Mẫu bài thu hoạch sau chuyến đi thực tế, tham quan, trải nghiệm
BÀI THU HOẠCH
Đi tham quan về nhà máy thủy điện Hòa Bình
1. Giới thiệu về nhà máy.
Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng từ năm 1979 đến năm 1994 tại tỉnh Hòa Bình trên Sông Đà thuộc miền Bắc Việt Nam nước ta. Đây là nhà máy do Liên Xô viện trợ và hỗ trợ xây dựng, hướng dẫn vận hành, là biểu trưng cho tình hữu nghị keo sơn giữa Việt Nam và Liên Xô.
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình xây dựng tại địa bàn tỉnh Hòa Bình, trên sông Đà thuộc địa phần miền Bắc của Việt Nam. Từ năm 1994 đến năm 2012, thủy điện Hòa Bình là công trình nhà máy thủy điện lớn nhất tại Đông Nam Á. Công trình thủy điện Hòa Bình chính thức khởi công vào ngày 6/11/1979. Trải qua 15 năm xây dựng với những nỗ lực không ngừng nghỉ của hàng nghìn cán bộ, tư vấn thiết kế, kỹ sư và các chuyên gia hàng đầu, đến ngày 20/4/1994, nhà máy chính thức khánh thành và đi vào hoạt động.
Công trình nhà máy thủy điện Hòa Bình được thiết kế đa chức năng, trong đó vừa sản xuất điện năng phục vụ cho sự phát triển của kinh tế, xã hội, vừa đóng vai trò trị thủy sông Đà, chống lũ lụt và phục vụ đời sống của người dân địa phương. Với ý nghĩa và vai trò quan trọng, Thủy điện Hòa Bình được ca ngợi là “công trình Thế kỷ” của Việt Nam
2. Một số công trình của nhà máy thủy điện Hòa Bình
Đập đất đá: Đặt đức đá có khối lượng 22 triệu m³, Chiều dài là 743m, chiều cao là 128m, chiều rộng là 15m, chiều rộng chân đập là 900m.
Công trình xã chàng chống lũ của nhà máy: Là đập bê tông cao 70m, chiều rộng là 160m, có hai tầng: tầng dưới có 14 cửa xả với kích thước là 6x10m và tầng trên có sáu cửa xả với kích thước 15x15m
Cửa nhận nước: Cửa nhận nước của nhà máy có chiều cao là khoảng 70m, chiều dài là khoảng 204 mét, chiều rộng là 27m gồm có tám ống dẫn nước vào tám tổ máy, đường kính của mỗi ống nước là 8m với độ dốc là 45.
3. Nhiệm vụ của nhà máy thủy điện Hòa Bình
3.1. Phòng chống lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ
Với sức chứa nước lớn của sông Đà, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã có thể ngăn chặn được trận lũ lớn hồi tháng 8/1997 ( cơn lũ với lưu lượng 22.650 m³/s)
3.2. Cung cấp điện
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được thiết kế với 8 tổ máy, công suất lắp đặt đạt 1.920MW. Trải qua nhiều năm vận hành, đến ngày 24/5/2016, nhà máy đã đạt sản lượng điện lên tới 200 tỉ kWH để cung cấp cho mạng lưới điện quốc gia
Đây là sản lượng điện rất lớn mà đến nay chưa có bất cứ nhà máy thủy điện nào tại Việt Nam đạt được. Đến tháng 4/2018, sản lượng điện của thủy điện Hòa Bình vượt mốc 220 tỉ kWh, đóng góp rất lớn cho sự phát triển của ngành điện lực Việt Nam.
Ngày 10/1/2021, Tập đoàn điện lực Việt Nam chính thức khởi công công trình mở rộng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Mục tiêu nhằm tăng công suất phủ đỉnh cho mạng lưới điện quốc gia. Tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tối đa nguồn nước xả thừa vào mùa lũ hàng năm của nhà máy thủy điện Hòa Bình hiện tại để phát điện.
Công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được đầu tư lên đến 9.220 tỉ đồng. Quy mô gồm 2 tổ máy, mỗi tổ thiết kế đạt 240 MW. Theo dự kiến, quý III/2024 sẽ phát điện ở tổ máy số 1 và tổ máy số 2 tiến hành phát điện vào quý VI/2024
3.3. Cung cấp nước tưới tiêu chống hạn cho đồng bằng Bắc Bộ
Đập thủy điện Hòa Bình giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp nước cho vùng hạ lưu, trong đó có cả đồng bằng sông Hồng. Công trình này vừa điều tiết mực nước sông và vừa để nước mạnh ra xa, làm tăng diện tích canh tác cho người dân ven biển.
4. Cảm nhận của bản thân.
Thông qua chuyến đi tham quan về nhà máy thủy điện Hòa Bình vào ngày 20 tháng 03 năm 2023 giúp cho bản thân em có thêm hiểu biết về nhà máy thủy điện Hòa Bình, biết về lợi ích mà nhà máy thủy điện Hòa bình đem lại cho người dân xung quanh khu vực cũng như là đối với mạng lưới điện quốc gia. Với chuyến đi tham quan thực tế này thì chúng em vô cùng thích thú, và cảm thấy trải nghiệm này có ích trong quá trình học hỏi và phát triển của chúng em.
Không chỉ được tìm hiểu về nhà máy thủy điện mà sau chuyến đi thực tế một phần nào đó khiến em được giảm bớt những căng thẳng trong quá trình học tập và rèn luyện.