Mẫu báo cáo thử việc và hướng dẫn viết báo cáo thử việc 2022

Mẫu báo cáo thử việc, hướng dẫn cách viết báo cáo thử việc mới nhất. Tư vấn các vấn đề pháp lý trong thời gian thử việc của người lao động.

    Báo cáo thử việc là một bản báo cáo mà người thử việc sau khi kết thúc thời gian thử việc sẽ gửi đến cho lãnh đạo công ty, trưởng phòng (ban) và những người có liên quan trong quá trình thử việc. Trong báo cáo thử việc, người thử việc sẽ ghi lại chi tiết, toàn bộ các công việc được giao mà mình đã thực hiện và kết quả công việc trong quá trình thử việc. Bên cạnh đó, người thử việc có thể nêu ra những kiến thức, kỹ năng mà mình đạt được sau quá trình thử việc, những đánh giá, ý kiến đóng góp của bản thân cho công ty cũng như tâm tư, nguyện vọng của người thử việc sau khi kết thúc quá trình thực tập trong Báo cáo thử việc.

    1.Mẫu báo cáo thử việc:

    Tải về Mẫu báo cáo thử việc

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    BÁO CÁO THỬ VIỆC

    Kính gửi: 

    – Lãnh đạo Công ty….

    – Trưởng Phòng/Ban….

    – ….

    Tôi tên là: ….

    Sinh ngày: …

    Số CMND/CCCD: … Cấp ngày: … Tại: …

    Thời gian thử việc: Từ ngày…tháng…năm…đến ngày…tháng… năm…

    Vị trí/Chức vụ trong thời gian thử việc tại Công ty: ….

    Phòng/Ban: …

    Người hướng dẫn: …

    Sau đây, tôi xin báo cáo kết quả các công việc mà tôi đã thực hiện trong thời gian thử việc:

    STT Công việc được giao Người giao việc Thời gian yêu cầu hoàn thành công việc Kết quả công việc Ghi chú 1 2 3 4 5

    Kết quả cá nhân đạt được trong quá trình thử việc:…

    Ý kiến đóng góp, đánh giá của cá nhân về quá trình thử việc tại công ty:…

    Mong muốn, nguyện vọng của cá nhân sau quá trình thử việc tại công ty: …

    …………………., ngày…….. tháng…….. năm……….

    NGƯỜI BÁO CÁO

    (Ký và ghi rõ họ tên)

     

    Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

    NGƯỜI HƯỚNG DẪN

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    Ý KIẾN CỦA TRƯỞNG PHÒNG/BAN…

    TRƯỞNG PHÒNG/BAN…

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    Xem thêm: Không ký hợp đồng lao động khi hết thời gian thử việc

    2. Hướng dẫn cách viết báo cáo thử việc:

    • Mục Công ty, Phòng/Ban ở góc bên trái: Ghi rõ tên Công ty, Phòng/Ban nơi mà người báo cáo thử việc.
    • Mục Kính gửi: Báo cáo thử việc thường sẽ gửi cho lãnh đạo công ty, Trưởng Phòng/Ban quản lý trực tiếp người báo cáo trong thời gian thử việc. Ngoài ra, Báo cáo công việc còn có thể gửi đến cho Trưởng Phòng/Ban khác có liên quan trong thời gian thử việc (nếu có) hoặc Người hướng dẫn.
    • Người báo cáo ghi rõ các thông tin cá nhân về họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND hoặc CCCD, ngày cấp, nơi cấp tại các Mục Tôi tên là; Sinh ngày; Số CMND/CCCD.
    • Mục Trình độ chuyên môn, kỹ thuật: Ghi rõ trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật. Ví dụ: trung cấp. cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ,…
    • Mục Thời gian thử việc: Ghi rõ ngày tháng năm bắt đầu thời gian thử việc, ngày tháng năm kết thúc thời gian thử việc. Lưu ý: Theo quy định của “Bộ luật lao động 2019” thì thời gian thử việc tối đa đối với công việc, chức danh cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên là không quá 60 ngày, đối với công việc, chức danh cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ là không quá 30 ngày, đối với các công việc khác là không quá 6 ngày làm việc.
    • Người báo cáo ghi rõ các thông tin về Vị trí/ Chức vụ trong thời gian thử việc tại Công ty, Phòng/Ban nơi thử việc và Người hướng dẫn trong thời gian thử việc (nếu có).

    Xem thêm: Mẫu hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động thử việc mới nhất 2022

    3. Báo cáo thử việc viết sẵn:

    Tải về Mẫu báo cáo thử việc viết sẵn

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    BÁO CÁO THỬ VIỆC

    Kính gửi:

    • Lãnh đạo Công ty TNHH ABC
    • Trưởng Phòng Hành chính – Nhân sự
    • Ông Nguyễn Văn A

    Tôi tên là: Trần Thị A

    Sinh ngày: 01/01/1990

    Số CMND/CCCD: 123456789 Cấp ngày: 01/01/2008 Tại: Công an Tỉnh X

    Trình độ chuyên môn, kỹ thuật: Đại học

    Thời gian thử việc: Từ ngày 01 tháng 07 năm 2019 đến ngày 01 tháng 09 năm 2019

    Vị trí/Chức vụ trong thời gian thử việc tại Công ty: Chuyên viên

    Phòng/Ban: Hành chính – Nhân sự

    Người hướng dẫn: Ông Nguyễn Văn A

    Sau đây, tôi xin báo cáo kết quả các công việc mà tôi đã thực hiện trong thời gian thử việc:

    STT Công việc được giao Người giao việc Thời gian yêu cầu hoàn thành công việc Kết quả công việc Ghi chú 1 Lập kế hoạch tuyển dụng lao động tại  công ty Nguyễn Văn A 05/07/2019 Hoàn thành 2 …… 3 …… 4 …… 5 ……

    Kết quả cá nhân đạt được trong quá trình thử việc:

    Qua quá trình thử việc, bản thân đã tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực hành chính – nhân sự, học hỏi thêm được nhiều kỹ năng chuyên môn, kiến thức mới khi làm việc tại Công ty…

    Ý kiến đóng góp, đánh giá của cá nhân về quá trình thử việc tại công ty:

    Công ty có môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, cởi mở, tích cực…

    Mong muốn, nguyện vọng của cá nhân sau quá trình thử việc tại công ty:

    Mong muốn có thể được tiếp tục làm việc, gắn bó lâu dài với Công ty để đóng góp toàn bộ khả năng, năng lực của mình cho sự phát triển của Công ty…

    Tỉnh X, ngày 01 tháng 09 năm 2019

    NGƯỜI BÁO CÁO

    (Đã ký)

    Trần Thị A

    Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

    NGƯỜI HƯỚNG DẪN

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    Ý KIẾN CỦA TRƯỞNG PHÒNG/BAN…

    TRƯỞNG PHÒNG/BAN…

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    Xem thêm: Thời gian thử việc trong hợp đồng thử việc? Quy định về việc kết thúc thời gian thử việc?

    4. Thời gian thử việc người lao động:

    Để đảm bảo chất lượng lao động làm việc tại doanh nghiệp, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng chế độ thử việc trước khi lao động làm việc chính thức tại công ty. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp đã làm sai các quy định của pháp luật về thời gian thử việc, dẫn đến việc xảy ra tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động .

    Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 cụ thể:

    Điều 26. Thử việc 

    1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.  Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này. 

    2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc. 

    Điều 27. Thời gian thử việc 

    Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây: 

    1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; 

    2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.  3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

    Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc 

    Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. 

    Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc 

    1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. 

    2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận

    Như vậy, trường hợp khi hết thời gian thử việc mà Người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động cho người lao động, người lao động không được thông báo kết quả thử việc mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức

    Tuy nhiên pháp luật không có quy định cụ thể trường hợp đương nhiên được làm việc chính thức sẽ tương ứng với loại hợp đồng lao động có xác định thời hạn bao lâu, do đó cần thiết phải căn cứ vào thỏa thuận tại hợp đồng thử việc để biết trường hợp sau khi thử việc đạt yêu cầu thì hai bên sẽ ký hợp đồng lao động loại gì, dùng làm cơ sở xác định trách nhiệm thực hiện hợp đồng lao động đã được xác lập đương nhiên sau thời gian thử việc.

    Xem thêm: Xin nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần phải báo trước không?

    5. Ký hợp đồng thử việc khi nghỉ có phải thông báo không?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Em đang thử việc tại FPT Telecom và đến 31/5/2016 này là hết hạn hợp đồng. Hiện tại, gia đình em khó khăn và có việc nên muốn em nghỉ luôn để về quê. Em xin sếp nghỉ thì không được đồng ý và bảo thử việc muốn nghỉ phải báo trước 20 ngày, cho em hỏi như vậy có đúng không? Và trường hợp em bỏ ngang công việc thì có sao không ạ? EM cần được tư vấn gấp ạ. EM xin cảm ơn!?

    Luật sư tư vấn:

    Điều 26 và Điều 27 Bộ luật lao động 2012 có quy định về thử việc và thời gian thử việc như sau:

    “1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

    Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.

    2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc” (Điều 26).

    “Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

    1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

    2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

    3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác” (Điều 27).

    Căn cứ vào quy định trên có thể khẳng định hợp đồng thử việc là hợp đồng được giao kết dựa trên dự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tùy từng ngành nghề và yêu cầu chuyên môn khác nhau mà có thời gian thử việc khác nhau. Tuy nhiên thời gian thử việc cao nhất cũng không được quá 60 ngày. Do thông tin bạn cung cấp chưa cụ thể nên chúng tôi không rõ bạn thử việc trong ngành nghề gì, từ ngày nào và trong thời gian bao lâu để xác định cụ thể thời gian tối đa bạn phải thử việc. Bạn có thể căn cứ vào quy định trên để nhận định xem công ty đã áp dụng thời gian thử việc cho bạn đúng hay chưa để có biện pháp đòi quyền lợi một cách hợp lý. Vấn đề tiền lương khi thử việc cũng sẽ do các bên thỏa thuận với nhau, song tối thiểu phải bằng 85% mức lương của công việc khi làm việc chính thức.

    Về việc kết thức thử việc, Khoản 1 Điều 29 Bộ luật lao động 2012 có quy định:

    “1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.“.

    Như vậy, khi thời gian thử việc kết thúc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng với người lao động. Theo Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì: 

    “1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động. 

    2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động“.

    Đối với việc đơn phương chấm dứt thử việc, Khoản 2 Điều 29 Bộ luật lao động 2012 nêu rõ:

    “2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận”.

    Như vậy, nếu bạn kết thúc thử việc trước thời gian thỏa thuận thì bạn không cần báo trước và không phải bồi thường bất cứ khoản nào. Việc công ty yêu cầu bạn thông báo trước 20 ngày là không có căn cứ.

    Xem thêm: Mẫu đánh giá thử việc, hướng dẫn đánh giá thời gian thử việc

    6. Hình thức xử lý vi phạm quy định về thử việc:

    Vấn đề thử việc được quy định tại Bộ luật lao động 2012 và Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động 2012 như sau:

    – Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật lao động 2012. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.

    –  Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây: Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

    –  Tiền lương trong thời gian thử việc: Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

    –   Kết thúc thời gian thử việc: Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

    Tại Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quy định về các hình thức xứ lý vi phạm quy định về thử việc như sau:

    – Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

    + Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ;

    + Không thông báo kết quả công việc người lao động đã làm thử theo quy định của pháp luật.

    – Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    + Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;

    + Thử việc quá thời gian quy định;

    + Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;

    + Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

    – Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc trả đủ 100% tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định như: Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ; yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc; thử việc quá thời gian quy định; trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.

    Có thể thấy, pháp luật quy định nhiều hình thức xử lý đối với hành vi vi phạm quy định thử việc như phạt cảnh cáo, phạt tiền, ngoài ra đối với một số trường hợp người sử dụng lao động còn bị áp dụng biện pháp khắc phục là trả đủ 100% lương cho người lao động.