đúng hay sai?

Trả lời:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau.

Theo thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn là hộ nghèo, chưa có nhà ở và đang có nhu cầu vay vốn để mua nhà ở. Do đó, trước tiên bạn cần kiểm tra chính sách của riêng địa phương bạn dành cho đối tượng là người nghèo. Từ đó bạn có thể xác định được điều kiện để được hưởng chính sách vay vốn cũng như trình tự, thủ tục để được hưởng chính sách này.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghi định 78/2002/NĐ-CP quy định về tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác thì nếu gia đình bạn là hộ nghèo và có đủ điều kiện tại Điều 13 thì có thể xem xét để được vay vốn. Vốn vay sẽ được sử dụng vào các mục đích: Mua sắm vật tư, thiết bị; giống cây trồng, vật nuôi; thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh; góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập.

“Điều 13. Điều kiện để được vay vốn

1. Đối với Người vay là hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được ủy ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã;

2. Người vay là các đối tượng chính sách khác thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định của Nghị định này.”

Bạn có thể liên hệ với Ngân hàng chính sách xã hội của địa phương mình để làm các thủ tục vay vốn. UBND xã sẽ có trách nhiệm xác nhận nếu gia đình bạn thuộc đối tượng là hộ nghèo.

3.2 – Hưởng chế độ vùng đặc biệt khó khăn có được hưởng phụ cấp độc hại?

Câu hỏi:

​Thưa luật sư. Em học trường Cao Đẳng kỹ thuật y tế II, đã ra trường và được nhận biên chế vào Bệnh viện đa khoa huyện Iapa tỉnh Gia Lai. Luật sư cho em hỏi: từ khi em vào biên chế đến giờ ( tập sự 1 năm 2013 và biên chế chính thức 2014) trong mức lương của em không có phụ cấp độc hại. Em có hỏi và được trả lời là do đang được hưởng chế độ của vùng đặc biệt khó khăn nên không có phụ cấp độc hại. Như dậy có đúng không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ, viên chức y tế, cán bộ quân y đang công tác tại các cơ sở y tế thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

Theo quy định tại điều 2 Nghị định 64/2009/NĐ-CP thì đối tượng được hưởng phụ cấp vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm:

“1. Cán bộ, viên chức y tế, lao động hợp đồng trực tiếp làm công tác chuyên môn y tế (sau đây gọi chung là cán bộ, viên chức y tế) trong các cơ sở y tế của nhà nước bao gồm: trạm y tế xã, phường, thị trấn; trạm y tế cơ quan, trường học; phòng khám đa khoa khu vực; nhà hộ sinh; trung tâm y tế; bệnh viện và các cơ sở y tế khác từ cấp xã trở lên.

2. Cán bộ, nhân viên quân y (sau đây gọi chung là cán bộ quân y) đang công tác tại các Trạm y tế kết hợp quân dân y ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm: các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 135 giai đoạn II), các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được quy định tại các Quyết định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ.”

Tuy nhiên, “Cán bộ, viên chức y tế được hưởng phụ cấp ưu đãi quy định tại Nghị định này thì không hưởng phụ cấp ưu đãi quy định tại Quyết định số 276/2005/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, viên chức tại các cơ sở y tế của Nhà nước.” (khoản 1 điều 3 Nghị định 64/2009/NĐ-CP).

Nếu thuộc một trong các đối tượng nêu trên, bạn sẽ được hưởng các chế độ phụ cấp sau: phụ cấp ưu đãi (điều 5), Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (điều 7), Trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch (điều 8).

Thứ hai, về phụ cấp ngành nghề

Theo quy định tại điều 1 nghị định 56/2011/NĐ-CP,  công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập sau đây sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi ngành nghề:

“1. Nghị định này quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức, cán bộ y tế xã, phường, thị trấn (đang làm việc theo chế độ hợp đồng theo Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở) trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y (sau đây gọi chung là công chức, viên chức) trong các cơ sở sự nghiệp y tế công lập.

2. Nghị định này không áp dụng đối với cán bộ, viên chức chuyên môn y tế thuộc lực lượng vũ trang.”

Theo nghị định này thì có 6 mức phụ cấp phụ thuộc vào tính chất, mức độ công việc, và mỗi công chức, viên chức chỉ được hưởng một phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức cao nhất.

Như vậy, chiểu theo quy định trên, nếu công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập làm việc ở nơi có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì sẽ được hưởng các phụ cấp sau: phụ cấp ưu đãi vùng và phụ cấp ưu đãi ngành nghề.

Việc cơ quan bảo hiểm trả lời bạn chỉ được hưởng chế độ của vùng đặc biệt khó khăn, mà không được hưởng phụ cấp ngành nghề là không có căn cứ.

Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của công ty Luật Minh Gia liên quan đến nội dung Chế độ vay vốn cho người nghèo, nếu cần tư vấn bạn vui lòng liên hệ để được luật sư hỗ trợ.

Trân trọng.