Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự

Đối với một hành vi vi phạm pháp luật hành chính, cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý vi phạm cần lập biên bản vi phạm hành chính theo mẫu để làm cơ sở pháp lý xử lý hành vi vi phạm pháp luật hành chính về sau. Vậy mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự.

Phap Luat Duoc Dinh Nghia Nhu The Nao Dac Trung Cua Phap Luat 473164

Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự

1. Quy định về lập biên bản vi phạm hành chính

Việc lập (ghi) biên bản do người có thẩm quyền thực hiện để làm căn cứ xem xét, quyết định hoặc để lưu giữ làm chứng cứ sau khi đã được những người có liên quan đồng ý. Một số trường hợp, do pháp luật quy định, biên bản phải có thêm chữ kí của một số người liên quan như người làm chứng, người có mặt tại hiện trường, các bên tham gia hoạt động đó. Biên bản vi phạm hành chính là tài liệu cần phải có trong thủ tục, hổ sơ xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản (trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000 đồng đến 100.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính). Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải kịp thời lập biên bản về vi phạm hành chính.

Nội dung biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm, giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); Như trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vị phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hai hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghỉ rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ. Biên bản về vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm kí; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ phải cùng kí vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định nêu trên phải cùng kí vào từng tờ biên bản sau khi được nghe đọc lại.

Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại ee hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối kí thì người lập biên bản phải ghi rõ lí do vào biên bản. Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm – quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đó đến người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt cũng phải kí tên vào biên bản vi phạm hành chính.

2. Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự

CƠ QUAN (1)

——-

Số: … /BB-VPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

 

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH*

Về ……….. (2)

Hôm nay, hồi …. giờ …. phút, ngày …./…./…, tại (3) …

………………………………………………….

Căn cứ ………………………………………. (4)

Chúng tôi gồm:

1. Họ và tên: ………  Chức vụ: ………

Cơ quan: ……………………………………

2. Với sự chứng kiến của (5):

a) Họ và tên :…….  Nghề nghiệp: …..

Nơi ở hiện nay :…………………………..

b) Họ và tên :……  Nghề nghiệp: …..

Nơi ở hiện nay :…………………………

c) Họ và tên :…….. . Chức vụ: ……..

Cơ quan :………………………………….

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với (ông (bà)/tổ chức)có tên sau đây:

1. Họ và tên : ………….. Giới tính: ….

Ngày, tháng, năm sinh :…./…./….. Quốc tịch: …….

Nghề nghiệp :………………………………

Nơi ở hiện tại: ……………………………..

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu :….. ; ngày cấp :…./…./……..;

nơi cấp: ………………………………………

Tên tổ chức vi phạm :…………………….

Địa chỉ trụ sở chính :…………………….

Mã số doanh nghiệp: …………………..

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:

……………………………………………………

Ngày cấp:…./…./ ……… ; nơi cấp:……..

Người đại diện theo pháp luật(6) :……… Giới tính: ……..

Chức danh(7): ……………………………..

2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính(8): ….

……………………………………………………..

………………………………………………………

……………………………………………………….

3. Quy định tại(9) ……………………………….

…………………………………………………………

4. Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại(10): ……….

…………………………………………………………

5. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm: ….

………………………………………………………..

6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có): …..

………………………………………………………

7. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có): ……

……………………………………………………..

8. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.

9. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm (11):

……………………………………………………….

……………………………………………………….

10. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, gồm:

STT
Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Đơn vị tính
Số lượng
Chủng loại
Tình trạng
Ghi chú

11. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, gồm:

STT
Tên giấy phép, chứng chỉ hành nghề
Số lượng
Tình trạng
Ghi chú

Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

12. Trong thời hạn(12) …. ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà)

(13) …………….  Biên bản lập xong hồi…. giờ…. phút, ngày ……../… /… , gồm …….. tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(13) ……… là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.

Lý do ông (bà)(13) …. cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản(15): ……

…………………………………………………………………….

CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC VI PHẠM

(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

 

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

 

NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

3. Hướng dẫn soạn thảo Mẫu biên bản vi phạm hành chính

Mẫu này được sử dụng để lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính.

(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản.

(2) Ghi tên lĩnh vực quản lý nhà nước theo tên của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.

(3) Ghi địa điểm lập biên bản là nơi xảy ra vi phạm hoặc trụ sở cơ quan làm việc của người có thẩm quyền lập biên bản.

(4) Ghi đầy đủ các căn cứ của việc lập biên bản như: Kết luận thanh tra; biên bản làm việc; kết quả ghi nhận của phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 64 Luật xử lý vi phạm hành chính;….

(5) Trường hợp cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải mời 02 người chứng kiến hoặc mời đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm để chứng kiến.

(6) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(7) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(8) Ghi tóm tắt mô tả hành vi vi phạm (ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm,…), đối với vi phạm trên các vùng biển cần ghi rõ tên tàu, công suất máy chính, tổng dung tích/trọng tải toàn phần, tọa độ, hành trình.

(9) Ghi điểm, khoản, điều của nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.

(10) Ghi họ và tên của người bị thiệt hại. Trường hợp tổ chức bị thiệt hại, thì ghi họ và tên, chức vụ người đại diện tổ chức bị thiệt hại và tên của tổ chức bị thiệt hại.

(11) Ghi cụ thể tên các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đã được áp dụng.

(12) Ghi cụ thể thời hạn: Không quá 02 ngày làm việc, trong trường hợp cá nhân/tổ chức vi phạm yêu cầu giải trình trực tiếp; không quá 05 ngày, trong trường hợp cá nhân/tổ chức vi phạm giải trình bằng văn bản.

(13) Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm. Nếu cá nhân vi phạm là người chưa thành niên, gửi cho cha/mẹ hoặc người giám hộ của người đó 01 bản.

(14) Họ và tên, chức vụ của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

(15) Ghi rõ lý do theo từng trường hợp cụ thể: Cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan khác….

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

5/5 – (3072 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin