Mẫu báo cáo tổng hợp chuẩn mới nhất theo Nghị định 30

Luật Minh Khuê có cung cấp mẫu báo cáo tổng hợp quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP để quý khách tham khảo.

1. Quy định về chế độ báo cáo

Chế độ báo cáo định kỳ là chế độ báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp của các cơ quan hành chính nhà nước, được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần.

Chế độ báo cáo chuyên đề là chế độ báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu về một chủ đề nào đó và phải thực hiện một hoặc nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định.

Chế độ báo cáo đột xuất là chế độ báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh bất thường.

Nguyên tắc chung về việc ban hành chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước

– Bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền; đồng thời, phục vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện chế độ báo cáo đối với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng nhân dân cùng cấp.

– Nội dung chế độ báo cáo phù hợp với quy định tại các văn bản do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan, người có thẩm quyền thuộc hệ thống hành chính nhà nước ban hành.

– Chế độ báo cáo chỉ được ban hành khi thật sự cần thiết để phục vụ mục tiêu quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền.

– Chế độ báo cáo phải phù hợp về thẩm quyền ban hành và đối tượng yêu cầu báo cáo, bảo đảm rõ ràng, thống nhất, đồng bộ, khả thi và không trùng lắp với chế độ báo cáo khác. Giảm tối đa yêu cầu về tần suất báo cáo nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực trong thực hiện chế độ báo cáo.

– Các số liệu yêu cầu báo cáo phải đồng bộ, thống nhất về khái niệm, phương pháp tính và đơn vị tính để bảo đảm thuận lợi cho việc tổng hợp, chia sẻ thông tin báo cáo.

– Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo, chuyển dần từ báo cáo bằng văn bản giấy sang báo cáo điện tử. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện chế độ báo cáo và công tác phối hợp, chia sẻ thông tin báo cáo.

 

2. Quy định về văn bản báo cáo

Báo cáo là một loại văn bản được sử dụng để trình bày kết quả, sự việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong khoảng thời gian nhất định cho cá nhân, cơ quan có thẩm quyền nhằm đánh giá tình hình thực tế trong quản lý và phát triển cơ quan, doanh nghiệp.

Văn bản là thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định

Văn bản điện tử là văn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu được tạo lập hoặc được số hóa từ văn bản giấy và trình bày đúng thể thức, kỹ thuật, định dạng theo quy định

Báo cáo là một loại văn bản hành chính (gồm văn bản giấy và văn bản điện tử) của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thể hiện tình hình, kết quả thực hiện công việc nhằm giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền có thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá, điều hành và ban hành các quyết định quản lý phù hợp.

* Thể thức văn bản cáo cáo

 Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.

– Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính

+  Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

+ Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

+  Số, ký hiệu của văn bản.

+ Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

+ Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

+ Nội dung văn bản.

+ Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

+ Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

+  Nơi nhận.

Ngoài các thành phần trên, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác

+ Phụ lục.

+ Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.

+  Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.

+  Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax

* Nguyên tắc, yêu cầu quản lý công tác văn thư

Nguyên tắc

Công tác văn thư được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật.

– Yêu cầu

+ Văn bản của cơ quan, tổ chức phải được soạn thảo và ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật: Đối với văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đối với văn bản chuyên ngành do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực căn cứ Nghị định 30/2020/NĐ-CP để quy định cho phù hợp; đối với văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định 30/2020/NĐ-CP;

+ Tất cả văn bản đi, văn bản đến của cơ quan, tổ chức phải được quản lý tập trung tại Văn thư cơ quan để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký, trừ những loại văn bản được đăng ký riêng theo quy định của pháp luật.

+ Văn bản đi, văn bản đến thuộc ngày nào phải được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn Bản đến có các mức độ khẩn: “Hỏa tốc”, “Thượng khẩn” và “Khẩn” phải được đăng ký, trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.

+ Văn bản phải được theo dõi, cập nhật trạng thái gửi, nhận, xử lý.

+ Người được giao giải quyết, theo dõi công việc của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lập hồ sơ về công việc được giao và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.

+ Con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức phải được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

3. Mẫu báo cáo tổng hợp năm 2023

* Nguyên tắc soạn thảo văn bản

– Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục đích, nội dung của văn bản cần soạn thảo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giao cho đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản.

– Đơn vị hoặc cá nhân được giao chủ trì soạn thảo văn bản thực hiện các công việc: Xác định tên loại, nội dung và độ mật, mức độ khẩn của văn bản cần soạn thảo; thu thập, xử lý thông tin có liên quan; soạn thảo văn bản đúng hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày.

Đối với văn bản điện tử, cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản ngoài việc thực hiện các nội dung nêu trên phải chuyển bản thảo văn bản, tài liệu kèm theo (nếu có) vào Hệ thống và cập nhật các thông tin cần thiết.

– Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung bản thảo văn bản, người có thẩm quyền cho ý kiến vào bản thảo văn bản hoặc trên Hệ thống, chuyển lại bản thảo văn bản đến lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản để chuyển cho cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản.

– Cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị và trước pháp luật về bản thảo văn bản trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao.

Mẫu báo cáo đảng viên

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Hải Phòng, ngày 4 tháng 3 năm 2023

BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÁ NHÂN

(V/v Đề nghị khen thưởng bằng khen)

I. SƠ YẾU LÝ LỊCH

– Họ và tên đảng viên: Nguyễn Văn Tuấn; Giới tính: Nam

– Ngày, tháng, năm sinh: 27/2/1970

– Ngày vào Đảng: 5/3/2021 Ngày chính thức 5/3/2022

– Đơn vị công tác: Công ty trách nhiệm hữu hạn Hotel Mai Về

– Chức vụ hiện nay (đảng, chính quyền): Đảng viên

II. Thành tích đã đạt được

1. Thành tích của đảng viên

– Trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: Kết quả đạt được về số lượng, chất lượng; áp dụng sáng kiến, sửa đổi lề lối làm việc, cải cách hành chính,

– Thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước; rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức; vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng đảng và các đoàn thể; tham gia các hoạt động nơi cư trú, hoạt động xã hội khác.

– Đối với đảng viên làm công tác quản lý, nêu thêm vai trò của bản thân đối với tập thể cấp ủy, lãnh đạo và tóm tắt thành tích của đơn vị.

2. Danh hiệu khen thưởng đã nhận được

– Danh hiệu khen thưởng của các cấp ủy Đảng: Huy hiệu Đảng viên 30 tuổi đảng

– Danh hiệu khen thưởng của Nhà nước, đoàn thể.

 

CẤP ỦY NƠI ĐẢNG VIÊN SINH HOẠT

ĐẢNG VIÊN BÁO CÁO

 

 

Trên đây là mẫu báo cáo của Luật Minh Khuê cung cấp để quý khách tham khảo. Trong trường hợp quý khách có mong muốn sử dụng dịch vụ soạn thảo báo cáo hay có bất cứ khúc mắc nào về pháp luật vui lòng liên hệ trực tiếp Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến theo số Hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ một cách nhanh và hiệu quả nhất. Luật Minh Khuê xin chân thành cảm ơn !