Mẫu biên bản nghiệm thu dịch vụ và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

Biên bản nghiệm thu dịch vụ là gì? Biên bản nghiệm thu dịch vụ? Hướng dẫn soạn thảo biên bản nghiệm thu dịch vụ là gì? Dịch vụ?

    Dịch vụ được hiểu đơn giản là những sản phẩm hành hóa mang tính vô hình dưới dạng lao động thể lực, quản lý, kiến thức, khả năng tổ chức và những kỹ năng chuyên môn nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân hay tổ chức. Ngày nay, dưới sự phát triển không ngừng của thế giới, hoạt động cung ứng dịch vụ trở lên vô cùng đa dạng và phong phú. Trong hoàn cảnh đó, biên bản nghiệm thu dịch vụ ra đời và có vai trò quan trọng trong đời sống. Vậy, mẫu biên bản nghiệm thu dịch vụ được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc tìm hiểu về mẫu đơn này và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất.

    Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

    1. Biên bản nghiệm thu dịch vụ là gì?

    Ngành dịch vụ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, nó không hiện hữu trực tiếp nhưng mang lại những ý nghĩa to lớn. Bản chất của ngành dịch vụ là tất cả những gì liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu của con người. Trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ đang chiếm một vị trí quan trọng cùng với nông nghiệp và công nghiệp. Mẫu biên bản nghiệm thu dịch vụ được sử dụng để kiểm tra về chất lượng mà sản phẩm dịch vụ mang lại đem đến niềm tin cho người sử dụng và nâng cao uy tín của sản phẩm dịch vụ.

    Dịch vụ là sản phẩm hàng hóa không hiện hữu giải quyết các mối quan hệ giữa khách hàng hoặc tài sản mà khách hàng sở hữu với người cung cấp mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu. Với sự lớn mạnh và phát triển không ngừng của ngành dịch vụ, các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng và phổ biến, đem lại những lợi ích kinh tế to lớn cho cá nhân và xã hội.

    Mẫu biên bản nghiệm thu dịch vụ là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc nghiệm thu dịch vụ. Mẫu nêu rõ nội dung nghiệm thu, thông tin về dịch vụ được nghiệm thu…

    2. Mẫu biên bản nghiệm thu dịch vụ:

    CÔNG TY…

    Số: ……..

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    —————-

    ……. , ngày … tháng … năm …

    BIÊN BẢN

    NGHIỆM THU DỊCH VỤ

    1.Đối tượng nghiệm thu: Dịch vụ ……

    Thuộc Hợp đồng số: …..

    Địa điểm bàn giao:….

    Thời gian bàn giao:….. ngày ….. tháng …. Năm …..

    2. Thành phần tham gia nghiệm thu:

    Trưởng Ban kiểm nghiệm

    Họ tên:

    Chức vụ:

    Các thành viên ban kiểm nghiệm:

    Họ tên:

    Chức vụ:

    Họ tên:

    Chức vụ:

    Họ tên:

    Chức vụ:

    Đại diện bên cung ứng dịch vụ:

    Họ tên:

    Chức vụ:

    Đại diện bên sử dụng dịch vụ:

    Họ tên:

    Chức vụ:

    3.Kết quả kiểm tra:

    STT Mô tả dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Yêu cầu của Hợp đồng Kết quả kiểm tra 1 2 3 …..

    4.Kết luận của Ban kiểm nghiệm:

    • ……………
    • Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác (nếu có)

    Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về biên bản nghiệm thu này.

    TRƯỞNG BAN

    (Ký tên, đóng dấu)

    CÁC THÀNH VIÊN

    (Ký tên, đóng dấu)

    BÊN CUNG ỨNG

    (Ký tên, đóng dấu)

    BÊN SỬ DỤNG

    (Ký tên, đóng dấu)

    3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản nghiệm thu dịch vụ:

    – Phần mở đầu:

    + Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.

    + Thời gian và địa điểm lập biên bản nghiệm thu dịch vụ.

    – Phần nội dung chính của biên bản:

    + Thông tin đối tượng nghiệm thu.

    + Thông tin thành phần tham gia nghiệm thu.

    + Kết quả kiểm tra.

    + Kết luận của ban kiểm nghiệm.

    – Phần cuối biên bản:

    + Ký tên và đóng dấu của trưởng ban kiểm nghiệm.

    + Ký tên và đóng dấu của các thành viên.

    + Ký tên và đóng dấu của bên cung ứng.

    + Ký tên và đóng dấu của bên sử dụng.

    4. Dịch vụ:

    Cơ cấu:

    + Dịch vụ nước ta vô cùng đa dạng bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau:

    + Dịch vụ tiêu dùng.

    + Dịch vụ sửa chữa.

    + Dịch vụ nhà hàng, khách sạn.

    + Thương nghiệp.

    + Tài chính, tín dụng.

    + Dịch vụ công cộng

    + Giáo dục.

    + Y tế.

    + Văn hóa,…

    Các đặc trưng của dịch vụ:

    Các đặc trưng của dịch vụ bao gồm: tính vô hình, tính không tách rời giữa cung cấp và tiêu dùng dịch vụ tính không đồng đều về chất lượng, tính không dự trữ được, tính không chuyển đổi sở hữu.

    – Tính vô hình:

    + Khái niệm:

    Hàng hóa bình thường sẽ đều có có hình dáng, kích thước, màu sắc và thậm chí cả mùi vị khác nhau. Khách hàng có thể tự xem xét, đánh giá xem nó có phù hợp với nhu cầu của mình không. Ngược lại, sản phẩm dịch vụ lại mang tính vô hình, giác quan của khách hàng không nhận biết được trước khi mua các sản phẩm dịch vụ.

    Sản phẩm dịch vụ không thể xem xét, đánh giá bên ngoài về chất lượng, trọng lượng hay giá trị mà được đánh giá thông qua sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng. Các sản phẩm dịch vụ tốt sẽ được khách hàng tin tưởng và giới thiệu thêm người tiêu dùng mới.

    + Tác động của tính vô hình:

    Khách hàng khó hình dung ra sản phẩm dịch vụ

    Khách hàng khó thử trước khi mua, không thể cầm, nắm, xem xét sản phẩm.

    Khách hàng khó đánh giá chất lượng nếu không phải là sản phẩm có thương hiệu và uy tín.

    Có thể thông qua thương hiệu, giá cả để đánh giá chất lượng dịch vụ và tránh bị lừa.

    Tìm kiếm tư vấn của người quen, người bán hàng để tìm kiếm được sản phẩm dịch vụ phù hợp.

    – Tính không tách rời giữa cung cấp và tiêu dùng dịch vụ:

    + Khái niệm:

    Hàng hóa được sản xuất tập trung tại một nơi, rồi vận chuyển đến nơi có nhu cầu. Khi ra khỏi dây chuyền sản xuất thì hàng hóa đã hoàn chỉnh. Dó đó, nhà sản xuất có thể đạt được tính kinh tế theo quy mô do sản xuất tập trung, hàng loạt, và quản lý chất lượng sản phẩm tập trung. Nhà sản xuất cũng có thể sản xuất khi nào thuận tiện, rồi cất trữ vào kho và đem bán khi có nhu cầu. Do vậy, họ dễ thực hiện cân đối cung cầu. Nhưng quá trình cung cấp dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời. Người cung cấp dịch vụ và khách hàng phải tiếp xúc với nhau để cung cấp và tiêu dùng dịch vụ tại các địa điểm và thời gian phù hợp cho hai bên.

    + Tác động của tính không tách rời giữa cung cấp và tiêu dùng dịch vụ:

    Khách hàng phải có mặt để hưởng thụ dịch vụ.

    Khách hàng phải đến địa điểm cung cấp dịch vụ.

    Chịu ảnh hưởng bởi quá trình cung cấp dịch vụ, thái độ của người cung cấp dịch vụ và môi trường nơi xảy ra quá trình cung cấp.

    Khó đạt được sự đồng đều về chất lượng.

    Khó cân bằng giữa cung và cầu của các sản phẩm dịch vụ.

    – Tính không đồng đều về chất lượng

    Dịch vụ không thể được cung cấp hàng loạt, tập trung như sản xuất hàng hóa khác. Do vậy, nhà cung cấp khó kiểm tra chất lượng theo một tiêu chuẩn thống nhất. Mặt khác, sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ lại chịu tác động mạnh bởi kỹ năng, thái độ của người cung cấp dịch vụ. Do vậy, khó có thể đạt được sự đồng đều về chất lượng dịch vụ ngay trong một ngày. Dịch vụ càng nhiều người phục vụ thì càng khó đảm bảo tính đồng đều về chất lượng.

    – Tính không dự trữ được

    DV chỉ tồn tại vào thời gian mà nó được cung cấp. Do vậy, dịch vụ không thể sản xuất hàng loạt để cất vào kho dự trữ, khi có nhu cầu thị trường thì đem ra bán như sản phẩm hàng hóa ở các ngành khác.

    – Tính không chuyển quyền sở hữu được

    Khi mua một hàng hóa, khách hàng được chuyển quyền sở hữu và trở thành chủ sở hữu hàng hóa mình đã mua. Khi mua dịch vụ thì khách hàng chỉ được quyền sử dụng dịch vụ, được hưởng lợi ích mà dịch vụ mang lại trong một thời gian nhất định mà thôi.

    Đặc điểm phân bố

    Sự phân bố của các hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào sự phân bố của các đối tượng đòi hỏi dịch vụ. Đối với các khu đô thị, thành phố, đồng bằng nơi tập trung dân cư và các ngành sản xuất thì ngành dịch vụ rất phát triển. Đối với các vùng núi, cư dân tập trung thưa thớt, người dân thường không có nhiều nhu cầu về các ngành dịch vụ mà thực hiện theo tính chất tự cung, tự cấp.

    Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta. Đây là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước. Ở hai thành phố này tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu. các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu. Đây cũng là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta. Các dịch vụ khác như quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hóa, nghệ thuật, ăn uống,… đều phát triến mạnh.

    Vai trò:

    – Cung cấp nguyên vật liệu và các vật tư sản xuất cho các ngành khác.

    – Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước khác.

    – Cung cấp một nguồn lớn các việc làm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, giúp nền kinh tế của đất nước phát triển.

    – Khai thác tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại phục vụ con người.

    – Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế.

    – Đóng góp tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP.

    Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của dịch vụ:

    – Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến đầu tư, bổ sung lao động dịch vụ.

    Ví dụ: Kinh tế phát triển, nhiều máy móc ra đời phục vụ cho việc sản xuất và thu hoạch của người nông dân giúp cho người nông dân làm việc ít, từ đó phát triển ngành dịch vụ.

    – Quy mô, cơ cấu dân số ảnh hưởng nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.

    Ví dụ: Việt Nam dân số đông, cơ cấu trẻ, tuổi đi học cao thì dịch vụ giáo dục ưu tiên phát triển.

    – Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng mạng lưới dịch vụ.

    Ví dụ: Dân cư đông, mạng lưới dịch vụ dày; dân cư phân tán, khó khăn cho ngành dịch vụ.

    – Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ.

    Ví dụ: Việt Nam có tập quán thăm hỏi lẫn nhau vào các ngày lễ tết, thì dịch vụ giao thông vận tải, mua bán tăng cường.

    – Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng sức mua và nhu cầu dịch vụ.

    Ví dụ: Mức sống cao thì sức mua tăng…

    – Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử, cơ sở hạ tầng du lịch ảnh hưởng sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.

    Ví dụ: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Tràng An,… ngành dịch vụ du lịch phát triển và các ngành dịch vụ khác cũng phát triển.