Mẫu đơn xin chuyển trường tiểu học, trung học mới nhất 2022

Mẫu đơn xin chuyển trường học (tiểu học, trung học) mới nhất năm 2022. Thủ tục chuyển trường học cho con đối với các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông?

Đơn xin chuyển trường là một văn bản do cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh gửi đến trường học, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chuyển nơi học tập của học sinh từ trường này sang trường khác. Trên thực tế, có rất nhiều lý do để làm đơn xin chuyển trường như để chuyển sang học tại trường gần nhà, nơi ở nhằm thuận tiện cho việc đi lại, chuyển tới trường có điều kiện học tốt hơn, phù hợp hơn cho học sinh, chuyển trường cho con sau khi bố mẹ ly hôn, … Tùy vào việc học sinh đang học cấp học nào mà việc soạn thảo đơn xin chuyển trường sẽ tương ứng với cấp học đó và sẽ có một số sự khác nhau trong nội dung của đơn xin chuyển trường.

1. Mẫu đơn xin chuyển trường tiểu học:

Tải về Đơn xin chuyển trường tiểu học

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN CHUYỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC

Kính gửi:

–        Phòng Giáo dục và Đào tạo…(1)

–         Phòng Giáo dục và Đào tạo…(2)

–         Hiệu trưởng Trường Tiểu học…(3)

–         Hiệu trưởng Trường Tiểu học…(4)

Xem thêm: Trình tự thủ tục, hồ sơ xin cấp lại bằng trung học phổ thông bị mất

Sinh ngày: …

CMND/CCCD số: ….Cấp ngày: …Tại: …

Hộ khẩu thường trú: …

Số điện thoại: …Fax: …

Là cha/mẹ/người giám hộ của học sinh: …

Đang học lớp: … Trường Tiểu học … Quận (Huyện) …

Tỉnh (Thành phố) …

Kết quả học tập năm học: … Học lực: … Hạnh kiểm: …

Xem thêm: Điều kiện, thủ tục xin chuyển trường và chuyển ngành đại học

Nay Tôi làm đơn này xin phép Hiệu trưởng Trường Tiểu học…Quận (Huyện)…Tỉnh (Thành phố)… đồng ý cho học sinh… được chuyển đến học tại Trường Tiểu học…Quận (Huyện) …Tỉnh (Thành phố) …, đồng thời, xin phép Hiệu trưởng Trường Tiểu học…Quận (Huyện)…Tỉnh (Thành phố) … đồng ý cho học sinh… được nhập học và học tập tại Trường.

Lý do chuyển trường: …

Mong nhận được sự đồng ý và chấp thuận của Quý Hiệu trưởng và Nhà trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

…, ngày…tháng…năm…

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ý KIẾN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Xem thêm: Hồ sơ tuyển sinh vào lớp 1 gồm những giấy tờ gì?

Ý KIẾN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

Chú thích:

(1): Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý trực tiếp Trường Tiểu học mà học sinh chuyển đi.

(2): Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý trực tiếp Trường Tiểu học mà học sinh chuyển đến.

(3): Tên của Trường Tiểu học mà học sinh chuyển đi

(4): Tên của Trường Tiểu học mà học sinh chuyển đến

2. Mẫu đơn xin chuyển trường trung học cơ sở:

Tải về Đơn xin chuyển trường trung học cơ sở

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Xem thêm: Học bạ lưu bao lâu? Mất học bạ tiểu học, cấp 2, cấp 3 phải làm thế nào?

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN CHUYỂN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Kính gửi:

–        Phòng Giáo dục và Đào tạo…(1)

–         Phòng Giáo dục và Đào tạo…(2)

–         Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở…(3)

–         Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở…(4)

Tôi tên là: …

Xem thêm: Quy định về định mức số tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở

Sinh ngày: …

CMND/CCCD số: …Cấp ngày: …Tại: …

Hộ khẩu thường trú: …

Số điện thoại: …Fax: …

Là cha/mẹ/người giám hộ của học sinh: …

Đang học lớp: …Trường Trung học cơ sở…

Quận (Huyện) …Tỉnh (Thành phố) …

Kết quả học tập năm học: …Học lực: …Hạnh kiểm: …

Xem thêm: Quy định về việc bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học

Nay Tôi làm đơn này xin phép Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở…Quận (Huyện) …Tỉnh (Thành phố) …đồng ý cho học sinh …được chuyển đến học tại Trường Trung học cơ sở …Quận (Huyện) …Tỉnh (Thành phố) …, đồng thời, xin phép Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở…Quận (Huyện) …Tỉnh (Thành phố) …đồng ý cho học sinh…được nhập học và học tập tại Trường.

Lý do chuyển trường: …

Mong nhận được sự đồng ý và chấp thuận của Quý Hiệu trưởng và Nhà trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

…, ngày…tháng…năm…

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ý KIẾN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Xem thêm: Có được phép xin học trái tuyến cho trẻ vào lớp một không?

Ý KIẾN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

Chú thích:

(1): Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý trực tiếp Trường Trung học cơ sở mà học sinh chuyển đi.

(2): Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý trực tiếp Trường Trung học cơ sở mà học sinh chuyển đến.

(3): Tên của Trường Trung học cơ sở mà học sinh chuyển đi

(4): Tên của Trường Trung học cơ sở mà học sinh chuyển đến

3. Mẫu đơn xin chuyển trường trung học phổ thông:

Tải về Đơn xin chuyển trường trung học phổ thông

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Xem thêm: Có được nhập học lớp 1 cho con tại nơi có giấy tạm trú không?

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN CHUYỂN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Kính gửi:

–        Phòng Giáo dục và Đào tạo…(1)

–         Phòng Giáo dục và Đào tạo…(2)

–         Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông…(3)

–         Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông…(4)

Tôi tên là: …

Xem thêm: Trình tự thủ tục xin cấp lại học bạ trung học phổ thông bị mất

Sinh ngày: …

CMND/CCCD số: …Cấp ngày: …Tại: …

Hộ khẩu thường trú: …

Số điện thoại: …Fax: …

Là cha/mẹ/người giám hộ của học sinh: …

Đang học lớp: … Trường Trung học phổ thông…

Quận (Huyện) …Tỉnh (Thành phố) …

Kết quả học tập năm học: …Học lực: … Hạnh kiểm: …

Xem thêm: Mục đích đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT

Nay Tôi làm đơn này xin phép Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông …Quận (Huyện) …Tỉnh (Thành phố) …đồng ý cho học sinh …được chuyển đến học tại Trường Trung học phổ thông …Quận (Huyện) …Tỉnh (Thành phố) …, đồng thời, xin phép Hiệu trưởng Trường Trung học  phổ thông …Quận (Huyện) …Tỉnh (Thành phố) …đồng ý cho học sinh…được nhập học và học tập tại Trường.

Lý do chuyển trường: …

Mong nhận được sự đồng ý và chấp thuận của Quý Hiệu trưởng và Nhà trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

…, ngày…tháng…năm…

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Xem thêm: Thủ tục nhập học cho con vào lớp 1 tại trường tiểu học công lập

Ý KIẾN CỦA NHÀ TRƯỜNG

 

Ý KIẾN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

Chú thích:

(1): Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý trực tiếp Trường Trung học phổ thông mà học sinh chuyển đi.

(2): Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý trực tiếp Trường Trung học phổ thông mà học sinh chuyển đến.

(3): Tên của Trường Trung học cơ sở mà học sinh chuyển đi.

(4): Tên của Trường Trung học cơ sở mà học sinh chuyển đến.

Xem thêm: Rút hồ sơ đại học mất bao lâu? Thủ tục rút hồ sơ để chuyển trường?

4. Hướng dẫn thủ tục chuyển trường cho học sinh:

a) Hồ sơ:

– Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.

– Học bạ (bản chính).

– Bằng tốt nghiệp cấp học dưới (bản công chứng).

– Bản sao giấy khai sinh.

– Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc ngoài công lập) (nếu có).

– Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp.

– Giấy giới thiệu chuyển trường do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở);

Xem thêm: Thủ tục chuyển trường tiểu học cho con ngoài nơi cư trú

– Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu có).

– Hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận tạm trú dài hạn hoặc quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến với những học sinh chuyển nơi cư trú đến từ tỉnh, thành phố khác.

– Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình.

b) Thủ tục:

– Đối với học sinh chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố:

+ Cha, mẹ hoặc người giám hộ nộp Đơn xin chuyển trường đến Hiệu trưởng nhà trường nơi đi.

+ Hiệu trưởng nhà trường nơi đi tiếp nhận đơn, xem xét và giải quyết việc cho học sinh chuyển trường.

+ Cha, mẹ hoặc người giám hộ nộp Hồ sơ đến Hiệu trưởng nhà trường nơi đến.

Xem thêm: Điều kiện, hồ sơ xin nhập học cho trẻ lớp 1 mới nhất năm 2022

+ Hiệu trưởng nhà trường nơi đến tiếp nhận hồ sơ và xem xét, giải quyết theo quy định của Giám đốc sở giáo dục và đào tạo.

– Đối với học sinh chuyển trường đến từ tỉnh, thành phố khác:

+ Cha, mẹ hoặc người giám hộ nộp Đơn xin chuyển trường đến Hiệu trưởng nhà trường, Phòng giáo dục và đào tạo nơi đi.

+ Hiệu trưởng nhà trường, Phòng giáo dục và đào tạo nơi đi tiếp nhận đơn, xem xét và giải quyết việc cho học sinh chuyển trường.

+ Cha, mẹ hoặc người giám hộ nộp Hồ sơ đến Phòng giáo dục và đào tạo nơi đến .

+ Phòng giáo dục và đào tạo nơi đến tiếp nhận và giới thiệu về trường theo nơi cư trú, kèm theo hồ sơ đã được kiểm tra.

5. Thủ tục chuyển trường cho học sinh tiểu học:

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào Luật Dương Gia. Hiện này tôi muốn làm thử tục chuyển trường tiểu học cho con tôi nhưng hiện đang vướng mắc 1 số giấy tờ, nhờ Luật Dương Gia từ vấn giúp tôi xem làm như thế nào là tốt nhất và đúng quy định. Tôi xin trình bày qua trường hợp của con mình như sau: Khi con tôi được 6 tuổi thì có bác bên bố cháu xin đón về cho cháu đi học (tôi có con nhưng không kết hôn). Khi đi tôi có làm thủ tục cắt hộ khẩu cho cháu xuống địa chỉ nơi cháu theo học những bác của cháu không làm thủ tục nhập khẩu theo khẩu tôi cắt (không biết bằng cách nào) mà bác làm giấy khai sinh mới năm 2013 và đổi họ và tên đệm của cháu và bố mẹ đẻ trong giấy khai sinh đó là tên vợ chồng bác cháu.

Xem thêm: Đánh giá định kỳ về năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học

Sau vài năm cháu ở với bác cháu không quen và có nguyện vọng muốn về với mẹ. Tôi vẫn giữ bản giấy khai sinh gốc của cháu và đã làm thủ tục nhập khẩu về nơi ở ban đầu với tên cũ của cháu theo giấy khai sinh gốc (năm 2007). Khi tôi xuống trường xin được chuyển trường cho cháu và ngỏ ý muốn đổi lại họ tên cháu theo đúng giấy khai sinh gốc của cháu nhưng Hiệu trưởng không đồng ý và yêu cầu phải là vợ chồng bác cháu đến mới làm thủ tục chuyển trường cho cháu.

Trong khi tôi có thể chứng mình mình là mẹ đẻ của cháu với Giấy khai sinh gốc ( năm 2007), hộ khẩu thường trú và hộ chiếu của cháu. Tôi có nhã ý nhờ vợ chồng bác của cháu ra gặp hiệu trưởng những họ không đồng ý và yêu cầu tôi đưa cháu về. Tôi muốn được từ vấn xem tôi phải làm những gì để đổi được họ tên trên học bạ và xin chuyển trường về cho cháu về ở với tôi. Xin cảm ơn rất nhiều.

Luật sư tư vấn:

Tại Luật hộ tịch 2014 có quy định như sau:

Điều 13. Thẩm quyền đăng ký khai sinh

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.

Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh

1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm tiểu học, THCS

2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.

Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh

1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.

Đồng thời tại Điều 12 Luật hộ tịch 2014 có quy định như sau:

Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm

Xem thêm: Quy định về việc tổ chức lớp học trung học cơ sở

1. Nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hành vi sau đây:

a) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của người khác để đăng ký hộ tịch;

b) Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch;

c) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đăng ký hộ tịch;

d) Cam đoan, làm chứng sai sự thật để đăng ký hộ tịch;

đ) Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch;

e) Đưa hối lộ, mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký hộ tịch;

… ..

Xem thêm: Chuyển công tác đối với viên chức

3. Cá nhân thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trường hợp cán bộ, công chức vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, ngoài bị xử lý như trên còn bị xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức.

Căn cứ theo các quy định trên cùng thông tin bạ trình bày là bạn có con ngoài giá thú và đã đăng ký khai sinh vào năm 2007, tuy nhiên khi con bạn được 6 tuổi thì bác bên bố của con bạn có đón con của bạn về để đi học, khi đó đã làm thủ tục xin cấp giấy khai sinh mới vào năm 2013, trong giấy khai sinh mới có thay đổi họ và tên đệm, đồng thời thay đổi thông tin trong mục bố mẹ, bố mẹ đẻ trong giấy khai sinh mới là tên của vợ chồng bác bên bố. Căn cứ theo các quy định trên của pháp luật thì bạn cần làm đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân xã tiến hành xác minh sự việc và thu hồi giấy khai sinh mà bác bên bố của con bạn đăng ký năm 2013.

Không rõ lý do vì sao mà vợ chồng đó có thể đăng ký khai sinh cho con của bạn vào năm 2013. Tuy nhiên căn cứ theo thủ tục đăng ký thì vợ chồng bên bác của con bạn không đủ điều kiện để đăng ký khai sinh, họ cố tình khai sai thông tin để được đăng ký khai sinh, đối với hành vi đó sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có quy định:

Điều 27. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Làm chứng sai sự thật về việc sinh;

b) Cố ý khai không đúng sự thật về nội dung khai sinh;

Xem thêm: Các nguyên tắc trong kiểm tra đánh giá học sinh cấp tiểu học

c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Khoản 4 Điều này.

Tại Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh

1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

Xem thêm: Tiêu chuẩn quy mô, tiêu chuẩn của trường tiểu học

3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

Từ các quy định và phân tích nêu trên thì giấy khai sinh năm 2007 của con bạn là giấy khai sinh gốc và các giấy tờ khác phải được chỉnh sửa phù hợp với thông tin trên giấy khai sinh gốc, do đó nhà trường nơi cấp và quản lý học bạ của bạn có thẩm quyền, trách nhiệm điều chỉnh nội dung trong học bạ con của bạn. Do vậy, bạn liên hệ lại với trường nơi con bạn theo học, đồng thời đem theo giấy khai sinh gốc (năm 2007) để tiến hành thủ tục thay đổi thông tin trên học bạ, rồi sau đó mới tiến hành thủ tục chuyển trường cho con của bạn.

6. Thủ tục chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông:

Tóm tắt câu hỏi:

Bây giờ tôi muốn chuyển trường cho con gấp. Hiện con tôi chuẩn bị sang lớp 10 Trường THPT Hoàng Văn Thụ – Nha Trang. Nhưng hiện tại nhà tôi có công việc quan trọng ở Đà Lạt nên muốn con mình chuyển sang trường học ở Đà Lạt. Nhưng giờ đã lỡ nộp hồ sơ và được Trường THPT Hoàng Văn Thụ đồng ý nên giờ không biết phải làm như thế nào? Mong anh, chị giúp chúng tôi trong thời gian ngắn nhất. Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 2 Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT quy định chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông như sau:

”1. Trừ các quy định tại khoản 2 và 3 Điều này, học sinh được xét và giải quyết chuyển trường nếu bảo đảm đủ các điều kiện về đối tượng và hồ sơ thủ tục tại các Điều 4 và 5 của Quy định này.

2. Việc chuyển trường từ trường trung học bình thường sang trường trung học chuyên biệt (phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên, trường năng khiếu) thực hiện theo quy chế riêng của trường chuyên biệt đó.

Xem thêm: Tiêu chuẩn bổ nhiệm làm Hiệu phó trường trung học phổ thông?

3. Việc chuyển trường từ trường trung học phổ thông ngoài công lập sang trường trung học phổ thông công lập chỉ được xem xét, giải quyết trong hai trường hợp sau:

a) Trường hợp học sinh đang học tại trường trung học phổ thông ngoài công lập phải chuyển nơi cư trú theo cha mẹ hoặc người giám hộ đến vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà ở đó không có trường trung học phổ thông ngoài công lập thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường trung học phổ thông công lập.

b) Trường hợp học sinh đang học tại trường trung học phổ thông ngoài công lập thuộc loại trường có thi tuyển đầu vào phải chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ, mà ở đó không có trường trung học phổ thông ngoài công lập có chất lượng tương đương thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường trung học phổ thông công lập.”

Như vậy, học sinh được xét và giải quyết chuyển trường nếu đảm bảo đối tượng và hồ sơ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT. Tuy nhiên, có hai trường hợp ngoại lệ:

– Việc chuyển trường từ trường trung học bình thường sang trường trung học chuyên biệt (phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên, trường năng khiếu) thực hiện theo quy chế riêng của trường chuyên biệt đó.

– Việc chuyển trường từ trường trung học phổ thông ngoài công lập sang trường trung học phổ thông công lập chỉ được xem xét, giải quyết trong hai trường hợp sau:

+ Trường hợp học sinh đang học tại trường trung học phổ thông ngoài công lập phải chuyển nơi cư trú theo cha mẹ hoặc người giám hộ đến vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà ở đó không có trường trung học phổ thông ngoài công lập thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường trung học phổ thông công lập.

+ Trường hợp học sinh đang học tại trường trung học phổ thông ngoài công lập thuộc loại trường có thi tuyển đầu vào phải chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ, mà ở đó không có trường trung học phổ thông ngoài công lập có chất lượng tương đương thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường trung học phổ thông công lập.

Khoản 1 Điều 4 Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT quy định đối tượng được chuyển trường như sau:

”1. Chuyển trường:

a) Học sinh chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

b) Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc có lý do thực sự chính đáng để phải chuyển trường.

… ”

Theo thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn có công việc quan trọng ở Đà Lạt nên muốn chuyển trường cho con bạn từ Nha Trang lên Đà Lạt. Đây là lý do hợp lý để chuyển trường cho con bạn.

Thủ tục chuyển trường theo quy định tại Điều 5 Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT như sau:

– Hồ sơ gồm:

+ Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.

+ Học bạ (bản chính).

+ Bằng tốt nghiệp cấp học dưới (bản công chứng).

+ Bản sao giấy khai sinh.

+ Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc ngoài công lập).

+ Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp.

+ Giấy giới thiệu chuyển trường do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở); Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) nơi đi cấp (trường hợp xin chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác).

+ Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu có).

+ Hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận tạm trú dài hạn hoặc quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến với những học sinh chuyển nơi cư trú đến từ tỉnh, thành phố khác.

+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình.

– Thủ tục chuyển trường thực hiện như sau:

+ Chuyển trường đến từ tỉnh, thành phố khác: Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường. (trong trường hợp này là Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng).

+ Việc chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới. Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) nơi đến xem xét, quyết định.