Mẫu Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính năm 2023? Nội dung Biên bản phải có những thông tin gì?


Tôi xin hỏi mẫu Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính năm 2023 như thế nào? – Câu hỏi của Thanh Như (Trà Vinh).

Nội dung Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có gì?

Căn cứ Điều 81 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được bổ sung bởi khoản 42 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về nội dung Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như sau:

Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.

Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.

2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ.

3. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Theo đó, nội dung Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến;

Trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.

mẫu tịch thu tang vật

Mẫu Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính năm 2023? Nội dung Biên bản phải có những thông tin gì? (Hình từ Internet)

Mẫu Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính năm 2023?

Theo mẫu số MBB20 ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định mẫu Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như sau:

mẫu tịch thu

Tải mẫu Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính năm 2023: Tại đây.

Hướng dẫn mẫu Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính năm 2023 như thế nào?

Tại mẫu số MBB20 ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn mẫu Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính năm 2023 như sau:

* Mẫu này được sử dụng để lập biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 33 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020), khoản 1 Điều 81 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 65 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020).

(*) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.

{Trường hợp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 65 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020), nếu không xác định được đối tượng vi phạm hành chính, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp/người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì không phải ghi các thông tin tại mục [2]}.

(**) Áp dụng đối với trường hợp biên bản được giao trực tiếp cho cá nhân/người đại diện của tổ chức bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.

(2) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:

– Trường hợp thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì ghi: «XPHC».

– Trường hợp thi hành quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì ghi: «TT».

(3) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:

– Trường hợp thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì ghi chức danh và tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

– Trường hợp thi hành quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì ghi chức danh và tên cơ quan của người có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

(4) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:

– Trường hợp thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì ghi: «xử phạt vi phạm hành chính».

– Trường hợp thi hành quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì ghi: «tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính».

(5) Ghi địa chỉ nơi lập biên bản.

(6) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(8) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:

– Trường hợp tịch thu tang vật vi phạm hành chính thì ghi: «tang vật vi phạm hành chính».

– Trường hợp tịch thu phương tiện vi phạm hành chính thì ghi: «phương tiện vi phạm hành chính».

(9) Nếu có sự thay đổi so với lúc bị tạm giữ thì phải ghi rõ những thay đổi đó.

(10) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.