Mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên mầm non đúng chuẩn
Nghề giáo viên mầm non gắn liền với công việc chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ. Đây là một nghề cao quý và rất được yêu mến. Trong quá trình công tác, vì một lý do nào đó mà người giáo viên mầm non phải xin nghỉ việc. Trong trường hợp đó người giáo viên cần viết mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên mầm non và sẽ được Nhà nước hỗ trợ làm thủ tục xin nghỉ việc.
1. Hướng dẫn viết mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên mầm non
Người làm nghề giáo viên mầm non luôn được các bậc cha mẹ yêu quý và xã hội tôn trọng. Rất nhiều người tâm huyết với nghề, chăm sóc các bạn nhỏ như con và được các bậc phụ huynh quan tâm cũng như thấu hiểu cho công việc của bản thân.
Nghề giáo viên mầm non
Tuy nhiên, nghỉ việc không phải là chuyện của riêng một ngành nào. Người giáo viên mầm non dẫu có tâm huyết với nghề nhưng đôi khi vẫn phải đưa ra quyết định nghỉ việc vì một lý do nào đó. Lý do nghỉ việc thì quả thực là có rất nhiều. trước tiên chúng ra tạm thời không bàn luận đến vấn đề đó. Điều chúng tôi muốn chia sẻ trong bài viết này là dù nghỉ việc vì lý do gì thì người giáo viên mầm non vẫn nên để lại ấn tượng tốt trong mắt cấp trên, đồng nghiệp và các bậc phụ huynh. Một trong những yếu tố để làm được điều này chính là mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên mầm non hay và đúng quy chuẩn.
Cùng tìm hiểu về cách viết loại đơn này sao cho hay và đúng chuẩn quy định nhé.
1.1. Viết mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên mầm non đúng chuẩn
Khi muốn nghỉ việc, người giáo viên mầm non phải thông báo cho Ban Lãnh đạo trường mầm non nơi bản thân đang công tác và viết đơn xin nghỉ việc theo đúng quy định của Nhà nước.
Mẫu đơn xin nghỉ việc ngành giáo dục
Do không có quy định nào cụ thể về đơn xin nghỉ việc của giáo viên mầm non, vì vậy người giáo viên mầm non có thể sử dụng mẫu đơn xin nghỉ việc chung dùng cho giáo viên trong ngành giáo dục.
Trong đơn xin nghỉ việc của giáo viên mầm non cần nêu rõ các thông tin cá nhân của người viết và lý do xin nghỉ việc.
Cách viết từng phần trong đơn xin nghỉ việc của giáo viên mầm non được chia sẻ cụ thể hơn dưới đây.
1.1.1. Phần thông tin trong đơn
Do có tính chất của một văn bản hành chính nên đơn xin nghỉ việc của giáo viên mầm non cũng sẽ có phần mở đầu tương tự như các văn bản hành chính khác với quốc hiệu và tiêu ngữ được viết theo đúng quy định chung.
Sau đó là tên đơn được viết hoa toàn bộ và viết to hơn trên một dòng riêng: “ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC” hoặc “ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC NGÀNH GIÁO DỤC” hoặc “ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC CỦA GIÁO VIÊN”.
Về địa chỉ nhận đơn, người giáo viên mầm non cần sao chép một bản đơn xin nghỉ việc để giữ lại, bản chính sẽ được gửi đến Bộ giáo dục và Hiệu trưởng trường nơi người đó đang công tác.
1.1.2. Phần nội dung đơn
Trong đơn cần ghi đầy đủ thông tin cá nhân của người viết
Trong phần này trước tiên người giáo viên cần khai rõ các thông tin về bản thân và công tác của bản thân. Trong đó bao gồm:
+ Họ và tên đầy đủ
+ Ngày tháng năm sinh
+ Ngày vào ngành/ Ngày bắt đầu công việc giáo viên
+ Trình độ chuyên môn
+ Chức vụ
+ Thuộc tổ chuyên môn nào
+ Tên đơn vị công tác
Tiếp theo cần ghi rõ thời gian bắt đầu nghỉ việc.
Ví dụ:
“Nay tôi làm đơn này, kính xin lãnh đạo sở Giáo dục và Đào tạo và lãnh đạo Trường mầm non Chim Én cho tôi được thôi việc bắt đầu từ ngày 03 tháng 08 năm 2022.”
Nội dung cuối cùng trong phần này là lý do xin nghỉ việc của người viết. Lưu ý rằng nên trình bày lý do nghỉ việc ngắn gọn, đủ ý sao cho hợp lý nhất. Không được sử dụng cách diễn đạt không rõ nghĩa hoặc có thể gây nhầm lẫn.
1.1.3. Phần kết thúc đơn
Trước khi nghỉ cần bàn giao lại công việc
Phần kết thúc đơn xin nghỉ việc của giáo viên mầm non khá đơn giản. Người viết chỉ cần cam đoan đã bàn giao lại công việc cho bộ phận liên quan, đồng thời một lần nữa nêu lên nguyện vọng xin nghỉ việc.
Cuối cùng là người viết đơn ghi ngày tháng và ký tên là hoàn tất lá đơn xin nghỉ việc của giáo viên mầm non. Sau đó lá đơn sẽ được gửi lên cấp trên, lãnh đạo và cần có dấu xác nhận của Hiệu trưởng trường thì mới chính thức có hiệu lực.
1.2. Viết lý do xin nghỉ việc sao cho hợp lý
Để đơn xin nghỉ việc được xét duyệt dễ hơn thì người viết cần phải nêu ra một lý do chính đáng. Vậy những lý do như thế nào mới được coi là đủ tiêu chuẩn?
Dưới đây là gợi ý những lý do xin nghỉ việc chính đáng và thuyết phục nhất:
– Hoàn cảnh gia đình
“Nay vì điều kiện hoàn cảnh gia đình nên tôi bắt buộc phải chuyển về quê để giải quyết ổn thỏa chuyện gia đình cũng như ổn định cuộc sống. Dù không nỡ xa trường xa các cháu nhưng tôi không thể tiếp tục đảm nhận công việc tại trường mầm non Hoa Sữa được nữa”.
– Xin nghỉ vì có kế hoạch sinh nở
“Tôi đang mang thai và hiện nay tuổi thai kỳ đã gần đến ngày sinh nở. Để đảm bảo sức khỏe và có thể chuẩn bị tốt nhất cho việc sinh nở, tôi kính mong ban lãnh đạo trường mầm non Hoa Thủy Tiên cho phép tôi xin nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản theo quy định”.
Đưa ra lý do xin nghỉ việc chính đáng và thuyết phục
– Không muốn ảnh hưởng tới công việc chung
“Vì một số lý do cá nhân mà có thể trong một vài tháng tới tôi sẽ không thể thường xuyên có mặt tại trường. Tôi cũng nhận thấy công việc riêng của cá nhân tôi sẽ lầm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động chung của trường mầm non Hoa Hướng Dương. Vì vậy tôi viết đơn này kính mong Ban Giám hiệu trường mầm non chấp thuận cho tôi nghỉ việc”.
– Lý do sức khỏe cá nhân
“Do hiện tại tôi đang mang bệnh XXX cần phải được chữa trị kịp thời. Những lần khám và điều trị bệnh sẽ ảnh hưởng tới công việc của cá nhân tôi cũng như hoạt động của trường. Vì vậy tôi viết đơn này kính xong Ban giám hiệu trường mầm non Hoa Mai chấp thuận nguyện vọng xin nghỉ việc để điều trị bệnh của tôi”.
Dù lý do thực tế bạn nghỉ việc là gì thì trước khi nghỉ cũng cần phải cân nhắc về quyết định của mình. Nếu cảm thấy thực sự không thể tiếp tục công việc thì hãy chọn một lý do chính đáng phù hợp với tình huống của bản thân để quá trình xin nghỉ việc diễn ra thuận lợi hơn nhé.
2. Chế độ nghỉ việc áp dụng cho giáo viên mầm non
Căn cứ trên Luật việc làm 2013, Bộ luật lao động 2012 và Luật viên chức 2012, giáo viên mầm non sau khi hoàn tất thủ tục và được nhà trường chấp thuận quyết định nghỉ việc thì sẽ được hưởng các loại trợ cấp bao gồm: trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Giáo viên mầm non đáp ứng đủ điều kiện được nhận trợ cấp sau nghỉ việc
Giáo viên mầm non có thời gian công tác từ đủ 12 tháng trở lên, cứ mỗi năm làm việc sẽ được hưởng trợ cấp tương đương 1/2 tiền lương một tháng. Tiền lương để tính trợ cấp tính bằng tiền lương bình quân theo hợp đồng của 6 tháng liền kề trước thời điểm nguyện vọng xin nghỉ việc được chấp thuận.
Tuy nhiên, cần chú ý là quy định về việc hưởng trợ cấp thôi việc chỉ được áp dụng tại thời điểm trước ngày 1/1/2009. Do vậy, trong khoảng thời gian trước ngày 1/1/2009 trước khi bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp, nếu người giáo viên mầm non có thời gian làm việc thì được hưởng trợ cấp như đã đề cập đến ở trên.
Kể từ sau ngày 1/1/2009, người giáo viên mầm non sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu như đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Nhà nước.
Tóm lại, sau khi nghỉ việc, ngoài tiền lương được trả thì người giáo viên mầm non còn có thể được hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp thất nghiệp theo quy định nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện.
Trên đây là hướng dẫn viết mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên mầm non. Nếu bạn đang có ý định nghỉ việc thì hãy viết đơn theo mẫu này và hoàn tất đầy đủ các thủ tục để được xét duyệt nghỉ việc nhé. Bạn cũng cần chú ý tới những thông tin quy định về chế độ nghỉ việc áp dụng cho giáo viên mầm non để đảm bảo những quyền lợi của bản thân mình nhé.
Mẫu đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ BHXH
Mẫu đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ BHXH là mẫu đơn lập ra cho người lao động để hưởng BHXH 1 lần. Bạn cần trình bày đầy đủ các thông tin của mình trong lá đơn và một số nội dung chi tiết về bảo hiểm của mình.
Mẫu đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ BHXH