Mẫu đơn xin nghỉ dạy không hưởng lương và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

Đơn xin nghỉ dạy không hưởng lương là gì? Mục đích của đơn xin nghỉ dạy không hưởng lương? Mẫu đơn xin nghỉ dạy không hưởng lương 2021? Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ dạy không hưởng lương? Quy định về nghỉ việc không lương?

Vì một lý do nào đó mà người lao động cần nghỉ việc và không hưởng lương. Bộ luật Lao động 2019 đã có quy định về trường hợp nghỉ việc riêng, nghỉ việc không lương. Để được Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền, người sử dụng lao động chấp thuận việc nghỉ việc không lương thì người lao động cần viết đơn xin nghỉ việc không lương để được giải quyết. Và đối với người đang thực hiện giảng dạy cũng cần phải viết đơn xin nghỉ dạy không lương. Vậy đơn xin nghỉ dạy không lương là gì?

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

Căn cứ pháp lý: – Bộ luật Lao động 2019.

1. Đơn xin nghỉ dạy không hưởng lương là gì?

Đơn xin nghỉ dạy không hưởng lương là mẫu đơn hành chính được người lao động có công việc giảng dạy sử dụng để đề nghị Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền xem xét  cho người này được nghỉ dạy không hưởng lương trong một thời gian nhất định vì một số lý do theo nhu cầu của bản thân người này. Đơn xin nghỉ dạy không hưởng lương phải nêu được những nội dung về thông tin của người nghỉ dạy, lý do nghỉ dạy và những cam kết của người nghỉ dạy.

2. Mục đích của đơn xin nghỉ dạy không hưởng lương.

Đơn xin nghỉ dạy không hưởng lương là văn bản ghi chép lại những thông tin của người nghỉ dạy, lý do nghỉ dạy và những cam kết của người nghỉ dạy. Đơn xin nghỉ dạy không lương sẽ là căn cứ pháp lý để Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền chấp thuận cho người lao động nghỉ việc không lương.

3. Mẫu đơn xin nghỉ dạy không hưởng lương.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

 ………., ngày…. tháng…. năm…….

ĐƠN XIN NGHỈ DẠY KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG

(V/v: Xin nghỉ dạy không hưởng lương vì lý do………………) 

Kính gửi: – Trường/Trung tâm…………..

– Ông….- Hiệu trưởng trường/Giám đốc trung tâm…

 (Hoặc những chủ thể có thẩm quyền khác trong từng trường hợp cụ thể)

– Căn cứ  Luật Giáo dục;

– Căn cứ Quy chế trường….;

– Căn cứ…;

– Căn cứ tình hình thực tế của bản thân.

Tên tôi là:……             Sinh ngày…. tháng…… năm……………

Giấy CMND/thẻ CCCD số:… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):……

Địa chỉ thường trú:…

Chỗ ở hiện nay ….

Điện thoại liên hệ: ……

Là:… (tư cách đưa ra đề nghị nghỉ, ví dụ: là giáo viên/giảng viên/… của Quý trường/Trung tâm theo Hợp đồng……… số……………

Chức vụ:…

Hiện đang thực hiện công việc giảng dạy môn……………. Cho những lớp học sau:

1./Lớp:…….. Số lượng học sinh:……… Thời gian giảng dạy:…

2./Lớp:.. Số lượng học sinh:……… Thời gian giảng dạy:……

3./…… (Liệt kê các lớp mà bạn thực hiện công việc giảng dạy, bạn cũng có thể ghi lịch giảng dạy của bạn thay cho phần liệt kê này)

Tuy nhiên, vì một số lý do sau đây:

(Bạn trình bày cụ thể lý do, hoàn cảnh dẫn đến việc bạn làm đơn đề nghị xin nghỉ dạy không hưởng lương, đó có thể là do sức khỏe của bạn không đáp ứng, gia đình bạn có công việc đột xuất/…)

Tôi làm đơn này để đề nghị Quý trường/ Trung tâm/ Ông/Bà  xem xét và chấp nhận cho tôi được nghỉ dạy không hưởng lương từ ngày…./…../…….. đến hết ngày…/…./…..

Sau khi kết thúc thời gian này, tôi xin hứa sẽ quay lại giảng dạy theo phân công của Nhà trường/Trung tâm, …………….. (đưa ra lời hứa của bạn trong việc thực hiện công việc, nếu có)

Tôi xin cam đoan với Ông/Bà/Nhà trường/Trung tâm… rằng những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm. Kính mong Ông/Bà/Nhà trường/Trung tâm xem xét và đồng ý đề nghị trên của tôi.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Ngoài ra, để chứng minh cho tính chính xác của những thông tin mà tôi đã nêu trên, tôi xin gửi kèm theo đơn này:

1./……

2./…. (bạn liệt kê số lượng, tình trạng các văn bản, tài liệu, chứng cứ mà bạn gửi kèm,  nếu có)

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ dạy không hưởng lương.

Phần kính gửi thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên củ Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền cho phép người lao động nghỉ dạy không lương.

Phần nội dung của đơn nghỉ dạy không lương: Yêu cầu người làm đơn sẽ phải cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết những những thông tin cá nhân cần thiết. Người làm đơn trình bày cụ thể lý do, hoàn cảnh dẫn đến việc bạn làm đơn đề nghị xin nghỉ dạy không hưởng lương, đó có thể là do sức khỏe của bạn không đáp ứng, gia đình bạn có công việc đột xuất. Người làm đơn sẽ cam kết những thông tin trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ tự chịu trách nhiệm.

Cuối đơn xin nghỉ dạy không lương người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.

5. Quy định về nghỉ việc không lương.

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được quy định cụ thể tại Điều 115, Bộ luật Lao động 2019:

“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

2. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”

Theo đó, pháp luật không điều chỉnh cụ thể về thời gian nghỉ không hưởng lương, vấn đề do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận. Nếu có sự thỏa thuận giữa người lao động và công ty thì người lao động nghỉ việc không lương là không trái pháp luật. Theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành không quy định về thời gian tối đa nghỉ không hưởng  lương, nên người sử dụng lao động, tổ chức và người lao động nên có thỏa thuận rõ ràng về việc này để đảm bảo tiến độ công việc và quyền lợi hai bên.

Theo quy định thì người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày khi:

– Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết;

– Anh, chị, em ruột chết;

– Cha hoặc mẹ kết hôn;

– Anh, chị, em ruột kết hôn.

6. Quy định về tiền lương.

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 thì: “Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác”

Mức lương tối thiểu đối với người lao động

Tại Điều 91, Bộ luật Lao động 2019 thì mức lương tối thiểu đối với người lao động được thể hiện như sau:

+ Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.

+ Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

+ Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

+ Chính phủ quy định chi tiết mức lương tối thiểu; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Như vậy có thể thấy mức lương tối tiểu trả cho người lao động được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Đồng thơi cũng phải phù hợp khả năng chi trả của doanh nghiệp và với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.

Nguyên tắc trả lương:

+ Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

+Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Quy định về trả lương được thể hiện trong Điều 96, Bộ luật Lao động 2019:

– Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.

-Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.

-Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Điều quan trọng về tiền lương đó mà  phải được lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam( hoặc tiền tệ). Người sử dụng lao động sẽ trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.