Mẫu báo cáo thực tập sư phạm mầm non

Thực tập sư phạm để giúp sinh viên mở rộng thêm kiến thức và thực hành chuyên môn, giúp sinh viên sư phạm mầm non có thêm những kinh nghiệm quý báu để làm hành trang bước vào tương lai vững vàng hơn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Mẫu báo cáo thực tập sư phạm mầm non.

Báo cáo thực tập là bản tổng kết lại những kỹ năng, trải nghiệm và bài học trong quá trình sinh viên tham gia kỳ thực tập tại một cơ quan, hay doanh nghiệp nào đó.

Báo cáo thực tập cũng là một bài tập quan trọng bắt buộc phải có để sinh viên có thể thành công tốt nghiệp ra trường. Việc trình bày báo cáo thực tập tốt sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt giảng viên của mình cũng như với công ty, doanh nghiệp nơi bạn tham gia kỳ thực tập.

Một báo cáo thực tập đạt yêu cầu sẽ có bố cục, nội dung và bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp được trình bày rõ ràng, đơn giản nhưng vẫn đẹp mắt. Hãy tham khảo những lưu ý sau của TopCV để nắm được cách thực hiện một bản báo cáo thực tập “chuẩn chỉnh” nhé!

Bước 1: Lời mở đầu báo cáo thực tập

Lời mở đầu báo cáo thực tập được đánh giá là vô cùng quan trọng bởi đây sẽ là những câu chữ đầu tiên được đọc. Vì vậy bạn hãy lưu ý trau chuốt cho phần này, viết súc tích, ngắn gọn nhưng vẫn nêu ra đầy đủ những nội dung cần xuất hiện như:

Bước 2: Tóm tắt những ý cần nêu trong báo cáo thực tập

Chương 1: Tổng quan về cơ sở thực tập

Trong phần này bạn cần trình bày thông tin về cơ quan, doanh nghiệp mà bạn thực tập một cách khái quát nhất. Phần này chỉ nên trình bày ngắn gọn trong khoảng 2 trang giấy, không nên trình bày quá lan man, dài dòng. Các thông tin này bao gồm:

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Trong phần cơ sở lý thuyết bạn cần ghi tóm tắt những kinh nghiệm, kiến thức đã học được trong quá trình thực tập để áp dụng giải quyết các vấn đề được đề cập đến trong báo cáo.

Chương 3: Nội dung thực tập tại cơ quan/đơn vị tiếp nhận

Đây là chương có nội dung vô cùng quan trọng và chiếm phần lớn số điểm trong báo cáo thực tập tốt nghiệp của bạn. Trong chương 3, bạn cần trình bày cụ thể các nội dung sau:

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Đây chính là phần sẽ nhận được số điểm lớn nhất trong báo cáo thực tập. Thầy cô hướng dẫn sẽ dựa vào phần tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm và bài học bạn rút ra trong quá trình thực tập để đưa ra đánh giá chính xác, chính vì vậy bạn hãy trình bày chăm chút cho chương này hơn nhé. Một số nội dung bạn cần trình bày trong chương 4: Kết quả nghiên cứu như sau:

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Phần này nằm cuối của báo cáo. Bạn chỉ nên trình bày trong khoảng 2 trang giấy và bao gồm các nội dung chính sau:

Bước 3: Kết luận báo cáo thực tập

Đây là phần chốt lại cuối cùng của báo cáo thực tập. Phần này bạn bắt buộc phải trình bày một cách ấn tượng.

Nếu như trong phần mở đầu bạn cần phải trau chuốt để thu hút được sự chú ý của thầy cô hướng dẫn thì phần kết luận báo cáo thực tập sẽ giúp bạn nhấn mạnh lại được toàn bộ nội dung quan trọng trong báo cáo thực tập và để lại ấn tượng với người đọc.

Tùy thuộc vào độ dài của bản báo cáo và các nội dung mà bạn đã trình bày trong bản báo cáo để đưa ra lời kết luận ngắn gọn, súc tích và phù hợp nhất.

Bước 4: Lời cảm ơn trong báo cáo thực tập

Lời cảm ơn trong báo cáo thực tập được trình bày đơn giản nhưng cũng không kém phần trang trọng.

Lời cảm ơn ở đây không chỉ thể hiện sự cảm ơn với thầy cô hướng dẫn, mà còn thể hiện sự biết ơn sâu sắc tới nhà trường, tới các thầy cô giáo đã dạy dỗ bạn trong nhiều năm học tại trường. Ngoài ra, bạn cũng cần thể hiện sự biết ơn sâu sắc tới những đồng nghiệp trong doanh nghiệp, cơ quan đã tạo điều kiện và từng bước hướng dẫn bạn trong suốt quá trình thực tập.

Bước 5: Bìa báo cáo thực tập

Sau khi nội dung đã hoàn tất, bạn cần phải chú ý đến bìa ngoài của báo cáo thực tập tốt nghiệp. Mẫu bìa báo cáo thực tập đẹp phải đơn giản, tinh tế nhưng cũng phải đúng chuẩn để gây ấn tượng tốt với những vị giám khảo.

Bìa báo cáo thực tập thường được trình bày bằng khung viền đơn giản nhưng trang trọng, phổ biến nhất là kiểu đường kẻ song song hai bên, một đường lớn và một đường nhỏ. Hãy chú ý căn chỉnh bài sách có đường viền dư hợp lý để lúc đóng sách không bị đóng vào phần khung của bìa nhé.

Giáo dục mầm non là nền tảng cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Và người trực tiếp gánh vác trách nhiệm là đội ngũ giáo viên mầm non luôn phấn đấu hết mình. Và sau khi được học lý thuyết tại trường thì việc áp dụng thực tập sư phạm tại trường mầm non là khoảng thời gian quý báu để các giáo sinh có thể tiếp cận và có kinh nghiệm hơn trong công việc giảng dạy.

Bên cạnh đó việc viết báo cáo thu hoạch là nhiệm vụ quan trọng của giáo sinh nhằm thể hiện những hiểu biết của mình sau đợt thực tập, nắm được những kiến thức trong ngành và áp dụng khi ra trường.

Tham khảo mẫu báo cáo thực tập sư phạm mầm non ngay dưới đây:

LỜI CẢM ƠN

Mở đầu bài báo cáo em xin được gửi đến các thầy cô giáo giảng dạy, đội ngũ giáo viên trường mầm non ………………. lời cảm ơn sâu sắc. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô trường …………. đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường đặc biệt trong học kỳ này.

Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy cô. Bài báo cáo thực tập thực hiện trong khoảng thời gian 8 tuần. Bước đầu đi vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.

Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các cô của trường mầm non ………………. đã tạo điều kiện cho em được thực tập ở ngôi trường có đầy đủ điều kiện như vậy để em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập này.

Em xin chân thành cảm ơn!

GIÁO SINH THỰC HIỆN

PHẦN I

MỞ ĐẦU

I. LÍ DO VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP SƯ PHẠM:

– Thực tập sư phạm là hoạt động giáo dục đặc thù của các trường sư phạm nhằm hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cần thiết của nhà giáo cho giáo sinh theo mục tiêu đào tạo đã đề ra.

– Cáo thu hoạch là nhiệm vụ quan trọng của giáo sinh nhằm thể hiện những hiểu biết của mình sau đợt thực tập, nắm được những kiến thức trong ngành và áp dụng khi ra trường. Đây cũng là một văn bản để nhà trường đánh giá kết quả đạt được của mỗi sinh viên, bên cạnh đó viết báo cáo sẽ giúp sinh viên thực tập củng cố, rút kinh nghiệm cũng như tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát huy tính chủ động sáng tạo trong bản thân mỗi sinh viên.

– Là một người giáo viên mần non tương lai, em nhận thấy nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng chính vì vậy mà thực tập sư phạm là thời gian quan trọng và quý báu để giáo sinh tiếp cận các cháu thâm nhập thực tế giáo dục, tìm hiểu tâm lí tình cảm của các cháu đồng thời trải nghiệm việc thiết kế và thực hiện tiết dạy cũng như công tác chủ nhiệm, thể hiện hiểu biết của mình trong ngành, bổ sung những kiến thức còn thiếu để mình hiểu biết ngày càng tốt hơn. Để có thể trau dồi những kinh nghiệm và thực hiện tốt những công việc được giao một cách tốt hơn. Vì vậy, em viết báo cáo thực tập như một phần củng cố thêm kiến thức chuyên ngành của mình

II. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI VIẾT BÁO CÁO

1. Nhiệm vụ:

Viết báo cáo thu hoạch là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, báo cáo là bản thu hoạch nêu lên được những kết quả trong quá trình đi thực tập, thực tế tại trường, vì thế trong bài báo cáo cần làm rõ được một số nhiệm vụ nổi bật khi thực tập ở trường như:

  • Tìm hiểu thực tế giáo dục của trường mầm non nơi thực tập
  • Dự giờ giảng mẫu
  • Soạn giáo án
  • Thực tập công tác chủ nhiệm, công tác quản lý nhóm lớp, soạn giảng
  • Ngoài việc giảng dạy và công tác chủ nhiệm em còn làm các công việc sau:

+ Tham gia đón trả trẻ, trao đổi với phụ huynh

+ Cho trẻ dùng bữa

+ Tham gia trang trí lớp học theo chủ điểm

+ Cùng sinh hoạt, vui chơi với trẻ

+ Vệ sinh cho trẻ

+ Làm một số các hoạt động của nhà trẻ và mẫu giáo

2. Phạm vi viết báo cáo

Phạm vi viết báo cáo thu hoạch rất ngắn vì thời gian thực tập tại trường chỉ ít, em viết về công việc trực tiếp giảng dậy và làm công tác chủ nhiệm.

+ Về thực hiện công tác giảng dạy em dạy trên các lĩnh vực:

  • Phát triển thể chất dinh dưỡng
  • Phát triển ngôn ngữ
  • Phát triển tình cảm xã hội
  • Phát triển nhận thức
  • Phát triển thẩm mỹ
  • Các hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời

+ Về làm công tác chủ nhiệm em thực hiện các công việc

  • Đón trả trẻ
  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ
  • Tổ chức giờ ăn, giờ ngủ cho trẻ
  • Tổ chức các hoạt động phục vụ và hoạt động diễn ra trong ngày.
2/ Lịch trình thực tập sư phạm

Tuần lễ
Nội dung công việc
Ghi chú

Từ ngày ………..

Đến ……….

Đến nơi thực tập làm thủ tục nhận phân công công tác thực tập tại trường.

Nghe báo cáo của nhà trường và địa phương.

Tìm hiểu hoạt động giáo dục của nhà trường và địa phương.

Dự giờ mẫu nhà trẻ, mẫu giáo, làm công tác chủ nhiệm.

Từ ngày ……..

Đến ……….

Tập soạn bài, giảng bài, đồ dùng dạy học, tập giảng theo nhóm, giảng tập trên lớp có đánh giá xếp loại. Tiếp tục làm công tác chủ nhiệm.

Từ ngày 05/04/2019 đến ngày 15/04/2019
Hoàn thiện hồ sơ sổ sách, làm báo cáo thực tập, ban giám hiệu đánh giá kết quả thực tập, sơ kết tổng kết thực tập.

 

 

3. Kế hoạch cho nội dung thực tập sư phạm

3.1. Hoạt động tìm hiểu nhà trường

– Nghe báo cáo tổng hợp về nhà trường và kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm giỏi trong công tác giáo dục học sinh.

– Tìm hiểu về nhà trường, địa phương nơi trường đóng.

+ Tìm hiểu về kinh tế chính trị văn hóa, vị trí địa lý của địa phương.

+ Tìm hiểu những nét chung của nhà trường: Cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất trang thiết bị, công tác giáo dục…

– Truyền thống của nhà trường: Quá trình xây dựng và phát triển..

3.2. Hoạt động giáo dục

– Tìm hiểu về hoạt động giáo dục, vai trò của hoạt động giáo dục

– Tìm hiểu về hoạt động của học sinh trong lớp, danh sách học sinh, điều kiện hoàn cảnh, phân loại học sinh giỏi, kém, cá biệt…

  • Tìm hiểu thực tế chắm sóc giáo dục trẻ.
  • Tìm hiểu về biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm để biết những hạn chế nếu có.
  • Những sáng kiến kinh nghiệm mà giáo viên giỏi đã thực hiện tại trường mầm non.
  • Tìm hiểu làm công tác chủ nhiệm lớp, những công việc làm trong ngày:

+ Cô đến sớm mở phòng dọn vệ sinh lớp học, vệ sinh đồ dùng, chuẩn bị ca uông nước, khăn lau mặt cho trẻ.

+ Thực hiện đón trẻ.

+ Cho trẻ thể dục buổi sáng.

+ Thực tập giảng dạy

+ Vệ sinh cho trẻ

+ Cho trẻ ăn trưa

+ Cho trẻ ngủ trưa

+ Hoạt động chiều

+ Cho trẻ ăn chiều

+ Nếu gương cuối ngày

+ Trả trẻ

+ Dọn dẹp kiểm tra trước khi ra về

4/ Giới thiệu chung về trường mầm non ……………….

– Xã ………………. là một xã bán sơn địa thuộc vùng 3 của huyện Nông Cống. Địa bàn tương đối rộng, dân số đông, trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân còn nghèo. Do vậy trường mầm non ………………. cũng chịu ảnh hưởng rất lớn đến cơ sở vật chất và khó khăn trong công tác dạy và học.

– Trường mầm non ………………. được thành lập từ năm 1998 với bề dày giảng dạy hơn 20 năm. Trước đây các lớp của nhà trường còn phụ thuộc vào nhà dân, bàn ghế không đủ, trang thiết bị còn nghèo nàn khó khăn, trải qua những khó khăn đến nay trường đã có những chuyển biến rõ rệt, khi đời sống được nâng lên, ý thức của người dân về ngành học mầm non đã có nhiều chuyển biến. Tiêu biểu như năm 2018 trường đã được công nhận là trường chuẩn Quốc gia cấp II, với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang, đồ dùng dạy học hiện đại, đội ngũ giáo viên tâm huyết và yêu nghề.

 

 

– Quy mô phát triển

+ Khuân viên trường rộng dãi thoáng đãng, phòng học hai tầng khép kín, sân chơi, vườn rau khang trang sạch sẽ

+ Số cán bộ giáo viên: 32 người trong đó trình độ đại học chiếm 80%. Số giáo viên còn lại hiện đang theo học lên trình độ đại học.

+ Số lớp học: 15 lớp; gồm 400 cháu học sinh

+ Số phòng học: 18

+ Phòng chứ năng: 2

+ Phòng hiệu bộ:2

+ Nhà ăn:2

+ Phòng hội trường: 1

+ Phòng công đoàn: 1

+ Phòng y tế: 1

+ Phòng thư viện: 1

PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1/ Tìm hiểu thực tế chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non tại trường và địa phương

1.1/ Vị trí địa lý nơi trường đóng

Xã ………………. là xã Nông Nghiệp nằm cách trung tâm huyện khoảng 10 km về phía Nam, toàn xã có 11 thôn tổng diện tích khoảng 15,59 km2, dân số khoảng 10.000 người.

  • Phía đông giáp với xã tượng Sơn
  • Phía nam giáp với xã Công Chính
  • Phía Tây giáp với vung đồi núi của huyện Như Thanh
  • Phía bắc giáp với xã Thăng Thọ

1.2/ Đặc điểm tình hình của nơi thực tập

* Thuận lợi:

– Trường đóng tại nơi trung tâm văn hóa của xã, cạnh trường cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Gần UBND xã, gần chợ và trạm y tế xã nên rất thuận lợi cho công tác đưa đón trẻ, dạy và chăm sóc trẻ.

– Được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền địa phương và các ban ngành.

– Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, thường xuyên học hỏi để nâng cao trình độ, năng lực dạy học, đa phần giáo viên là con em trong xã nên có thời gian chăm sóc trẻ tận tình.

– Phụ huynh đa phần cũng hiểu và giúp đỡ phối hợp với giáo viên trong công tác dạy và chăm sóc trẻ.

* Khó khăn

– Kinh tế của địa phương còn hạn chế, địa bàn xã rộng nên giáo viên chưa thể sâu sát hơn với gia đình các cháu.

– Do kinh tế khó khăn nhiều gia đình bố mẹ đi làm ăn xa nên không có thời gian chăm sóc cũng như phối hợp với giáo viên trong công tác giảng dạy.

– Một số phụ huynh do dân trí thấp chưa hiểu được tầm quan trọng của việc dạy và học của trẻ ở mầm non nên còn rất lơi là….

1.3/ Thực tế chăm sóc giáo dục trẻ tại trường

a/ Phát triển quy mô mạng lưới trường lớp

– Tổng số lớp học tại trường: 15 lớp chiếm bình quân 26 trẻ 1 lớp trong đó có 10 lớp mẫu giáo và 5 lớp nhà trẻ.

– Tỷ lệ học sinh ra lớp: 400 cháu chiếm 90% số trẻ trong địa bàn xã

– Nhà trẻ: 60 cháu, vận động ra lớp đạt 60%

– Mẫu giáo: 340 cháu, vận động đạt 99%

– Tỷ lệ vượt cấp lên tiểu học đạt 100%

Biện pháp khắc phục

– Kết hợp với đoàn thể, chính quyền địa phương, vận động phụ huynh đem con đến trường ngay từ đầu năm học.

– Tuyên truyền tác động tốt đến phụ huynh học sinh để họ nhận thức được việc đưa con đến trường là cần thiết.

– Tạo niềm tin cho phụ huynh học sinh khi gửi con đến trường thông qua việc đổi mới quản lý công tác chuyên môn và chế độ ăn uống của trẻ.

 

 

b/ Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng

– 100% học sinh được ăn bán trú tại trường

– Trẻ phát triển hài hòa, mạnh dạn, tự tin, trẻ thừa cân có 3 cháu

– Trẻ suy dinh dưỡng có 20 cháu.

– Chế độ dinh dưỡng: Tiền dinh dưỡng cho các cháu là 12000 đồng / cháu cao hơn năm trước 2000, thành phần calo đạt từ 55-60% theo quy định. Đồ ăn được chọn lựa và kiểm tra kỹ trước khi chế biến.

– Bếp ăn tập thể cho các cháu dùng bếp củi, kết hợp bếp ga, có khu sơ chế thức ăn riêng, khu chế biến và chia ăn riêng, nguồn nước lấy từ giếng khoan đã được kiểm tra đạt tiêu chuẩn, nước uống của trẻ sử dụng nước lọc từ máy lọc hoặc nước đun sôi để nguội.

* Biện pháp khắc phục

– Tăng cương phối hợp đa dạng các loại thực phẩm, chế biến thực đơn da dạng phong phú, phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

– Tăng cường chế biến món ăn phụ

– Phối hợp với phụ huynh bồi dưỡng cho trẻ ở nhà để khôi phục sức khỏe.

– Theo dõi nhắc nhở phụ huynh đưa con đi điều trị kịp thời khi thấy trẻ có biểu hiện ốm như (viêm phế quản, đau mắt…).

– Kiểm soát cho học sinh ngủ đúng giờ quy định.

– Thường xuyên cho nhân viên cấp dưỡng đào tạo chuyên môn nhà bếp.

– Ban giám hiệu cử người chuyên trách kiểm soát và lên thực đơn định lượng dinh dưỡng hàng ngày, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ ăn thức uống tươi ngon sạch sẽ.

– Thủ quỷ theo dõi chi minh bạch.

c/ Chất lượng giáo dục

  • Thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới: 10 lớp mẫu giáo
  • 100% giáo viên thực hiện tốt chương trình mới

– 100% các lớp đều có lưu sản phẩm và đánh giá trẻ cuối giai đoạn trong từng độ tuổi.

– 100% lớp có tạo môi trường cho trẻ hoạt động.

2/ Thực tập về công tác chủ nhiệm

Lớp 5 tuổi;

  • Giáo viên hướng dẫn: …………..
  • Giáo sinh thực tập:………………

2.1/ Đặc điểm hình hình lớp

– Sĩ số lớp: 27 học sinh

– Nam: 16 trẻ

– Nữ: 11 trẻ

Ưu điểm của lớp

  • Giáo viên nhiệt tình, có chuyên môn cao, phương pháp dạy học khoa học, giao tiếp thân thiện.
  • Trẻ có ý thức trong việc vệ sinh, ăn uống và học tập
  • Số trẻ tiếp thu nhanh chiếm 60% số còn lại ở mức khá

Tồn tại

  • Một số trẻ còn đi học muộn không đúng giờ quy định
  • Một số bạn đi học không chuyên cần
  • Một số ít biếng ăn, ăn chậm

2.2/ Nội dung và biện pháp thực hiện công tác chủ nhiệm

* Nội dung thực tập

a/ Điều tra để nắm vững các cháu của mình phụ trách về mọi mặt.

– Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các cháu.

– Tìm hiểu bản thân các cháu (tính tình, sức khỏe, việc ăn ngủ, học tập, sở thích, năng khiếu…)

b/ Xây dựng lớp thành một tập thể các cháu tốt.

– Phát huy tinh thần tự phục vụ của các cháu.

– Xây dựng tình thương yêu đoàn kết trong lớp.

c/ Xây dựng quan hệ cô trò tốt, gần gũi, nhẹ nhàng với trẻ, kết hợp tôn trọng nhân cách với yêu cầu cao đối với các các cháu.

d/ Phát hiện và chăm sóc các cháu cá biệt, thường xuyên động viên, uốn nắn, giáo dục các cháu, nhắc nhở các cháu luôn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau

g/ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhẹ nhàng, lành mạnh, bổ ích không ảnh hưởng đến học tập và nề nếp sinh hoạt bình thường của các cháu ở trường và ở nhà (khi tổ chức phải xin ý kiến của nhà trường, giáo viên hướng dẫn).

h/ Trong công tác chăm sóc trẻ cần:

– Hướng dẫn trẻ đúng các thao tác vệ sinh.

– Động viên trẻ ăn hết xuất.

– Biết đánh răng sau khi ăn và rửa tay trước khi ăn.

– Hướng dẫn trẻ tiêu, tiểu đúng nơi quy định.

* Công việc chủ nhiệm thực hiện trên lớp

TT
Nội dung
Các bước thực hiện
Thời gian
Ghi chú

1
Vệ sinh lớp đón trẻ điểm danh
– Cô mở phòng quét dọn vệ sinh lớp, xắp xếp lại bàn ghé phòng học.

– Đón trẻ thái độ ân cần niềm nở, quan tâm động viên nhắc nhở phụ huynh cho trẻ đi học đầy đủ.

– Tiến hành điểm danh xem lớp vắng ai, liên hệ với phụ huynh xem em đó vì sao không đi học

6h45-7h30

2
Thể dục buổi sáng
Cô cho trẻ xuống sân tập thể dục, hướng dẫn trẻ tập thể dục đúng động tác theo nhạc.
7h30- 7h45

3
Hoạt động có chủ đích
Cô chuẩn bị đồ dùng cho cô và cho trẻ, cô dạy trẻ tiết học theo lịch của nhà trường
7h50-8h30

4
Trẻ đi uống nước
Cô hướng dẫn bao quát
8h30-8h40

5
Hoạt động vui chơi
Cô chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đầy đủ, cô tổ chức cho trẻ chơi hoạt động ngoài trời và hoạt động góc. Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi. Nhắc nhở trẻ giữ gìn đồ chơi và thu dọn đồ chơi khi hết giờ.
8h40-9h50

6
Chơi tự do
Trẻ chơi theo ý thích
9h50 – 10h

7
Vệ sinh trước giờ ăn trưa
Cô cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay, lau mặt đeo yếm chuẩn bị cho trẻ ăn

Cô dọn bàn ghế khăn thìa..

Cô rửa tay trước khi chia thức ăn cho trẻ.

10h-10h20

8
Ăn trưa
– Cô cho trẻ ăn trưa quan sát trẻ ăn, giới thiệu món. Sau khi ăn xong cho trẻ tráng miệng, lau miệng, uống nước, uống sửa..
10h20-11h

9
Ngủ trưa
Cô lau phòng học, xắp xếp nệm, chiếu cho trẻ ngủ trưa
11h30-14h

10
Ăn nhẹ
Sau khi ngủ dậy, cho trẻ vận động nhẹ, cho trẻ uống sữa hoặc ăn trái cây, ăn cháo..
14h – 14h30

11
Vệ sinh, sinh hoạt
– Cô cho trẻ ôn lại bài thơ, bài hát theo chủ điểm.

– Cho trẻ tích cực vào các trò chơi

14h30-16h

12
Trả trẻ
– Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ, những biểu hiện trong ngày, trong giờ học.

– Nhắc nhở trẻ chuyên cần đến lớp, về nhà chào hỏi lễ phép.

16h- 16h30
 

 

2.3/ Kết quả đạt được trong công tác làm chủ nhiệm lớp

Khi làm trong công tác chủ nhiệm lớp em thấy trách nhiệm của mình cao hơn, tận tâm và nhiệt huyết với công việc thì mới đảm nhận được công tác phụ trách lớp. Em rút ra những bài học quý báu sau:

– Đầu năm dựa vào kế hoạch của trường, xây dựng kế hoạch cá nhân cụ thể, phù hợp với tình hình lớp.

– Hàng tháng theo dõi việc học tập đánh giá trẻ

– Đầu tư soạn giảng chất lượng, lồng ghép các chuyên đề trọng tâm vào hoạt động.

– Theo dõi sức khỏe hàng quý, giáo án soạn trước 1 tuần theo quy định

– Tạo môi trường thân thiện với trẻ trong các hoạt động.

– Phối hợp với phụ huynh để giảng dạy chăm sóc tốt.

Về bản thân em luôn có ý thức kỷ luật tốt, có tinh thần trách nhiệm, linh hoạt nhạy bén trong mọi tình huống.

Luôn thực hiện tốt trong quy chế chuyên môn, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Học tập nghiệp vụ, văn hóa ứng xử giao tiếp từ những người đồng nghiệp.

Phải luôn chú ý quan tâm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, tạo niềm tin cho phụ huynh tin cậy.

3/ Thực tập giảng dạy

3.1/ Dự tiết mẫu của trường:

– Lớp mẫu giáo lớn:

Giáo viên giảng dạy:

Môn học: Âm nhạc

Chủ điểm: Động vật

Chủ đề: dạy hát “vì sao chim hay hót”

Đối tượng: mẫu giáo lớn

Thời gian: 25-30 phút

  • Lớp mẫu giáo bé:

Giáo viên giảng dạy:

Môn học: làm quen với tác phẩm văn học

Chủ điểm: thế giới động vật

Chủ đề: dạy trẻ học thuộc thơ “gấu qua cầu”

Đối tượng: mẫu giáo bé

Thời gian: 15-20 phút

3.2/ Thực tập giảng dạy:

a/ Soạn giáo án chuẩn bị đồ dùng giảng dạy: Một số bài giáo án đã soạn

  • Giáo án hoạt động thể chất:

ĐI TRÊN BĂNG GHẾ BƯỚC QUA CHƯỚNG NGẠI VẬT

I. Yêu cầu:

1. Kiến thức:

– Trẻ biết thực hiện vận động đi trên băng ghế bước qua CNV

– Nhớ tên vận động

– Trẻ biết cách chơi trò chơi.

2. Kỹ năng:

– Trẻ thực hiện động tác rõ ràng, thành thạo, chính xác theo lệnh của cô.

– Có kỹ năng chuyển đội hình, đội ngũ trong khi tập.

3. Thái Độ:

– Trẻ phối hợp tốt với bạn khi chơi .

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô:

– Nhạc chủ đề

– 2 băng ghế

– Các hộp có chiều cao không bằng nhau đủ cho trẻ thực hiện.

2. Đồ dùng của trẻ:

– Quần áo phù hợp với hoạt động học .

3. Địa điểm tổ chức:

– Sân sạch, đảm bảo an toàn cho trẻ .

4. Nội dung kết hợp:

– Âm nhạc, toán, khám phá .

III. Cách tiến hành:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:

– Chơi: Trời tối, trời sáng!

– Các con nhìn xem cô có gì đây?

– Chúng ta có thể thực hiện vận động nào với những cái hộp này?

– Hôm nay cô sẽ dẫn lớp mình một vận động mới đó là: Đi trên bang ghế bước qua chướng ngại vật, chúng mình có muốn tham gia tập luyện vận động này không?

– 2. Nội dung:

2.1 Hoạt động

Khởi động:

– Cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường theo lời bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu.”.

2.2 Hoạt động

Trọng động:

* Bài tập phát triển chung: Trẻ tập các động tác sau theo nhịp bài hát “Bắp cải xanh”.

· Động tác hô hấp: Gà gáy: Ò ó o!.(4 lần)

· Tay vai:

+ N1 – N3: hai tay đưa ra phía trước.

+ N2: Hai tay đưa lên cao.

+ N4: Về tư thế chuẩn bị.

Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 – N4.

Thực hiện 2 lần x 8 nhịp

· Chân:

+ N1 –N3: Một chân đưa về phía trước, hai tay chống hông.

+ N2: Khuỵu chân về trước.

+ N4: Về tư thế chuẩn bị.

Nhịp 5,6,7,8 giống N1 – N4.

Thực hiện 4 lần x 8 nhịp

· Bụng lườn:

+ N1 –N3: Giơ hai tay lên cao

+ N2: Cúi người, tay chạm mũi bàn chân.

+ N4: Về tư thế chuẩn bị.

Nhịp 5,6,7,8 giống N1 – N4.

Thực hiện 2 lần x 8 nhịp

· Bật:

+ N1 –N3: Bật tách chân, hai tay sang ngang.

+ N2: Bật chụm chân, hai tay đưa lên cao vỗ vào nhau.

+ N4: Về tư thế chuẩn bị.

Nhịp 5,6,7,8 giống N1 – N4.

Thực hiện 2 lần x 8 nhịp.

Các con thấy cơ thể mình khỏe chưa?Vậy mình cùng tham gia tập luyện nhé.

*Dạy vận động: “Đi trên băng ghế bước qua chướng ngại vật”.

Cô cho trẻ đứng thành 2 hàng đối diện.

* * * * * *

– Chúng mình hãy chú ý xem cô thực hiện vận động như thế nào nhé.

+ Lần 1: cô làm động tác dứt khoát không giải thích.

+ Lần 2: Cô làm mẫu, chính xác kết hợp giải thích và phân tích động tác.

Cô đi từ đầu hàng đến vạch xuất phát, cô bước lên trên băng ghế khi nghe hiệu lệnh “Chuẩn bị!”

Tư thế chuẩn bị: 2 chân đứng thẳng, hai tay chống hông, mắt nhìn về phía trước.

– Khi có hiệu lệnh: Đi! Thì bước chân đi đều đặn bình thường, khi gặp chướng ngại vật thì nhấc chân cao từng chân và bước qua chướng ngại vật, sau đó đi bình thường, gặp chướng ngại vật thì tiếp tục nhấc chân cao. Cứ như vậy, đi đến hết băng ghế thì bước xuống nhẹ nhàng.

+ Lần 3: Nhắc lại điểm chính: khi có hiệu lệnh chuẩn bị: tay đưa ra trước, đầu gối hơi khụy, khi nghe hiệu lệnh: Bật! chân nhún hai tay lăng nhẹ xuống dưới, ra sau và bật xuống tiếp đất bằng nửa bàn chân trên.

– Hỏi lại tên vận động.

– Cô mời hai bạn lên làm mẫu cho các bạn quan sát

* Trẻ thực hiện:

+Lần 1: Lần lượt trẻ ở từng hàng lên thực hiện (2 trẻ /lần)

Cô quan sát sửa sai cho trẻ, đông viên trẻ mạnh dạn tập.

+Lần 2: Mỗi hàng cho 6 trẻ lên nối đuôi nhau lên tập (cô chú ý sửa sai)

+Lần 3: Đến phần thi đấu giữa hai đội: Mỗi đội chọn 10 bạn lên thi đua xem đội nào thực hiện xong trước, mỗi trẻ thực hiện xong sẽ được lấy một chiếc xe, trong vòng khoảng 1 – 2 phút, nhóm nào được nhiều xe thì nhóm đó chiến thắng. (Lần sau đổi nhóm khác).

Cho 2 nhóm lên thi đấu sau mỗi lượt thi cô nhận xét khen trẻ kịp thời.

* Trò chơi vận động: Ai nhanh nhất?

– Cô giới thiệu tên trò chơi “Ai nhanh nhất”

– Giải thích cách chơi: Trẻ chia làm 3 tổ, trong vòng một đoạn nhạc, từng trẻ trong mỗi đội đi dích dắc qua chướng ngại vật lên lấy một lá cờ cắm vào rổ của mình. Kết thúc đoạn nhạc, nhóm nào cắm được nhiều cờ là nhóm đó chiến thắng.

– Cho trẻ chơi vài lần

– Cô quan sát và nhận xét kết quả sau khi trẻ chơi.

Hồi tỉnh:

– Cho trẻ vận động theo nhạc “Em yêu cây xanh”.

3/ Kết thúc:

– Cô nhận xét tuyên dương trẻ .

– Cho trẻ hít thở nhẹ nhàng.

– Trẻ tham gia chơi

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

– Trẻ lắng nghe và trả lời

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ thực hiện

– Trẻ thực hiện

– Trẻ thực hiện

– Trẻ lắng nghe và thực hiện

– Trẻ lắng nghe và trả lời

– Trẻ quan sát

– Trẻ quan sát

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ quan sát

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ quan sát

– Trẻ lắng nghe và thực hiện

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ quan sát

– Trẻ quan sát

– Trẻ quan sát

– Trẻ quan sát

– Trẻ quan sát và thực hiện

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ lắng nghe và tham gia chơi đúng luật chơi

– Trẻ tham gia chơi

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ thực hiện

 

 

  • Giáo án vệ sinh chăm sóc: Dạy trẻ biết cách rửa tay, lau mặt

I/ Mục đích yêu cầu

1/ Kiến thức

– Trẻ biết cách thực hiện các thao tác rửa tay, rửa mặt theo đúng trình tự và quy cách

– Trẻ biết rửa tay, lau mặt trước khi ăn. Sau khi chơi và tiếp xúc với đất, cát

– Rửa dưới vòi nước chảy, rửa từ chỗ sạch đến chỗ bẩn

– Trẻ rửa tay, rửa mặt bằng nước ấm

2/ Kỹ năng

-.Trẻ có kỹ năng rửa tay rửa mặt thuần thục

– Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh hàng ngày trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

– Cho trẻ thói quen tự ý thức vệ sinh cho mình trong khi chơi và học.

3/Thái độ

– Trẻ nghiêm túc trong khi thực hiện vệ sinh cho chính mình để không làm ảnh hưởng đến bạn

– Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

II. Chuẩn bị

Đồ dùng của cô
Đồ dùng của trẻ

– Thùng đựng nước sạch có vòi

– Giá treo khăn sạch

– Chậu đựng khăn bẩn

– Xà bông

– Trang phục gọn gàng

– Tâm thế thoải mái

III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1. Tạo hứng thú’

Trẻ bài hát: ‘Tập tầm vông’

– Cô thấy các con hát bài gì mà hay vậy nhỉ?

À!đúng rồi đấy là bài hát: Tập tầm vông’’.muốn cho đôi bàn tay thơm tho sạch sẽ, khuôn mặt không bẩn thì các con phải làm gì?

-Đúng rồi đấy! nhưng các bé của cô ạ!rửa tay,rửa mặt cũng phải biết cách!.

Hỏi 1-2 trẻ nhắc lại kỹ năng rửa tay, rửa mặt cho cả lớp nghe

HĐ2: Nội dung chính

*Rửa tay

Mời 1 trẻ có kỹ năng rửa tay thành thạo làm mẫu

Khi rửa tay phải kéo cao tay áo lên.

(Nếu tay dây mỡ thì rửa bằng xà phòng)

– Bàn tay cô để xuôi dòng nước chảy. Lần lượt rửa từ cổ tay, mu bàn tay, kẽ ngón tay, đầu ngón tay, lòng bàn tay.

– Các con nhớ hướng tay xuống dưới vòi nước chảy.

– Khi rửa xong vuốt nước và lau khô tay bằng khăn khô, khăn sạch nhé..

*Rửa mặt

Mời 1 trẻ có kỹ năng rửa mặt thành thạo làm mẫu

Để rửa mặt, đầu tiên cô trải khăn rộng ra trên lòng bàn tay.

– Khi rửa mặt cô dùng 2 ngón tay cái của tay để lau mắt, tiếp đó cô dịch khăn để lau mũi, miệng

-Tiếp theo cô gập đôi khăn lại để lau trán, má, cằm, cổ..

– Khi lau xong các con bỏ khăn mặt bẩn vào chậu để khăn bẩn, thế là các con đã có đôi bàn tay và khuôn mặt sạch rồi đấy!

*Trẻ thực hiện

Bây giờ lần lượt các bé lên rửa tay trước.

– Các con rửa tay trước, rửa mặt sau trong khi rửa tay, rửa mặt trẻ nào chưa làm đúng thao tác thì nhắc nhở và hướng dẫn lại cho trẻ.

– Sau khi rửa tay xong ra giá khăn mặt lấy đúng khăn có kí hiệu của mình để rửa mặt nhé!

Cô nhắc nhở trẻ làm đúng thao tác.

HĐ3: Kết thúc:

Như vậy các con đã rửa mặt, rửa tay thật sạch sẽ rồi đấy! Cô thấy bạn nào cũng sạch sẽ và đáng yêu quá! Cô khen tát cả các con nào

Cho trẻ thu dọn đồ dùng, vắt khăn cùng cô

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ chú ý quan sát cử chỉ của cô

Trẻ chú ý quan sát cử chỉ của cô

Trẻ rửa tay

Trẻ rửa mặt

Trẻ vỗ tay

b/ Nộp giáo án cho giáo viên hướng dẫn duyệt

c/ Tập giảng

– Lớp mẫu giáo nhỡ

Chủ điểm: động vật

Các môn dạy:

+ Làm quen với tác phẩm văn học: đọc thơ cho trẻ nghe bài “sao hôm sao mai”

+ Vệ sinh chăm sóc: dạy trẻ biết cách rửa tay lau mặt

+ Phát triển ngôn ngữ: làm quen với chữ cái a, ă, â

+ Tổ chức cho trẻ làm quen với biểu tượng toán: số 7

+ Tạo hình: Xé dán hạt mưa

+ Hoạt động vui chơi: dạy trẻ chơi trời nắng trời mưa

  • Lớp mẫu giáo bé:

Chủ điểm: Thế giới động vật

Các môn dạy:

+ Hoạt động thể chất: Đi trên băng ghế bước qua chướng ngại vật

+ Vẽ: Vẽ con gà trống

+ Khám phá môi trường xung quanh: những con vật nuôi trong nhà đi bằng 2 chân

+ Hoạt động dinh dưỡng: tổ chức bữa ăn cho trẻ

+ Hoạt động âm nhạc: dạy hát “đố bạn”

Nhận thức về công việc giảng dậy

Qua công tác dự giờ và tập dạy em nhận thấy công việc của người giáo viên mầm non là rất vất vả, đối tượng là trẻ nhỏ nên rất nhạy cảm với những tác động bên ngoài. Là giai đoạn đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người mới, do vậy, đòi hỏi giáo viên mầm non cần phải nhanh nhẹn, sáng tạo, khéo léo để đáp ứng với nhu cầu và sự phát triển của trẻ. Phương tiện giáo dục chủ yếu là đồ chơi vì trẻ học bằng phương pháp trực quan là chủ yếu: mắt nhìn tay sờ vì thế mà giáo viên mầm non luôn có ý thức trong việc thu gom phế liệu là đồ dùng đồ chơi phục vụ cho nhu cầu học và chơi của trẻ.

Vì vậy, trước mỗi tiết học em luôn cố gắng làm ra nhiều đồ dùng đồ chơi hấp dẫn, sinh động, phù hợp với chủ đề bài dạy nhằm thu hút lôi cuốn trẻ vào giờ học gây hứng thú học ở trẻ.

Qua việc dự giờ của giáo viên, em cũng học được tác phong sư phạm khi lên lớp: nhẹ nhàng, mềm dẻo, linh hoạt.

Cách soạn giáo án của giáo viên: Cô cần phải nghiên cứu kỹ đề tài để đưa ra phương pháp dạy phù hợp, sử dụng đồ dùng, đồ chơi hợp lý với bài dạy

Giáo viên nêu được:

+ Mục đích, yêu cầu: kiến thức, kỹ năng, thái độ

+ Chuẩn bị: đồ dùng của cô, đồ dùng của trẻ

+ Tiến hành: nội dung, hoạt động của cô, hoạt động của trẻ, lưu ý

Giáo án phải được soạn trước khi dạy để có thời gian nghiên cứu bài dạy và chuẩn bị đồ dùng một cách kỹ lưỡng.

Trong bài soạn giáo án luôn luôn được tích hợp theo chủ đề, lồng ghép các sự kiện nhằm giúp trẻ có them sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực nhiều khía cạnh khách nhau, giúp trẻ có sự tư duy logic, sáng tạo hơn.

PHẦN III

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Đánh giá chung

Trong thời gian thực tập em nhận thấy ngôi trường nơi em thực tập là một môi trường rất tốt, cơ sở vật chất điều kiện dạy học đảm bảo chỉ tiêu, đội ngũ giáo viên nhiệt huyết yêu nghề, tác phong làm việc chuyên nghiệp và tận tình.

Trong suốt thời gian thực tập em luôn có mặt đầy đủ và đúng giờ theo quy định và có hành vi đúng đắn của người giáo viên . Luôn nghiêm chỉnh chấp hành tốt nội quy, quy chế thực tập sư phạm, tuân theo sự chỉ đạo của ban giám hiệu và giáo viên hướng dẫn .

 

 

Luôn tôn trọng, giữ thái độ lễ phép, kính trọng đối với giáo viên, nhân viên trong trường, luôn nhã nhặn với trẻ. Luôn tuân thủ sự hướng dẫn của giáo viên và đoàn kết với bạn bè trong đợt thực tập để hoàn thành tốt kế hoạch được giao .

Nghề giáo viên là nghề trồng người, là một công việc vô cùng khó khăn đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ tay nghề thật vững và đặc biệt phải có lòng yêu nghề mến trẻ . Là một sinh viên sư phạm từ khi chọn nghề này em đã nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của bản thân trong tương lai là đào tạo những chồi non cho đất nước. Vì vậy em đã không ngừng cố gắng rèn luyện bản thân và trong đợt thực tập này em đã thực hiện tốt những quy định về sinh hoạt chuyên môn, hồ sơ, tiến trình thực tập . Hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao và đảm bảo đúng thời gian quy định.

Thực hiện tốt tác phong sư phạm, gương mẫu đối với trẻ luôn giữ thái độ khiêm tốn học hỏi và tôn trọng ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn .

Nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp sau này nên tự bản thân đã cố gắng khắc phục những khuyết điểm, hạn chế để có được những mối quan hệ tốt với bạn bè trong đoàn, cán bộ giáo viên. Với không khí hoà đồng vui vẻ làm cho em cảm thấy tự tin hơn .

  • Bài học kinh nghiệm

Thời gian thực tập trong Trường mầm non ………………. tuy ngắn nhưng em đã học được nhiều điều bổ ích và quan trọng hơn là em đã thấu hiểu được công việc vất vả của các cô cũng như những khó khăn trong công tác nuôi dạy trẻ, các cô phải tự tay làm từng đồ dùng dạy học, phải bỏ nhiều công sức nhưng các cô không nản lòng mà ngược lại còn gắn bó yêu nghề hơn, từ đó làm cho em cảm thấy yêu mến và quý trọng nghề giáo hơn. Vốn sống và vốn kinh nghiệm của em được trang bị thêm nhiều tri thức quý giá, kỹ năng giao tiếp ứng xử khá hơn, nhận thức về chuyên ngành có nhiều chuyền biến rõ rệt theo hướng tích cực hơn. Vì thế mà em nhận thấy rằng mình cần học hỏi và đúc kết kinh nghiệm kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp .

Qua đợt thực tập em cũng tự rút ra cho mình được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá rất cần thiết từ phong cách lên lớp đến kiến thức chuyên môn làm như thế nào để tổ chức một tiết học sinh động, biết xử lý các tình huống sư phạm khác nhau một cách tế nhị mà có hiệu quả nhất, tuy nhiên vẫn còn mắc một số sai sót cần phải khắc phục để có thể hoàn thiện bản thân hơn .

Tóm lại tuy trải qua thời gian thực tập rất vất vả, nhưng em cảm thấy rất vui và học được nhiều điều bổ ích. Bản thân em được nhìn, được nghe, được thấy và hiểu biết hơn về mọi mặt, đặc biệt là về chuyên môn và đó chính là hành trang vô cùng quý báu giúp em vững vàng hơn khi ra trường và em đã tiếp thu được nhiều điều bổ ích từ những kiến thức, phương pháp đến tình huống sư phạm .

Dần dần qua từng tiết dạy, khả năng vận dụng kiến thức đã học và kỹ năng giáo dục ngày càng nâng cao và hoàn thiện hơn .

– Khi đứng lớp phải bình tĩnh tự tin, đồng thời cũng phải nghiêm khắc với trẻ để hình thành nề nếp học tập, ý thức kỷ luật và khả năng lắng nghe chú ý của trẻ .

– Phải sáng tạo nhạy bén trong tiết dạy .

– Phong cách giảng dạy chững chạc nghiêm túc, gương mẫu với trẻ, lịch sự nơi đông người .

– Luôn giữ mối quan hệ tốt với cán bộ, giáo viên, đồng nghiệp, nhân dân địa phương .

– Nắm kiến thức xây dựng nội dung bài giảng chính xác, khoa học .

– Lời nói rõ ràng, diễn cảm thu hút trẻ, phát âm chuẩn dứt khoát .

– Áp dụng kiến thức, một cách linh hoạt sáng tạo, phối hợp nhiều phương pháp, kết hợp với đồ dùng đúng lúc đúng nơi giúp trẻ hiểu bài dễ dàng .

– Cần bám sát theo dõi mức độ tiếp thu của trẻ để có sự điều chỉnh phù hợp

– Nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ .

– Thu thập tài liệu, nắm rõ mục đích yêu cầu của từng đề tài .

– Chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ .

– Không ngừng trao đổi học hỏi kinh nghiệm của cô, bạn bè và không ngừng tiếp thu những phương pháp giao dục mới .

Qua thực tế giáo dục mới thấy được công tác giáo dục vất vả như thế nào và cần phải học tập nâng cao trình độ để đáp ứng kịp thời nhu cầu giáo dục ngày càng cao .

Tự khắc phục và bổ sung những kiến thức chuyên môn còn hạn chế, tham khảo tri thức liên quan đến chuyên ngành từ mọi nguồn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội

Cần giữ được mối quan hệ tốt với đồng nghiệm, đặc biệt cần tạo mối quan hệ tốt với phụ huynh để tuyên truyền về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, tạo sự ủng hộ của phụ huynh .

Luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người, điều chỉnh và sửa đổi những khiếm khuyết của bản thân để hoàn thiện, hòa nhập với mọi người .

Để trở thành, một giáo viên tốt được mọi người tin tưởng, học trò yêu mến em hiểu rằng mình còn phải học hỏi, rèn luyện phẩm chất đạo đức trong sáng, lòng kiên trì và ý thức kỷ luật và phải luôn phấn đấu trong công tác giảng dạy, không ngừng học tập nâng cao trình độ tay nghề.

Tất cả còn ở phía trước, vẫn còn chờ một ý chí cầu tiến, một tình yêu nhiệt huyết với nghề và một tấm lòng thật sự quý mến đối với trẻ, những mầm xanh của xã hội của đất nước .

3/ Những đề xuất qua đợt thực tập tại trường mầm non ……………….

Qua đợt thực tập tại trường em nhận thấy công tác dạy và học tại trường đều tốt tuy nhiên theo nhận thức của em có những đánh giá như sau:

Về công tác dạy học tại trường

  • Cơ sở vật chất tại trường đã được đầu tư hiện đại, các lớp được trang bị đồ dùng dạy học hiện đại như sử dụng máy chiếu, ti vi có màn hình rộng để dạy học, nhưng các phòng lại không được trang bị máy tính nên hầu như các giáo viên đều phải tự trang bị máy tính để dạy, dạy trên máy chiếu phải sử dụng phần mềm powerpoint nên giáo viên phải đi học thêm để biết soạn giáo án powerpoint. Đề xuất trường nên có trang bị máy tính cho từng lớp học và tạo điều kiện thời gian cho giáo viên học thêm tin học.
  • Đa phần giáo viên trong trường đều nhiệt huyết nhưng số trẻ trong lớp đông khối lượng công việc hai cô trong 1 lớp là quá tải, vì đặc thù trẻ mầm non dạy dỗ và chăm sóc rất khó nên đòi hỏi cô phải làm việc nhiều, chưa kể những trẻ có sức khỏe yếu, hay khóc, nghịch trong lớp. Đề xuất giảm tải cho giáo viên để đảm bảo sức khỏe.
  • Đặc thù ngành sư phạm mầm non làm việc vất vả, thời gian phải đi sớm về trễ, đồng lương còn thấp đời sống giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. Đề xuất ban giám hiệu nhà trường, các sở ban ngành và chính quyền địa phương hết sức quan tâm, động viên để các cô gắn bó và yêu nghề.
  • Số trẻ đi học tại trường tính chuyên cần không cao, một số hay đi muộn, phụ huynh lo làm ăn nên không để mắt đến việc học của con,không chăm sóc con trẻ chu đáo. Đề xuất nhà trường thường xuyên nhắc nhở để phụ huynh có trách nhiệm hơn với trẻ. Giúp đỡ các cô trong công tác dạy và học.

PHẦN IV: NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ

I. Nhận xét đánh giá của giáo viên hướng dẫn

1. Ý thức kỷ luật

– Luôn luôn chấp hành và thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra.

 

 

– Thực hiện đúng thời hạn đúng chất lượng.

– Đi làm đúng giờ quy định, tuân thủ theo sự chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn.

2/ Về việc soạn giáo án:

– Làm đúng theo sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.

– Nội dung bài soạn đi sát trọng tâm, phương pháp dạy, câu hỏi đặt ra phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ.

– Hình thức phù hợp, đồ dùng đẹp mắt,gây sự hứng thú ở trẻ .

– Nộp đúng thời gian quy định để giáo viên hướng dẫn duyệt,bổ sung, sửa sai .

– Có nội dung tích hợp phù hợp và hứng thú trẻ.

3/ Ý thức lên lớp:

– Đi đúng giờ.

– Trang phục nghiêm chỉnh, gọn gàng, đúng theo quy định .

– Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ cho mỗi tiết .

– Có tinh thần trách nhiệm về chuyên môn và công việc học tập vui chơi của trẻ

4/ Nội dung bài giảng

– Phù hợp với từng độ tuổi, dễ hiểu, đúng tiến trình giảng dạy, trò chơi phù hợp, gây hứng với trẻ kết hợp tĩnh- động.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:…………………………Ký tên:………………

II/ Nhận xét của đại diện ban giám hiệu nhà trường

……………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

T/M: Ban giám hiệu trường

Hiệu trưởng

LỜI KẾT

Trẻ em làm mầm non là tài sản vô giá của gia đình và đất nước. những mầm non ấy được giáo dục trong môi trường tốt thì sẽ giúp ích cho đời. chính vì điều ấy mà những người giáo viên mầm non tương lai cần cố gắng rèn luyện kỹ năng, tu dưỡng đạo đức và nắm chắc kiến thức để có thể truyền thụ những gì cần thiết cho trẻ nhỏ. Một phần nhỏ của các cô sẽ đem lại một tri thức lớn cho thế hệ tương lai, giúp cho đất nước ta ngày càng tiến bộ.

Nắm bắt được tầm quan trọng ấy, em thấy được trách nhiệm của mình và tự hứa không ngừng phấn đấu để hoàn thiện bản thân đặc biệt thông qua đợt thực tập cuối khóa này giúp em có thêm nhiều kinh nghiệm hơn nữa

Một lần nữa em xin trân thành cảm ơn đến thầy cô đã dìu dắt, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em được học hỏi và trau dồi kiến thức.

Em xin chân thành cảm ơn!