Mẫu biên bản bàn giao ba bên và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

Mẫu biên bản bàn giao ba bên là gì? Mẫu biên bản bàn giao ba bên? Hướng dẫn soạn thảo? Tham khảo một số mẫu biên bản khác liên quan?

    Hiên nay, mẫu biên bản bàn giao là mẫu biên bản được sử dụng rất phổ biến như: mẫu biên bản bàn giao tài sản; mẫu biên bản bàn giao thiết bị, máy móc; mẫu biên bản giao nhận tài liệu, hồ sơ; mẫu biên bản góp vốn kinh doanh;… trong đó có mẫu biên bản bàn giao ba bên. Vậy mẫu biên bản bàn giao ba bên là gì? Mẫu biên bản bàn giao được dùng để làm gì?

    Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

    1. Mẫu biên bản bàn giao ba bên là gì?

    Biên bản bàn giao ba bên là văn bản của cá nhân, cơ quan, tổ chức lập ra để ghi chép việc bàn giao ba bên. sử dụng nhằm ghi nhận lại sự việc giao nhận hàng hóa, tài liệu, chứng cứ,….. giữa các bên

    Biên bản bàn giao là một văn bản thể hiện sự thỏa thuận của hai bên trong việc giao nhận hàng hóa, tài sản, tài liệu… đã xảy ra trên thực tế. Bên giao đã giao hàng và bên nhận đã nhận hàng theo như sự thỏa thuận của hai bên trước đó.

    Biên bản giao nhận 3 bên là văn bản của cá nhân, cơ quan, tổ chức sử dụng nhằm ghi nhận lại sự việc giao nhận hàng hóa, tài liệu, chứng cứ,….. giữa các bên, ghi chép lại toàn bộ nội dung buổi bàn giao, trong đó có sự tham gia của ba bên trong quan hệ nhằm thực hiện mục đích nhất định.

    Xem thêm: Mẫu biên bản bàn giao tài liệu 2023 kèm hướng dẫn cách lập

    2. Mẫu biên bản bàn giao ba bên:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ———-

    (1) ……, ngày…..tháng…….năm 20…..

    BIÊN BẢN BÀN GIAO BA BÊN

    (V/v: (2)….)

    – Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;

    – Căn cứ Nội dung bàn giao về việc……ngày…/…/…..;(3)

    Hôm nay, ngày….. tháng….. năm ……,chúng tôi gồm các bên sau: (4)

    BÊN BÀN GIAO ( BÊN A)

    Tên công ty:……(5)

    Mã số doanh nghiệp:………(6)

    Trụ sở chính:……(7)

    Điện thoại:……..Email:…..(8)

    Người đại diện theo pháp luật Ông/Bà:…… Chức vụ:…(9)

    BÊN NHẬN BÀN GIAO ( BÊN B)

    Họ và tên:….. Năm sinh:………(10)

    CMND/CCCD số:………Ngày cấp:…../…./….. Nơi cấp:…(11)

    Nơi ĐKHKTT:…(12)

    Chỗ ở hiện nay: ……(13)

    Điện thoại:………(14)

    BÊN CÓ LIÊN QUAN ( BÊN C)

    Tên công ty:………( 15)

    Mã số doanh nghiệp:……(16)

    Trụ sở chính……(17)

    Điện thoại:……….. Email:……(18)

    Người đại diện theo pháp luật Ông/Bà:….. Chức vụ:…(19)

    Sau quá trình bàn bạc chúng tôi đã đi đến thống nhất các nội dung trong cuộc họp ngày …./…./….. tại địa điểm………như sau:(20)

    Bên A đồng ý bàn giao tài sản ……. Cho bên B, bên B có trách nhiệm nhận tài sản đúng thời gian địa điểm nêu trong hợp đồng. Bên C có liên quan xem xét , thẩm định tài sản và có trách nhiệm đảm bảo tính khách quan của buổi bàn giao…(21)

    1.Thông tin tài sản bàn giao: (22) 

    – Tài sản

    – Tài sản

    – …

    2. Nội dung bàn giao: (23) 

    -……

    -……

    -……

    3. Giá trị tài sản bàn giao (24) 

     Tài sản … có giá trị là:…….. VNĐ (Số tiền bằng chữ:……….)

    ……

    4. Mục đích sử dụng tài sản bàn giao (25)

    – Bên A bàn giao tài sản……cho bên B với mục đích:……

    – Bên B nhận tài sản ……. nhằm ………

    5. Hình thức thanh toán: ( 26) 

    Bên B có nghĩa vụ thanh toán đây đủ cho bên A bằng hình thức thanh toán qua tài khoản ngân hàng.

    Thông tin tài khoản:

    Chủ tài khoản nhận tiền:

    Số tài khoản:

    Tại ngân hàng:

    ………

    6. Quyền và nghĩa vụ của các bên (27) 

    ……

    7. Ý kiến của các bên (28) 

    ……

    ……

    8. Kết luận (29) 

    ………

    Buổi bàn giao kết thúc vào hồi….h, ngày…tháng…năm … Tại……(30)

    Các bên cam kết thực hiện nghiêm túc các nội dụng của Biên bản và điều khoản của Hợp đồng đã xác lập giữa các bên. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh thì các bên cùng bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác và đảm bảo quyền lợi của các bên.

    Biên bản này có hiệu lực kể từ ngày ký và hết hiệu lực khi các bên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong Biên bản này.

    Biên bản này được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau.

    ĐẠI DIỆN BÊN A

    ĐẠI DIỆN BÊN B

    ĐẠI DIỆN BÊN C

    Xem thêm: Biên bản giao nhận hàng hóa, xác nhận khối lượng vật tư, hàng hóa

    3. Hướng dẫn soạn thảo:

    (1) : Điền ngày, tháng, năm lập biên bản

    (2): Điền tên biên bản

    (3): Điền ngày, tháng, năm căn cứ nội dung bàn giao việc

    (4): Điền ngày, tháng, năm lập biên bản

    (5): Điền tên bên bàn giao ( bên A)

    (6): Điền mã số doanh nghiệp của bên bàn giao

    (7): Điền trụ sở chính của bên bàn giao.

    (8): Điền số điện thoại/ email của bên bàn giao

    (9): Điền tên người đại diện theo pháp luật và chức vụ của họ

    (10): Điền tên, năm sinh của bên nhận bàn giao ( bên B)

    (11): Điền số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, ngày, tháng, năm, nơi cấp

    (12): Điền nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của bên nhận bàn giao

    (13): Điền chỗ ở hiện nay của bên nhận bàn giao

    (14): Điền số điện thoại của bên nhận bàn giao

    (15): Điền tên của bên liên quan ( bên C)

    (16): Điền mã số doanh nghiệp của bên liên quan

    (17): Điền trụ sở chính của bên liên quan

    (18): Điền số điện thoại của bên liên quan

    (19): Điền tên người đại diện theo pháp luật và chức vụ của bên liên quan

    (20): Điền ngày, tháng, năm, địa điểm họp bàn giao ba bên

    (21): Điền nội dung biên bản

    (22): Điền thông tin bàn giao tài sản

    (23): Điền nội dung bàn giao tài sản

    (24): Điền giá trị tài sản bàn giao

    (25): Điền mục đích sử dụng tài sản bàn giao

    (26): Điền hình thức thanh toán

    (27): Điền quyền và nghĩa vụ của các bên

    (28): Điền ý kiến của các bên

    (29): Điền kết luận

    (30): Điền ngày, tháng, năm, địa điểm kết thúc buổi bàn giao

    * Những lưu ý khi làm biên bản giao nhận

    – Cung cấp đầy đủ thông tin hai bên.

    – Soạn song song với hợp đồng mua bán hay vận chuyển hàng hóa. Bạn không nên để tới cuối mới vội vàng soạn thảo biên nhận. Như thế vừa dễ xảy ra sai sót, vừa không theo sát được tiến trình giao nhận.

    – Chữ ký “tươi”. Đó chính dấu hiệu biểu tượng cho sự đồng tình của cả hai phía. Nếu như biên bản không được ký tên hoặc đóng dấu đầy đủ thì biên bản đó được xem như không có giá trị pháp lý.

    – Biên nhận bàn giao các loại phải được sao ra thành hai bản. Mỗi bên tham gia giao nhận sẽ giữ một bản để làm cơ sở pháp lý cho mình nếu không may xảy ra tranh chấp. Mỗi biên bản giao nhận này đều có giá trị pháp lý như nhau.

    – Mỗi loại biên bản giao nhận sẽ được soạn thảo với đôi chút khác biệt.

    – Mẫu biên nhận phải được bảo quản thật tốt. Các bên tham gia có trách nhiệm sử dụng biên bản một cách cẩn thận và đúng với pháp luật.

    Bàn giao sản phẩm trong hợp đồng xây dựng được quy định như sau:

    Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng xây dựng ( Điều 13 Nghị định 37/2015/NĐ- CP)

    – Yêu cầu về chất lượng sản phẩm của hợp đồng xây dựng:

    + Chất lượng sản phẩm của hợp đồng xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng, tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng theo quy định của pháp luật. Các bên tham gia hợp đồng phải thỏa thuận trong hợp đồng về quy chuẩn, tiêu chuẩn (tiêu chuẩn và quy chuẩn Quốc gia), chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm của hợp đồng xây dựng.

    + Đối với thiết bị, hàng hóa nhập khẩu ngoài quy định tại Điểm a Khoản này còn phải quy định về nguồn gốc, xuất xứ.

    – Nghiệm thu, bàn giao sản phẩm các công việc hoàn thành:

    + Các thỏa thuận về quy trình nghiệm thu, bàn giao của các bên tham gia hợp đồng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

    + Các công việc cần nghiệm thu, bàn giao; căn cứ nghiệm thu, bàn giao; quy trình, thời điểm nghiệm thu, bàn giao sản phẩm các công việc hoàn thành; thành phần nhân sự tham gia nghiệm thu, bàn giao; biểu mẫu nghiệm thu, bàn giao; các quy định về người ký, các biên bản, tài liệu nghiệm thu, bàn giao phải đúng với quy định của pháp luật và được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

    + Các bên chỉ được nghiệm thu, bàn giao các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

    + Đối với những công việc theo yêu cầu phải được nghiệm thu trước khi chuyển qua các công việc khác, bên nhận thầu phải thông báo trước cho bên giao thầu để nghiệm thu theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

    + Đối với các sản phẩm sai sót (chưa bảo đảm yêu cầu của hợp đồng) thì phải được sửa chữa, trường hợp không sửa chữa được thì phải loại bỏ. Bên nào gây ra sai sót thì bên đó phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến sửa chữa, kiểm định lại và các chi phí khác liên quan đến việc khắc phục sai sót, cũng như tiến độ thực hiện hợp đồng.

    Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng ( Điều 14 Nghị định 37/2015/NĐ- CP)

    – Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi các bên đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng xây dựng đã ký.

    – Bên nhận thầu có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết thực hiện hợp đồng trình bên giao thầu chấp thuận để làm căn cứ thực hiện.

    – Tiến độ thực hiện hợp đồng phải thể hiện các mốc hoàn thành, bàn giao các công việc, sản phẩm chủ yếu.

    – Đối với hợp đồng thi công xây dựng của gói thầu có quy mô lớn, thời gian thực hiện dài, thì tiến độ thi công có thể được lập cho từng giai đoạn.

    – Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị, tiến độ cung cấp thiết bị phải thể hiện các mốc bàn giao thiết bị, trong đó có quy định về số lượng, chủng loại thiết bị cho từng đợt bàn giao.

    – Đối với hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay, ngoài tiến độ thi công cho từng giai đoạn còn phải lập tiến độ cho từng loại công việc (lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng).

    – Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng trên cơ sở bảo đảm chất lượng sản phẩm của hợp đồng. Trường hợp đẩy nhanh tiến độ đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì bên nhận thầu được xét thưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng.

    – Việc điều chỉnh tiến độ của hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định này.