Mẫu biên bản vi phạm hành chính (Mẫu số 01)
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Vậy, biên bản vi phạm hành chính được quy định ra sao?
Mục Lục
1. Quy định chung về xử lý vi phạm hành chính
1.1. Xử lý vi phạm hành chính là gì?
Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.”
1.2. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định nguyên tắc xử phạt bao gồm:
– Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
– Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
+ Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
– Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
Theo quy định tại ĐIều 5, các đối tượng bị xử phạt bao gồm:
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
+ Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
– Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
– Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
– Đối với những biện pháp như biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có quy định riêng về đối tượng bị áp dụng biện pháp này
– Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.
3. Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính có đặc điểm sau đây:
– Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính theo quy định cùa pháp luật. Nói cách khác, vi phạm hành chính là cơ sở để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Luật xừ lí vi phạm hành chính năm 2012 và các nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức, biện pháp phạm hành chính năm 2012, hoạt động xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
– Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định (Theo quy định của Điểu 11 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012, không xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đấng, sự kiện bất ngờ, bất khả kháng hoặc người thực hiện hành vỉ vi phạm hành chính là người không cổ năng lực trách nhiệm hành chính hoặc chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật. Các thuật ngữ cố liên quan đến quy định này đều được giải thích cụ thể tại Điều 2 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012.);
– Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lí phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng pháp luật;
– Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lí thích hợp;
– Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính; người bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền chửng minh không vi phạm hành chính;
– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức vi phạm cao gấp hai lần mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm.
– Nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng kí kết hôn. Theo quy định của khoản 1 Điều 28 Nghị định của Chính phủ số 110/2013/ND-CP ngày 24/9/2013 thi hành vi trên bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Như vậy, người thực hiện loại vi phạm hành chính này có thể bị xử phạt cảnh cáo với điều kiện họ thực hiện vi phạm đó lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ hoặc họ là người chưa đủ 16 tuổi.
4. Các hình thức xử lý vi phạm hành chính
Hiện nay, căn cứ theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì gồm có các hình thức xử phạt như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền;
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện đã được sử dụng để vi phạm hành chính;
– Trục xuất.
Trong đó hình phạt cảnh cáo và phạt tiền được quy định là hình phạt chính. Còn các hình phạt còn lại có thể được quy định là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung.
Do mức độ nguy hiểm của hành vi tới xã hội mà pháp luật sẽ quy định các hình phạt khác nhau đối với hành vi vi phạm hành chính. Đồng thời hình phạt sẽ được xem xét dựa trên độ tuổi nhất định, ngành nghề có tính chất chung hoặc dựa trên quốc tịch của người vi phạm.
5. Mẫu biên bản vi phạm hành chính (Mẫu số 01)
Mẫu biên bản số 01
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN1
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:…/BB-VPHC
…2, ngày … tháng … năm …
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Về …………………………………………………………..3
Căn cứ………………………………………………………………………………………………………………. 4
Hôm nay, hồi … giờ … ngày … tháng … năm ………., tại ……………………………………………..
Chúng tôi gồm:5……………………………………………………………………………………………………
Với sự chứng kiến của:6………………………………………………………………………………………..
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với:7
Ông (Bà)/Tổ chức:……………………………………………………………………………………………….
Ngày … tháng … năm sinh ………… Quốc tịch:…………………………………………………………..
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động:……………………………………………………………………………..
Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………………..
Giấy CMND hoặc hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số:…………………………………….
Cấp ngày: …………………………. Nơi cấp:…………………………………………………………………..
Đã có các hành vi vi phạm hành chính:8……………………………………………………………………..
Quy định tại9…………………………………………………………………………………………………………
Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại:10…………………………………………………………………………………..
Ý kiến trình bày của cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm:
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
Ý kiến trình bày của người chứng kiến:
…………………………………………………………………………………………………………………………
Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại
…………………………………………………………………………………………………………………………
Chúng tôi đã yêu cầu ông (bà)/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm xử lý vi phạm được áp dụng gồm:
…………………………………………………………………………………………………………………………
Tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ gồm:11
…………………………………………………………………………………………………………………………
Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Biên bản lập xong hồi giờ … ngày … tháng … năm …, gồm … tờ, được lập thành … bản có nội dung, giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.12
Lý do không ký biên bản:………………………………………………………………………………………..
Cá nhân/Tổ chức vi phạm gửi văn bản yêu cầu được giải trình đến ông/bà 13………………………. trước ngày … tháng … năm ………. để thực hiện quyền giải trình.
NGƯỜI HOẶC ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên)
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên)
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI
(Ký, ghi rõ họ tên)
____________
1 Ghi tên theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính (lưu ý: riêng đối với văn bản của UBND cấp xã thì phải ghi rõ cấp tỉnh, cấp huyện; UBND cấp huyện thì phải ghi rõ cấp tỉnh).
2 Ghi địa danh theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
3 Ghi lĩnh vực vi phạm hành chính theo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.
4 Ghi các căn cứ của việc lập biên bản (như: kết luận thanh tra, biên bản làm việc, kết quả ghi nhận của phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 64 Luật xử lý vi phạm hành chính… .).
5 Ghi họ tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị của người lập biên bản.
6 Ghi họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ của người chứng kiến. Nếu có đại diện chính quyền ghi rõ họ tên, chức vụ.
7 Ghi họ tên người vi phạm hoặc họ tên, chức vụ của đại diện tổ chức vi phạm.
8 Ghi tóm tắt hành vi vi phạm (ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm, xảy ra vi phạm, mô tả hành vi vi phạm; đối với vi phạm trên các vùng biển cần ghi rõ tên tàu, công suất máy chính, tổng dung tích/trọng tải toàn phần, tọa độ, hành trình).
9 Ghi điểm, khoản, điều của nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính.
10 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức bị thiệt hại.
11 Ghi rõ tên, số lượng, trọng lượng, đặc điểm, tình trạng, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại tang vật, phương tiện (nếu nhiều thì lập bản thống kê riêng).
12 Nếu cá nhân vi phạm là người chưa thành niên, gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó 01 bản.
13 Họ tên, chức vụ, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.