Mẫu bài thu hoạch chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đối với Việt Nam
2.1 Chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đối với Việt Nam là gì?
Chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đối với Việt Nam là một chiến lược tổng hợp dùng biện pháp “phi vũ trang” là chủ yếu để chống phá, tiến tới lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Những thủ đoạn của chiến lược diễn biến hòa bình tác động toàn diện trên các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Bên cạnh đó, chiến lược này còn phối hợp tác động cả bên ngoài và bên trong, cả tổ chức và cá nhân với tất cả các tầng lớp và mọi thành phần xã hội ở nước ta để gây nên “tự diễn biến” thầm lặng, từ từ dẫn tới “tự chuyển hóa” làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
2.2 Một số thủ đoạn trong chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Để hiểu rõ hơn những âm mưu đen tối của các thế thực thù địch chống phá Việt Nam, chúng tôi sẽ đưa ra một số thủ đoạn trong chiến lược diễn biến hòa bình trên thể hiện sự chống phá trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa:
Trên lĩnh vực chính trị: tiếp tục phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Đây là lĩnh vực có tính nhạy cảm nhất, có tầm quan trọng hàng đầu thay đổi ý thức tư tưởng dẫn đến thay đổi chế độ là cách nhanh nhất, ngắn nhất và ít tốn kém nhất. Do đó, các thế lực thù địch tập trung chống phá dưới nhiều hình thức, thủ đoạn
Chúng công kích chủ nghĩa Mác – Lênin là tư tưởng chủ quan thoát ly thực tế, bôi xấu học thuyết chuyên chính vô sản và tuyên truyền nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) là nhà nước chuyên chế “ Nhà nước cực quyền”. Chúng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đẩy mạnh hoạt động xuyên tạc lịch sử; thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội và công an…
Bên cạnh đó, chúng cổ xúy những quan điểm lệch lạc và những khuynh hướng xã hội” dân chủ” kiểu Mỹ và phương Tây để cho người dân hoài nghi về “xã hội Việt Nam” và mơ tưởng về một “xã hội khác” được cho tốt đẹp hơn.
Không chỉ những vậy, chúng còn lợi dụng những thiếu sót từ nội bộ của Đảng ta, làm cho Đảng mất uy tín, mất hiệu lực lãnh đạo, mất đoàn kết dẫn đến tan rã về tổ chức.
Trên lĩnh vực kinh tế: các thế lực thù địch thông qua hợp tác kinh tế với Việt Nam với mục đích can dự vào nội bộ, muốn dùng kinh tế để tạo sức ép, tác động, chuyển hóa nền kinh tế đi chệch hướng XHCN.
Trên lĩnh vực dân tộc, tôn giáo: lợi dụng chính sách tự do, tín ngưỡng của Đảng và nhà nước ta; bên cạnh đó còn có một số thiếu sót trong công tác quản lý cũng như trình độ dân trí còn thấp của một số người để tổ chức truyền đạo trái phép, xuyên tạc đường lối của Đảng ở nhiều địa phương, đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, theo đạo.
Trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh: âm mưu của các thế lực thù địch chính là “phi chính trị hóa” giữa quân đội và công an cũng như vô hiệu hóa các lực lượng vũ trang trong cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng, tổ quốc và chế độ XHCN ở Việt Nam.
Trên lĩnh vực ngoại giao: Dưới danh nghĩa ngoại giao nhưng các thế lực thù địch ngoại giao với nước ta nhằm mục đích tạo sự thân thiện để hướng Việt Nam theo quỹ đạo của phương Tây, từ đó tạo cơ hội chuyển hóa và đưa Việt Nam dần hòa nhập vào cộng đồng các nước dân chủ phương Tây.
2.3 Trách nhiệm và hành động của Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch
Trên lĩnh vực chính trị: Cần tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bảo vệ Đảng để làm cho Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh đồng thời không ngừng nâng cao khả năng lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng với các thế lực thù địch bên ngoài.
Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa: Cần tập trung tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng.
Trên lĩnh vực kinh tế: Tiếp tục phấn đấu xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ và nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như hoàn thiện pháp chế về kinh tế bằng việc nâng cao ý thức và năng lực cho cán bộ, đảng viên cũng như nhân dân cả nước; chăm lo đời sống mọi mặt của nhân dân ngày một tốt hơn cũng cần được đảng và nhà nước chú trọng và quan tâm nhiều hơn.
Trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh: Tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp cùng với thế trận an ninh nhân dân trên từng địa phương. Đồng thời, xây dựng khu vực phòng thủ ở các địa phương ngày càng vững chắc.
Trên lĩnh vực ngoại giao: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế,….
2.4 Liên hệ bản thân phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.
Với sự “nguy hiểm” của chiến lược diễn biến hòa bình đã được nêu ở trên, phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình là trách nhiệm không phải của riêng ai. Với mỗi cá nhân làm tốt cũng là góp phần trong việc phòng chống diễn biến hòa bình bằng cách:
– Có niềm tin tuyệt đối vào Chủ nghĩa Mác-Lênin với đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà Nước. Tích cực, chủ động trau dồi và nâng cao ý thức, lối sống và trách nhiệm với xã hội, gia đình và bản thân. Không ngừng học tập và rèn luyện theo tư tưởng của Hồ Chí Minh về cách mạng Đảng cũng như về sự nghiệp của thanh niên Việt Nam.
– Cố gắng học tập thật tốt để tạo nên nền móng vững chắc cho những nghiên cứu cũng như sáng kiến cho phát triển đất nước. Trung thực và chăm chỉ chịu khó làm việc và lao động, nỗ lực cho sự phát triển của bản thân và góp phần xây dựng đất nước mai sau.