Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mới nhất

Khi giao kết hợp đồng, các bên đều mong muốn sẽ đạt được những mục đích nhất định sau khi kết thúc hợp đồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi hợp đồng đã được giao kết nhưng vì một số lý do nhất định có thể chủ quan hoặc khách quan mà hợp đồng không thể tiếp tục được thực hiện. Lúc này, việc cần làm là các bên sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng đã ký kết. Văn bản thể hiện cho việc thanh lý hợp đồng này đó là biên bản thanh lý hợp đồng. Hãy cùng Công ty Luật Apolo Lawyers tìm hiểu về mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mới nhất, nếu cần tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0903.419.479.

Trước hết, hãy cùng tìm hiểu về các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc thanh lý hợp đồng.

dich-vu-luat-su-apolo-lawyers

1. Biên bản thanh lý hợp đồng là gì

Khái niệm thanh lý hợp đồng lần đầu tiên xuất hiện và được ghi nhận trong Điều 28 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. 

Các bên phải cùng nhau thanh lý hợp đồng kinh tế trong trường hợp:

1- Hợp đồng kinh tế được thực hiện xong;

2- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thoả thuận kéo dài thời hạn đó;

3- Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ;

4- Khi hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện theo quy định tại đoạn 2, đoạn 3 Điều 24 hoặc Điều 25 của Pháp lệnh này.

Biên bản thanh lý hợp đồng có thể hiểu đơn giản là một văn bản thể hiện việc chấm dứt thỏa thuận liên quan đến hợp đồng các bên đã ký kết.

Tuy nhiên, hiện nay văn bản trên đã hết hiệu lực, văn bản đang còn hiệu lực là Bộ luật dân sự 2015 chỉ có quy định tại Điều 422 về 07 trường hợp chấm dứt hợp đồng đó là:

1. Hợp đồng đã được hoàn thành;

2. Theo thỏa thuận của các bên;

3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;

7. Trường hợp khác do luật quy định

Khi thuộc một trong các trường hợp trên, các bên trong hợp đồng phải xác định quyền, nghĩa vụ đã thực hiện, quyền và nghĩa vụ chưa thực hiện để giải quyết các hệ quả pháp lý về sau khi chấm dứt hợp đồng.

2. Mục đích lập biên bản thanh lý hợp đồng

Các văn bản pháp luật không có quy định về việc phải lập biên bản thanh lý hợp đồng. Nhưng trên thực tế, các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng vẫn sử dụng thuật ngữ thanh lý hợp đồng trong các giao dịch dân sự và thực hiện hợp đồng nhằm chấm dứt quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã được giao kết.

Thanh lý hợp đồng là sự xác nhận lại lần nữa việc hai bên đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mỗi bên theo nội dung hợp đồng đã giao kết hay chưa? Khi đó hai bên có còn ràng buộc với nhau nữa hay không? Biên bản thanh lý hợp đồng giúp tránh được những tranh chấp pháp lý không đáng có sau này.

Theo thỏa thuận, hai bên hoàn toàn có thể quyết định thời điểm thanh lý hợp đồng, kể cả khi nghĩa vụ chưa hoàn thành. Khi đó, bản chất của việc thanh lý hợp đồng có thể hiểu là sự ghi nhận lại tiến độ thực hiện hợp đồng của các bên. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực đặc thù, chỉ được thanh lý hợp đồng khi hủy bỏ hoặc khi hoàn thành hợp đồng.

Chẳng hạn, Luật Xây dựng quy định, Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp sau:

– Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;

– Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.

Thông thường việc thanh lý hợp đồng được thể hiện bằng Biên bản thanh lý hợp đồng, trong đó ghi nhận việc thực hiện hợp đồng của các bên. Mục đích của việc thanh lý hợp đồng thực chất nhằm hạn chế tranh chấp đối với những phần nghĩa vụ đã hoàn thành.

Vì thế, thông thường việc thanh lý hợp đồng chỉ thực hiện khi các bên đã hoàn thành mọi nghĩa vụ với bên còn lại, nhưng trong một số trường hợp để đảm bảo cho những nghĩa vụ đã thực hiện trong khi còn một số nghĩa vụ chưa thực hiện thì hai bên vẫn có thể tiến hành thanh lý hợp đồng và ghi rõ nội dung những nghĩa vụ chưa thực hiện để tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ đó.

dich-vu-luat-su-apolo-lawyers

3. Có bắt buộc lập Biên bản thanh lý hợp đồng?

Hiện nay, không có quy định nào bắt buộc các bên phải lập Biên bản thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình các bên trong hợp đồng đều hướng đến việc lập biên bản thanh lý hợp đồng để kết thúc hợp đồng đã giao kết. Nội dung cụ thể của biên bản này các bên có thể tự do thỏa thuận miễn là phù hợp với quy định pháp luật.

4. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG

(Thanh lý Hợp đồng  ……… số…….)

– Căn cứ Bộ luật Dân sự của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam năm 2015.

– Căn cứ vào Hợp đồng (1) …………………………….

– Căn cứ nhu cầu và khả năng của các Bên;

            Hôm nay, ngày …. tháng … năm ………., tại ……………………, chúng tôi gồm:

BÊN ……………………: (Sau đây gọi tắt là Bên A)

Ông: …………………………….       Sinh năm: ……………..

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ……………… do ……………………… cấp ngày …………..

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………….

Bà: ………………. …………………          Sinh năm: ……………..

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ……….. …………. do ………… …….. cấp ngày …………

Hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………………..

BÊN ………………………..: (Sau đây gọi tắt là Bên B)

Ông: ……………………………  Sinh năm: ……………..

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ……………. do ………………… cấp ngày …………

Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………………

Bà: ……………………      Sinh năm: ……………..

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ……………… do ……………………. cấp ngày …………..

Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………….

Chúng tôi tự nguyện cùng nhau lập và ký Văn bản này để thực hiện việc thanh lý Hợp đồng  …………… theo các thoả thuận sau đây:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

Ngày ……….., hai bên đã cùng nhau thỏa thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng ………………………………

Do ……………… nên các bên quyết định lập Văn bản thanh lý Hợp đồng ..……… nói trên.

2. Bằng việc lập và ký Văn bản thanh lý Hợp đồng này, chúng tôi chính thức tuyên bố: Hợp đồng………………… sẽ chấm dứt hiệu lực ngay sau khi chúng tôi ký vào Văn bản thanh lý Hợp đồng này.

ĐIỀU 2: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Việc thanh lý Hợp đồng nói trên là hoàn toàn tự nguyện, dứt khoát, không bị ép buộc và không kèm theo bất cứ điều kiện nào, không nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào.

Các bên không còn bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào liên quan đến Hợp đồng và cam kết không khiếu nại gì sau khi ký Biên bản thanh lý Hợp đồng này;

Chúng tôi đã đọc và đồng ý với nội dung Văn bản thanh lý Hợp đồng này, đồng thời ký tên, điểm chỉ vào Văn bản này làm bằng chứng.

Văn bản này được lập thành …..(….) bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ….bản.

                        Bên A                                                                              Bên B

              (ký, ghi rõ họ tên)                                                     (ký, ghi rõ họ tên)        

5. Tư vấn quy định về Biên bản thanh lý hợp đồng

Việc thanh lý hợp đồng diễn ra ngày càng phổ biến, kéo theo nhhu cầu xác lập biên bản thanh lý hợp đồng cũng tăng theo. Để soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng như thế nào để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình, bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Apolo Lawyers để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất về vấn đề này. Có hai phương thức liên lạc mà khách hàng có thể lựa chọn đó là qua email [email protected] hoặc số hotline 0903.419.479.

>>>  Xem thêm: 07 lưu ý về hợp đồng thử việc mà người lao động cần biết

>>> Xem thêm: Thực hiện công việc không được quy định tại hợp đồng ủy quyền

APOLO LAWYERS