Mẫu bài thu hoạch môn học? Cách viết bài thu hoạch môn học?

Mẫu bài thu hoạch môn học? Cách viết bài thu hoạch môn học?

    Làm bài thu hoạch môn học là công việc mà hầu hết học sinh, sinh viên phải thực hiện trong quá trình học tập. Bài viết dưới đây sẽ phân tích và làm rõ về mẫu bài thu hoạch môn học và cách viết bài thu hoạch môn học. 

    Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    1. Mẫu bài thu hoạch môn học:

    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    TRƯỜNG…………………..                          Độc lập -Tự do – Hạnh phúc

     

    BÀI THU HOẠCH MÔN

     

    Năm học:………………………………………………………………………………………………………..

    Họ và tên:……………………………………………………………………………………………………….

    Đơn vị/ Lớp:…………………………………………………………………………………………………….

    Đề tài thu hoạch:

    ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

    Bài thu hoạch: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

    2.

    Cách viết bài thu hoạch môn học:

    2.1. Khái niệm bài thu hoạch môn học:

    – Bài thu học là bản tổng kết tất cả những kiến thức, giá trị của môn học mà bản thân đã tích lũy được trong suốt quá trình học. Hay nói cách khác, bài thu hoạch chính là bản tự tổng kết, tự đánh giá của bản thân đã cảm nhận, được tích lũy, đã học được những gì sau chuyến đi, sau những buổi học, việc viết bài thu hoạch rất thường xuyên.

    – Bài thu hoạch thường được chia ra làm 2 loại: Bài thu hoạch cá nhân và bài thu hoạch nhóm.

    + Bài thu hoạch cá nhân là bản tổng kết tất cả các giá trị kiến thức dựa trên năng lực, hiểu biết của bản thân về môn học. Nó do cá nhân tự nghiên cứu, tự làm, tự hoàn thành (cá nhân tự chịu trách nhiệm với bài thu hoạch của mình). Kết quả của bản thu hoạch này đánh giá năng lực của cá nhân.

    + Bài thu hoạch nhóm là bản tổng kết tất cả kiến thức thu thập được trong quá trình nghiên cứu môn học. Nó được hình thành từ sự đóng góp công sức chung của tất cả các thành viên trong nhóm. Các thành viên sẽ tự thực hiện, hoàn thành bài thu hoạch, và tự chịu trách nhiệm với điểm số chung của nhóm. Hay nói cách khác, bài thu hoạch nhóm do một nhóm người làm, thể hiện quan điểm thống nhất của họ trong một bài thu hoạch . Thông thường, trong bài thu hoạch nhóm, các thành viên sẽ tự chia nhau hoàn thành các nội dung khác nhau trong bản tổng kết. các nội dung được tìm hiểu đó sẽ xâu chuỗi thành một hệ thống logic, tạo nên kết quả một bài thu hoạch hoàn chỉnh. 

    2.2. Ý nghĩa của bài thu hoạch môn học:

    Bài thu hoạch môn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá kết quả giảng dạy, học tập của giáo viên, giảng viên và học sinh sinh viên.

    – Đối với người dạy (Giáo viên, giảng viên): Trong suốt quá trình giảng dạy một môn học bất kỳ, giáo viên, giảng viên luôn cố gắng trau dồi kiến thức cho học sinh, sinh viên của mình. Người dạy hết mình truyền tải kiến thức, với mong muốn người học sẽ tiếp thu, tiếp nhận được hệ thống kết thúc đó. Đồng thời, theo quy chế giảng dạy, đối với bất kỳ môn học này, dù cách dạy ra sao, tiếp nhận thế nào thì để tổng kết kết quả học tập, Nhà trường luôn đánh giá quá trình học tập đó qua các kỳ thi, qua điểm số. Do đó, bài thu hoạch môn học được xem là cách thức để giảng viên, giáo viên đánh giá chất lượng học tập của học sinh, sinh viên. Từ đó đưa ra sự đánh giá về điểm số cho họ . Đồng thời, bài thu hoạch giúp giảng viên, học sinh đánh giá được khả năng tiếp nhận kiến thức của người học, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục cho những hạn chế còn tồn đọng trong quá trình học tập và tiếp nhận kiến thức của học trò mình.

    – Đối với người học (Học sinh, sinh viên): Bài thu hoạch là kết quả đánh giá quá trình học tập của học sinh, sinh viên. Nó giúp người học phải nghiêm túc với quá trình học tập của mình, để có thể thu thập được khối lượng kiến thức nhất định phục vụ cho việc làm bài tổng kết. Việc làm bài tổng kết giúp người học có trách nhiệm với việc học của bản thân, chăm chỉ, nỗ lực trong học tập. Về nguyên tắc, học tập là quá trình tiếp thu kiến thức. Song, trong quá trình học, học sinh, sinh viên dễ bị chán nản, xao nhãng bởi những tác động khách quan. Nếu không đặt ra yêu cầu, trách nhiệm phải hoàn thành cho môn học, người học rất khó toàn tâm toàn ý, nghiêm túc với quá trình học tập, trau dồi kiến thức của bản thân. Thực tế, bài thu hoạch kiến thức giúp người học có cái nhìn tổng quan về năng lực học tập của bản thân thông qua quá trình đánh giá của giáo viên, giảng viên. Nó giúp người học rèn luyện những kỹ năng chuyên môn học tập: Tìm kiếm, thu thập tài liệu, soạn thảo văn bản, chọn lọc thông tin,… Cùng với đó, sinh viên học được cách làm việc nhóm hoặc cách độc lập chịu trách nhiệm với bản nghiên cứu của cá nhân mình. điều này góp phần to lớn thúc đẩy sự phát triển kỹ năng, tư duy của người học, giúp họ có nền tảng kiến thức nhất định cho quá trình học tập, làm việc sau này.

    2.3. Cách viết bài thu hoạch môn học:

    Để viết một bài thu hoạch hoàn chỉnh, rõ ràng, người học phải tuân thủ theo cách viết bài thu hoạch sau đây:

     – Về phần mở bài: trong phần mở đầu của một bài thu hoạch môn học, người viết cần tuân thủ đầy đủ các nội dung đề mục sau đây:

    + Lý do lựa chọn đề tài hay tính cấp thiết của đề tài mình đã lựa chọn;

    + Tên đề tài;

    + Mục đích nghiên cứu;

    + Đối tượng nghiên cứu;

    + Phạm vi nghiên cứu;

    + Phương pháp nghiên cứu;

    + Kết cấu/cấu trúc của bài viết; …

    – Về phần thân bài: Đây được xem là phần trọng tâm của bài tổng kết. Nó thể hiện tất cả những kiến thức của môn học mà người học tiếp nhận thông qua việc trả lời đầy đủ các câu hỏi mà người dạy đặt ra. Bên cạnh việc phải đảm bảo trả lời đúng, đủ câu hỏi bằng kiến thức thực tế tiếp thu được, người học khi làm bài thu hoạch phải tuân thủ tính chặt chẽ theo nguyên tắc chung về mặt hình thức, đó là: Ngôn từ trong sáng, cách hành văn mạch lạc, rõ ràng, logic, không sai lỗi chính tả, không dùng văn nói,…Thông thường, trong bài thu hoạch, người viết có thể lựa chọn nhiều cách viết khác nhau, song nó phải thể hiện được cách nhìn nhận, sự hiểu biết của cá nhân họ với môn học. Song song với việc thể hiện rõ mục tiêu thể hiện trong bài viết là trình bày rõ hiểu biết cá nhân về môn học, người làm có thể thoải mái thể hiện cá tính, phong cách riêng của mình thông qua cách hành văn và hình thức thể hiện. Chỉ khi đảm bảo được những nguyên tắc này, phần thân bài của bài thu hoạch mới đạt được mục đích lớn nhất là trình bày kiến thức, sự hiểu biết của người học với môn học. Từ đó, giúp học sinh, sinh viên nhận được sự đánh giá cao của giáo viên, giảng viên. Người viết cần lưu ý, căn cứ vào dàn ý đã được đề ra từ trước, người viết nên tập trung viết đúng theo những luận điểm đã đề ra và trình bày rõ ràng, chi tiết, rõ các ý với nhau. Trước mỗi phần, người viết nên có lời dẫn dắt để người đọc hiểu mình sắp viết về cái gì, phần này sẽ giải quyết vấn đề gì.

    – Về phần kết bài : trong phần này bài thu hoạch nên có những nội dung tóm tắt, tổng kết lại các vấn đề, luận điểm mà bài viết đã trình bày ở trên một cách ngắn gọn lại, súc tích; đồng thời có thể nêu những đóng góp mới của bài thu hoạch. Ngoài ra để bài thu hoạch mang tính hiệu quả cao, người viết nên có phần mở rộng liên hệ với bản thân, trong quá trình tiếp cận với môn học và trong quá trình thực tế đã mang lại cho bản thân những cảm xúc, lợi ích, trải nghiệm hay bài học gì. Bài thu hoạch là bản tổng hợp kiến thức mà người học tiếp nhận được trong quá trình học. Song, nó không chỉ thể hiện kiến thức thông thường, mà cần thể hiện quan điểm, cảm xúc, cách nhìn nhận mang tính chủ quan về vấn đề đặt ra trong đề bài. Phần kết bài là nơi thể hiện quan điểm, cách đánh giá khách quan bằng cảm quan kiến thức sâu sắc của người học với môn học. Điều này được xem là một trong những yếu tố gây thiện cảm với người chấm, giúp người học nhận được kết quả cao trong môn học. 

    2.4. Yêu cầu cơ bản khi thực hiện viết bài tổng kết môn học:

    Để hoàn thành và đạt được kết quả tốt trong một bài thu hoạch bất kỳ, người học cần tuân thủ đúng các yêu cầu cơ bản sau đây:

    – Về nội dung: Như đã phân tích, bài thu hoạch môn học phải đảm bảo đủ 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Để đảm bảo đầy đủ về mặt nội dung, người học cần lên dàn ý cho bài thu hoạch của mình, vạch ra những ý chính, tránh lan man, dài dòng và lặp lại vấn đề. Dàn ý sẽ được chia thành các đoạn văn nhỏ với các luận điểm chính, từ những luận điểm này người viết cần chia ra các luận cứ xác thực để chứng minh luận điểm đã được đưa ra. Đối với mỗi luận điểm chính, người viết cần chọn lọc những tài liệu phù hợp mà đã được tiếp cận, nghiên cứu trong quá trình thực tế; đồng thời mỗi luận điểm, người viết nên kết hợp các cách đặt vấn đề và dẫn dắt vấn đề khác nhau để làm nổi bật các luận điểm và có sức thuyết phục cao. Đồng thời, để nội dung bài thu hoạch thêm sâu sắc và mang tính truyền đạt, thuyết phục cao, người học lên liên hệ bản thân mình. Đó có thể là sự liên hệ về hoạt động thực tiễn của bản thân liên quan đến trải nghiệm môn học. Tính liên hệ này giúp bài thu hoạch của cá nhân thêm thuyết phục, và đạt điểm cao. 

    – Hình thức: Bài thu hoạch môn học được coi như là một bài nghiên cứu khoa học nhỏ, vì vậy khi viết một bài thu hoạch, người viết cần phải diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu với ngôn từ giản dị, giàu sức biểu đạt. Các thông tin trong các bài thu hoạch phải là những thông tin chính thống, được thu hoach trong quá trình thực tế môn học, các thông tin cần đảm bảo tính chính xác cao nhất của các luận cứ trong bài thu hoạch. Khi sử dụng từ ngữ diễn đạt trong bài thu hoạch, tuyệt đối không mang tư tưởng cá nhân, ý kiến chủ quan để đánh giá một cách phiến diện, một chiều, tránh những từ ngữ gây hiểu lầm, không hợp ngữ cảnh.Với mỗi môn học và với mỗi người hướng dẫn sẽ có những yêu cầu tương đối đặc biệt khác nhau, tuy nhiên về cơ bản vẫn phải đáp ứng một số yêu cầu về hình thức sau đây: Trình bày văn bản một cách khoa học, hợp lý. Đồng thời, những hình ảnh mà người học cho vào bài thu hoạch cũng phải phù hợp với nội dung môn học cũng như đề tài mà giáo viên, giảng viên đặt ra.