Mẫu đơn xin nghỉ không lương mới chuẩn nhất 2022

Đơn xin nghỉ không lương cần trình bày khoa học và có lý do thuyết phục với người xét duyệt. Ngoài ra, nó cũng phải đảm bảo các vấn đề liên quan đến quy định pháp luật.

Dưới đây là mẫu đơn xin nghỉ không lương mới chuẩn nhất cùng những điều cần biết về nghỉ việc không lương theo quy định pháp luật mà Vuiapp.vn chia sẻ, mời các bạn cùng tham khảo và áp dụng.

Mẫu đơn xin nghỉ không lương

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

 

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC KHÔNG LƯƠNG

 

 Kính gửi :   Ban Giám Đốc Công Ty

Phòng Hành chính – Nhân sự

Tôi tên là: ……………………………………………………………………………………………………………………

MSNV: …………………………………………………. Bộ phận: ……………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại liên lạc khi cần thiết ……………………………………………………………………………………..

Nay tôi trình đơn này kính xin BGĐ chấp thuận cho tôi được nghỉ việc riêng (nghỉ không lương)

Trong thời gian …………………………. ngày (Kể từ ngày …….. đến hến ngày ……………………………) Lý do:

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………….. Tôi đã bàn giao công việc cho: ……………………………. Bộ phận: ………………………………………….

Các công việc được bàn giao:

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

 

Trưởng BP                                                       Người làm đơn

 

 

 

Trưởng phòng HCNS                                              Ban Giám Đốc

 

Đơn xin nghỉ không lương dùng khi nào?

Đây là văn bản do chính người lao động soạn thảo ra khi có nhu cầu. Trường hợp sử dụng phổ biến nhất là mẫu đơn xin nghỉ không lương sau thai sản. Ngoài ra, khi phát sinh công việc cá nhân bạn cũng dùng đến chúng. Số ngày được phép vắng mặt cần thỏa mãn hai điều kiện:

Đơn xin nghỉ phép không lương được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau

– Theo quy định đã đề ra cụ thể trong khoản 2, điều 116 trong bộ luật lao động 2012.

– Thỏa thuận và đi tới thống nhất giữa người sử dụng lao động và nhân viên.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên viết đơn xin nghỉ không lương khi đã hết số ngày nghỉ phép. Bởi vì, chế độ này giúp giảm thiểu thiệt hại trong lợi ích.

Người viết cũng  lưu ý khi áp dụng mẫu đơn xin nghỉ không lương dưỡng thai hoặc tình huống khác. Bởi lẽ, một số quyền lợi được hưởng sẽ bị gián đoạn trong quá trình này. Ngoài ra, bạn chỉ nên nộp khi thực sự cấp bách, tránh sử dụng bừa bãi hoặc tần suất lớn.

Đơn xin nghỉ không lương được quy định như thế nào trong luật?

Đơn xin nghỉ không lương là quá trình xử lý giữa người sử dụng lao động và nhân sự. Tuy nhiên, nó cũng cần tuân thủ theo đúng quy định pháp luật. Điều này nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi và tính minh bạch của cả hai bên. Dưới đây là kiến thức bạn cần tìm hiểu trước.

Quy định về xin nghỉ phép không lương có trong các điều khoản của bộ luật lao động

Người viết đơn và bộ phận nhân sự căn cứ khoản 2, điều 116 trong bộ luật lao động 2012. Theo đó, các trường hợp nghỉ không hưởng lương một ngày và phải thông báo doanh nghiệp trước, bao gồm:

– Bố/mẹ kết hôn.

– Anh, chị, em ruột trong gia đình tổ chức kết hôn.

– Trường hợp ông bà nội ngoại, anh, chị, em ruột qua đời.

Tuy nhiên, trên thực tế số ngày nghỉ không nhất thiết phải như vậy. Chiếu theo khoản 3 điều 116 của bộ luật lao động bạn sẽ hiểu điều này. Theo đó, người lao động và sử dụng lao động có thể thỏa thuận về thời gian.

Lúc này, đơn xin nghỉ không lương cần ghi rõ mốc thời điểm bắt đầu và kết thúc. Khi đã xét duyệt, nhân viên có quyền vắng mặt theo như đúng nguyện vọng. Mặt khác, doanh nghiệp không được yêu cầu họ làm việc trong giai đoạn này.

Nội dung cần có trong đơn xin nghỉ phép không lương

Đơn xin nghỉ không lương không chỉ nhằm mục đích xét duyệt của ban lãnh đạo. Nó còn là giấy tờ mang tính pháp lý, ngăn ngừa rủi ro. Vì thế, người viết cần lưu ý đến nội dung phải có khi viết. Để dễ dàng hơn, bạn nên tải mẫu đơn xin nghỉ không lương tham khảo trước.

Nội dung trong đơn xin nghỉ phép không lương cần đầy đủ, có tính thuyết phục

Dưới đây, Vuiapp.vn sẽ tóm gón những đầu mục quan trọng không thể thiếu. Mỗi thông tin đưa ra cần suy nghĩ và cân nhắc thận trọng.

Các nội dung

Ý nghĩa

Quốc hiệu, tiêu ngữ

– Điều bắt buộc phải có trong văn bản xét duyệt, ký kết…

– Thể hiện tính cam kết, pháp lý.

Tên văn bản

– Nhằm mục đích phân loại, người nhận dễ dàng nắm được mục đích và nội dung trong đó.

– Trong trường hợp này là đơn xin nghỉ không lương.

Đối tượng nhận

– Thường bắt đầu bằng “kính gửi”.

– Cần ghi người nhận và duyệt đơn bao gồm: ban giám đốc và phòng hành chính – nhân sự.

Thông tin cá nhân 

– Nhằm xác định chủ thể là ai.

– Thông tin cần có: họ tên, mã nhân viên, chức vụ, phòng ban và cách liên hệ.

Thời gian nghỉ

– Ghi rõ thời gian bắt đầu nghỉ với ngày, tháng, năm cụ thể.

– Dự tính chính xác thời điểm kết thúc vắng mặt với các yếu tố tương tự.

Lý do

– Trình bày lý do và nguyện vọng cụ thể trong đơn xin nghỉ phép không lương.

– Cần có sự trung thực và mang tính thuyết phục.

Bàn giao

– Thể hiện những nội dung công việc bàn giao.

– Ghi cụ thể tên, phòng ban và cách liên hệ của người thay thế phụ trách tạm thời.

– Đầu mục công việc bàn giao.

Phần cam kết

– Thời điểm, địa điểm viết đơn xin nghỉ phép không lương.

– Ký và ghi rõ họ tên nhân viên viết đơn.

3 quyền lợi không được hưởng khi nộp đơn xin nghỉ không lương

Khi nộp đơn xin nghỉ không lương có những hạn chế về quyền lợi của người lao động. Bạn nên nắm rõ và cân nhắc những điềm này để đưa ra quyết định đúng đắn. Vuiapp.vn sẽ phân tích cụ thể ngay trong phần sau đây.

Quyền lợi bảo hiểm

Đơn xin nghỉ không lương sẽ tác động đến chế độ bảo hiểm xã hội(BHXH) và bảo hiểm thất nghiệp(BHTN). Điều này đã được xác định trong khoản 4, điều 42, quyết định số 595/QĐ-BHXH như sau:

Quyền lợi về bảo hiểm sẽ không được hưởng trong thời gian nghỉ của nhân viên

– Nghỉ phép không hưởng lương từ 14 ngày trở lên không được công ty đóng BHXH.

– Người lao động cũng mất quyền hưởng chế độ bảo hiểm với khoảng thời gian tương ứng.

– Doanh nghiệp sẽ báo cắt giảm nhân sự với những người nghỉ nhiều ngày. Điều này giúp họ không bị lãng phí một khoản tiền bảo hiểm. Dẫn đến, người lao động cũng không được đóng BHTN.

– Bên cạnh đó, nhân viên cũng không được tham gia BHYT theo hộ gia đình. Bởi vì, họ vẫn đang trong danh sách những người được công ty đóng cho. Quy định đã nêu rõ trong khoản 1 và 2, điều 5, nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Quyền lợi về chế độ ốm đau

Khi gặp vấn đề sức khỏe, bạn có thể được hưởng chế độ ốm đau nếu tham gia BHXH. Tuy nhiên, điểm c, khoản 2, điều 3 thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH đã quy định rõ đối tượng. Người ốm đau, tai nạn phải là đối tượng không trong thời gian:

– Nghỉ phép hàng năm.

– Nghỉ việc riêng.

– Nghỉ không hưởng lương theo quy định đề ra trong pháp luật lao động.

– Nghỉ chế độ thai sản theo pháp luật về BHXH.

Vì thế, người viết đơn xin nghỉ không lương không thuộc đối tượng hưởng chế độ. Đây cũng là điều nhiều người hay nhầm lẫn hoặc chưa nắm rõ.

Không tính nghỉ phép hàng năm

Bạn có thể tham khảo cụ thể trong khoản 1, điều 113, bộ luật lao động 2019. Khi làm việc đủ 12 tháng thì người lao động có quyền nghỉ phép 12 -16 ngày. Tuy nhiên, điều 65 nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng đã nêu cách tình.

Thời gian nghỉ phép không lương không được tính vào thời gian làm việc của năm

Qua đó, nếu thời gian trong mẫu đơn quá nhiều thì không đáp ứng đúng điều kiện nghỉ phép nữa. Nó đồng nghĩa với việc bạn mất quyền lợi trên so với người làm đủ theo quy định.

Trên đây là những điều mà nhân viên nên trang bị trước khi đưa ra quyết định. Để đảm bảo quyền lợi, người lao động nên dựa trên căn cứ pháp luật. Vuiapp.vn hy vọng bạn đã hiểu hơn cách viết cũng như quy định trong đơn xin nghỉ không lương.