Mẫu báo cáo thử việc mới nhất 2023 File Word, Excel
Sau khi kết thúc quá trình thử việc, người lao động sẽ làm báo cáo thử việc để tự đánh giá lại quá trình làm việc của bản thân. Đồng thời, công ty sẽ căn cứ vào bản báo cáo này để quyết định có giao kết hợp đồng lao động hay không? Do đó, Công ty Luật Minh Khuê sẽ cung cấp cho quý khách Mẫu báo cáo thử việc mới nhất 2023 thông qua bài tư vấn dưới đây:
Mục Lục
1. Báo cáo thử việc là gì?
Báo cáo thử việc là việc mà cá nhân trong quá trình thử việc sẽ thực hiện báo cáo trình bày chi tiết các công việc, nhiệm vụ được giao thực hiện và kết quả tương ứng của nhân viên mới, sau đó gửi lên Trưởng bộ phận phụ trách trực tiếp của công việc thông qua và trình lên lãnh đạo công ty sau khi hoàn thành thời gian thử việc theo quy định tại Bộ luật lao động hiện hành.
Còn biểu mẫu báo cáo thử việc sẽ là biểu mẫu báo cáo những công việc cá nhân thử việc được giao, kết quả công việc cũng như những gì cá nhân đã nắm được, đã học được trong quá trình thử việc. Thông qua quá trình báo cáo thử việc thì các cá nhân sẽ tự đánh giá kết quả và đề xuất ý kiến công việc mình làm được trong thời gian thử việc kết hợp cùng với nhận xét đánh giá của người quản lý, hướng dẫn trực tiếp và trưởng bộ phận để từ đó người có thẩm quyền sẽ đưa ra quyết định có tiếp tục sử dụng, ký kết hợp đồng lao động chính thức sau thời gian thử việc hay không.
Trong quá trình thử việc thì trước khi kết thúc thời gian thử việc theo quy định thì các cá nhân đều phải nộp báo cáo thử việc để đánh giá lại toàn bộ quá trình thử việc. Đồng thời kết quả đánh giá này sẽ phải gửi lên người quản lý có thẩm quyền để xét duyệt, đánh giá. Từ đó người lao động và người sử dụng lao động sẽ xem xét có nên tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng chính thức hay không.
2. Mẫu báo cáo thử việc gồm những nội dung gì?
Và Khi trình bày bản báo cáo thử việc, người lao động cần nắm được bố cục của báo cáo, từ đó sẽ dễ dàng lên ý tưởng ban đầu, dễ dàng trong quá trình trình bày những nội dung trong các phần của báo cáo thử việc. Các nội dung cần có trong báo cáo thử việc bao gồm:
– Kính gửi: Tên công ty, doanh nghiệp, cơ quan nơi người lao động thử việc;
– Các thông tin cá nhân của người lao động làm báo cáo bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân, thời gian thử việc, vị trí, chức vụ, người hướng dẫn/ quản lý.
– Phần báo cáo kết quả thử việc:
+ Công việc được giao;
+ Thời gian yêu cầu hoàn thành công việc;
+ Kết quả đạt được.
– Phần tự nhận xét quá trình thử việc của người lao động.
– Ý kiến nhận xét, đánh giá của người hướng dẫn/quản lý;
– Chữ ký của người lao động viết báo cáo và người hướng dẫn/quản lý.
3. Mẫu báo cáo thử việc năm 2023
Công ty Cổ phần Thiên Ân
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Phòng/ Ban Marketing
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO THỬ VIỆC
Kính gửi: Lãnh đạo Công ty Cổ phần Thiên Ân
Trưởng phòng/ Ban Marketing
Tôi tên là: Nguyễn Văn A
Sinh ngày: 16/10/2001
Căn cước công dân số 0234567xxx được cấp ngày 14/6/2021 tại Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Thời gian thử việc: Từ ngày 31 tháng 01 năm 2023 đến ngày 01 tháng 03 năm 2023
Vị trí/ Chức vụ trong thời gian thử việc tại Công ty: Nhân viên
Phòng/Ban: Marketing
Người hướng dẫn: Trưởng phòng Marketing Nguyễn Thị B
Sau đây, tôi xin báo cáo kết quả các công việc mà tôi đã thực hiện trong thời gian thử việc:
STT
Công việc được giao
Người giao việc
Thời gian yêu cầu hoàn thành công việc
Kết quả công việc
Ghi chú
1
Thu thập thông tin thị trường
Nguyễn Thị B
31/01-15/02
2
Lập bản kế hoạch Marketing tháng 03/2023
Nguyễn Thị B
16/02 – 01/03
Kết quả cá nhân đạt được trong quá trình thử việc:
– Nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng
– Đã có được bản phác thảo cơ bản về chiến lược Marketing tháng 03/2023
Ý kiến đóng góp, đánh giá của cá nhân về quá trình thử việc tại công ty:
Mong muốn, nguyện vọng của cá nhân sau quá trình thử việc tại công ty:
Sau quá trình thử việc thì tôi mong muốn được trở thành nhân viên chính thức và được gắn bó lâu dài với công ty.
Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2023
NGƯỜI BÁO CÁO
(Ký và ghi rõ họ tên)
A
Nguyễn Văn A
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………
………………………………………………………………
……………………………………………………………….
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ý KIẾN CỦA TRƯỞNG PHÒNG/BAN……………
…………………………………………………………………..
………………………………………………………………….
…………………………………………………………………..
TRƯỞNG PHÒNG/BAN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Qúy khách có thể tải: Mẫu báo cáo thử việc năm 2023
4. Hướng dẫn viết báo cáo thử việc 2023
Báo cáo thử việc là bản “tóm tắt” toàn bộ quá trình làm việc cũng như những thành tích mà người lao động trong suốt thời gian thử việc. Đồng thời, đây cũng là một trong các căn cứ quan trọng để công ty đi tới quyết định ký kết hợp đồng.
Do vậy, khi viết báo cáo thử việc cần viết một cách trung thực, đánh giá đúng nhất khả năng hoàn thành công việc của bản thân, không nên “PR” quá nhiều cho bản thân. Báo cáo thử việc cần viết ngắn gọn, trình bày khoa học nhưng vẫn phải đầy đủ những nội dung chính. Phía công ty có thể thông quan bản đánh giá này để đánh giá người lao động có chuyên nghiệp hay không.
Cụ thể cách viết như sau:
– Ở phần mở đầu:
Phần này tương đối đơn giản, người làm báo cáo chỉ cần điền các thông tin theo yêu cầu trong báo cáo, các thông tin cá nhân phải chính xác và trùng khớp với các giấy tờ tùy thân.
– Ở phần nội dung của báo cáo:
Cần viết một cách chân thực và đầy đủ các công việc được người quản lý hoặc người trực tiếp hướng dẫn giao trong quá trình thử việc, trong đó ghi rõ: Công việc đã hoàn thành và kết quả hoàn thành như thế nào? Công việc nào còn chưa hoàn thành, nguyên nhân do đâu?…
Trường hợp được giao tương đối nhiều việc thì nên sử dụng bảng kê để báo cáo công việc. Việc liệt kê công việc một cách khoa học, logic kèm theo kết quả, cũng như hướng giải quyết và đánh giá của người hướng dẫn cho từng công việc sẽ giúp người lao động ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
– Ở phần tự đánh giá và mong muốn của bản thân:
Ở phần này, người lao động cần thể hiện rõ năng lực, trách nhiệm của bản thân trong quá trình làm việc, đồng thời liệt kê những thế mạnh, ưu điểm của bản thân. Bên cạnh đó, trung thực ghi nhận những điểm còn yếu kém và đưa ra giải pháp để hoàn hiện bản thân.
Cuối cùng, người lao động đề xuất nguyện vọng của bản thân dựa trên những khó khăn trong quá trình làm việc, việc đề xuất phải thực tế và hợp lý.
5. Một số lưu ý quan trọng về thời gian thử việc
– Thời gian thử việc: Theo Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian thử việc do 02 bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với 01 công việc và bảo đảm điều kiện:
+ Không quá 180 ngày: Công việc của người quản lý doanh nghiệp;
+ Không quá 60 ngày: Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên…
Đồng thời, doanh nghiệp chỉ được yêu cầu thử việc 01 lần đối với 01 công việc mà các bên đã thỏa thuận.
– Mức lương thử việc: Theo Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp và người lao động được quyền thỏa thuận với nhau về mức lương thử việc. Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải trả ít nhất 85% mức lương của công việc làm thử cho người lao động.
– Quyền lợi được hưởng trong thời gian thử việc: Người lao động trong thời gian thử việc vẫn được hưởng các chế độ sau: Chế độ nghỉ lễ, Tết, nghỉ hằng năm theo quy định pháp luật; chế độ hưởng bảo hiểm xã hội.
– Chấm dứt hợp đồng thử việc: Trong thời gian thử việc, nếu không phù hợp với công việc và môi trường làm việc, các bên đều có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Qúy khách có thể tham khảo thêm về: Quy định về nghỉ việc trong thời gian thử việc như thế nào? của Luật Minh Khuê.
Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7, gọi ngay tới số: 1900.6162 hoặc gửi email trực tiếp tại: Tư vấn pháp luật qua email để được giải đáp. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Minh Khuê.