Mẫu đơn khiếu nại về chất lượng sản phẩm và hướng dẫn viết đơn mới nhất

Mẫu đơn khiếu nại về chất lượng sản phẩm là gì? Mẫu đơn khiếu nại về chất lượng sản phẩm? Hướng dẫn và thủ tục khi làm đơn khiếu nại chất lượng sản phẩm? thông tin pháp lý liên quan?

    Hiện nay trên thị trường về mẫu mã hàng hóa rất đa dạng và phong phú, được người tiêu dùng quan tâm rất nhiều, đi kèm với hàng hóa đa dạng là một thực trạng về chất lượng hàng hóa có đảm bảo hay không, hay các cơ quan có kiểm tra sát sao và nghiêm túc hay không. khiếu nại về chất lượng sản phẩm là Khiếu nại kết luận của đoàn kiểm tra, quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quyết định hành chính với chất lượng sản phẩm. dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin về mẫu đơn, hướng dẫn, lưu ý và các thông tin pháp lý liên quan về việc khiếu nại chất lượng sản phẩm.

    Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

    1. Mẫu đơn khiếu nại về chất lượng sản phẩm là gì?

    Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. khiếu nại về chất lượng sản phẩm là mẫu đơn lập ra với các nội dung và lí do khiếu nại về quyết đinh hành chính của cấp trên về chất lượng sản phẩm của mình.

    Mẫu đơn khiếu nại về chất lượng sản phẩm để Khiếu nại kết luận của đoàn kiểm tra, quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quyết định hành chính với chất lượng sản phẩm

    Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại về việc bị thu hồi đất và hướng dẫn chi tiết

    2. Mẫu đơn khiếu nại về chất lượng sản phẩm:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ĐƠN KHIẾU NẠI

    (Về việc……..)

    Kính gửi:… …(Tên cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết)

    Tên tôi là:… …… sinh ngày…….tháng……….năm……

    Thường trú tại:……….

    Số CMND………

    Ngày và nơi cấp:……

    Hiện đang (làm gì, ở đâu): ………

    Khiếu nại về hành vi hành chính của: ……. (Ghi tên người bị khiếu nại)

    Giải trình vụ việc cần khiếu nại:

    – Nêu tóm tắt sự việc xảy ra, ngắn gọn, đủ tình tiết.

    Yêu cầu giải quyết khiếu nại:

    – Đề nghị thẩm tra, xác minh (có thể giới thiệu tài liệu, chứng cứ, người biết việc làm chứng…)

    – Giải quyết lại theo đúng chính sách pháp luật, đúng quyền lợi hợp pháp.

    Tôi xin cam đoan về nội dung khiếu nại trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về nội dung đã khiếu nại.

    Mong quý cơ quan sớm xét và giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho ……

    Xin chân thành cảm ơn quý cơ quan.

    ….., ngày…. tháng… năm….

    Người làm đơn

    (Ký tên và ghi rõ họ tên)

    Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại tố cáo hành chính viết tay mới nhất năm 2022

    3. Hướng dẫn và thủ tục khi làm đơn khiếu nại chất lượng sản phẩm:

    Hướng dẫn viết đơn

    Phần kính gửi:

    – ghi rõ người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại gồm có:

    Tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

    Taị Ủy ban nhân dân cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện: Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

    Tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.

    – Trường hợp người khiếu nại nộp khiếu nại lên các Sở ban ngành khác thì gửi cho Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương, Giám đốc sở và cấp tương đương.

    – Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính tại các cơ quan thuộc bộ, cơ quan ngang bộ Chính phủ sẽ kính gửi Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ.

    – Kính gửi Bộ trưởng khi khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính Bộ trưởng hoặc của cán bộ, công chức do Bộ trưởng quản lý trực tiếp…

    Người khiếu nại:

    – Người khiếu nại là cá nhân: Phải ghi đầy đủ họ và tên địa chỉ của người khiếu nại

    – Người khiếu nại là cơ quan, tổ chức: Phải ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, địa chỉ cơ quan tổ chức đó.

    Đối tượng bị khiếu nại

    – Quyết định hành chính: Phải ghi rõ cơ quan ra quyết định; số quyết định; ngày tháng năm ra quyết định; người ký quyết định.

    – Về hành vi hành chính: Phải ghi rõ họ tên chức vụ địa chỉ, người thực hiện hành vi hành chính.

    Nội dung khiếu nại

    – Tóm tắt việc khiếu nại: ghi ngắn gọn, rõ ràng, trung thực diễn biến nội dung vụ việc khiếu nại.

    – Những quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm trực tiếp: phải ghi rõ quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính (như đã nêu ở trên) đã xâm phạm đến những quyền và lợi ích hợp pháp nào của mình.

    Những yêu cầu của người khiếu nại

    Những yêu cầu này phải xuất phát từ nội dung, những yêu cầu đó có thể là: khôi phục quyền và lợi ích, đòi bồi thường và mức độ bồi thường .v.v…

    Cam kết của người khiếu nại

    Ghi những cam kết của người khiếu nại về nội dung đã trình bày trong đơn và tính chính xác của tài liệu kèm theo.

    Trường hợp vụ việc đã được giải quyết lần đầu mà tiếp khiếu theo trình tự hành chính thì người khiếu nại phải cam kết không khởi kiện vụ việc này ra Tòa án.

    Tài liệu gửi kèm theo đơn (nếu có):

    Bao gồm các quyết định, văn bản trả lời của cơ quan, ảnh, sơ đồ… có giá trị chứng minh cho nội dung khiếu nại; phải ghi theo thứ tự thời gian, trung thực, rõ ràng chính xác.

    Thủ tục giải quyết khiếu nại

    Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

    Bước 2: Thủ lý giải quyết khiếu nại

    Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

    Bước 3: Giải quyết khiếu nại

    – Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

    Trong thời hạn giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải tiến hành công việc sau:

    Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;

    Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.

    Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.

    Bước 4: Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại

    – Căn cứ quy định của pháp luật, kết quả xác minh nội dung khiếu nại, kết quả đối thoại (nếu có), người giải quyết khiếu nại ban hành quyết định giải quyết khiếu nại

    – Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.

    Trường hợp sau khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà không được giải quyết hoặc đã  nhận được kết quả giải quyết khiếu nại nhưng người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết có thể nộp hồ sơ giải quyết khiếu nại lần 2 theo quy định.

    Xem thêm: Mẫu đơn kiến nghị tập thể, mẫu đơn khiếu nại tập thể mới nhất

    4. Thông tin pháp lý liên quan:

    Mục 3: Giải quyết khiếu nại, tố cáo Điều 64,65  Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa có quy định về việc khiếu nại về chất lượng sản phẩm như sau:

    Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng  sản phẩm, hàng hóa

    – Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền mà tổ chức, cá nhân cho là trái pháp luật hoặc về hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hóa

    – Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

    – Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về khiếu nại, tố cáo của mình.

    Giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

    Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

    Trên đây là toàn bộ những thông tin pháp lý cần thiết về Mẫu đơn khiếu nại về chất lượng sản phẩm, hướng dẫn và các thông tin pháp lý liên quan khác để yêu cầu các Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về chất lượng sản phẩm, đảm bảo lợi ích cho mình.