Mẫu Bài thu hoạch giáo viên tiểu học hạng 3 Violet năm 2023

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUÂN HẢI AN

TRƯỜNG TIỂU HỌC NAM HẢI

– – – – o 0 o – – – –

BÀI THU HOẠCH

GIÁO VIÊN TIỂU HỌC  HẠNG III

Tên học viên: NGUYỄN VĂN TUẤN

Ngày sinh: 10 tháng 8 năm 1999

Đơn vị công tác: Trường tiểu học Nam Hải, phường Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng

Địa điểm học: Đại học sư phạm Hà Nội

Mở đầu

Trong lĩnh vực giáo dục phổ thông nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện tốt các nhiệm vụ của viên chức giảng dạy, đáp  ứng các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học hạng III. Đồng thời nhằm bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III và thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III. Do đó được Phòng giáo dục và đào tạo quận Hải An tổ chức lớp học bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên 3 cấp: Mầm non, Tiểu học, Trung học  cơ sở. Tôi đã đăng ký tham gia lớp học bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học hạng III

Qua quá trình tập huấn được học tập  và nghiên cứu dưới sự hướng dẫn, truyền đạt của thầy, cô giáo phụ trách dạy Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III, tôi đã tiếp nhận được các nội dung. Xu hướng phát triển của giáo dục, tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, các mô hình trường học mới. Kèm theo mặt hạn chế và thuận lợi của mô hình đó. vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào trong thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học. Đồng thời nắm vững và vận dụng tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học; 

Qua một thời gian học tập và nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của các giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi đã được tiếp cận 10 chuyên đề cơ bản, trong đó tập trung kiến thức chủ yếu về chính trị, về quản lí nhà nước và các kĩ năng chung gồm 4 chuyên đề; kiến thức nghề nghiệp ngành và đạo đức nghề nghiệp gồm 6 chuyên đề cụ thể là:

Chuyên đề 1: Lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước

Chuyên đề 2: Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo

Chuyên đề 3: Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Chuyên đề 4: Giáo viên với công tác tư vấn học đường trường tiểu học

Chuyên đề 5: Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường tiểu học

Chuyên đề 6: Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III

Chuyên đề 7: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học

Chuyên đề 8: Thanh tra, kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường tiểu học

Chuyên đề 9: Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường tiểu học

Chuyên đề 10: Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường tiểu học

Nội dung

Chuyên đề 1: Lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước

– Kết quả tiếp nhận được. Về kiến thức, tôi đã biết được thế nào là hành chính nhà nước, chính sách công, kết hợp quản lí nhà nước theo ngành và lãnh thổ. Về kĩ năng, nghiêm chỉnh chấp hành và thực thi các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, của đơn vị công tác và các quy định khác.

– Vận dụng trong công việc đảm nhận: Ngày 10/9/2021 tôi được giao nhiệm vụ là tổ trưởng tổ Toán. Sau khi học xong lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học hạng III, tôi nhận thấy, tham chiếu ở chuyên đề 1 giúp tôi hiểu hơn về quản lý nhà nước, về cách thức quản ly từ trung ương đến địa phương, từ đó nhắc nhở tôi chấp hành tốt hơn các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước.

Trong thời gian đảm nhận công việc tôi nhận thấy bản thân cần có trách nhiệm kết hợp với các ban ngành đoàn thể của xã và nhà trường, hội cha  mẹ học sinh, để giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống cho các em học sinh qua từng tiết học, từng hoạt động để học sinh hiểu và chấp hành pháp luật đúng đắn.

Tôi có những đề xuất: Trên tất cả các mặt của đời sống xã hội nhà nước ta cần nghiêm khắc thực thi quyền lực, thực hiện đúng hiệu quả cho lợi ích chung của cộng đồng.

Chuyên đề 2: Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo

– Kết quả đạt được: Nắm được xu thế phát triển giáo dục trong khu vực và thế giới, trong bối cảnh toàn cầu hóa đồng thời nắm bắt đường lối và các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chủ động lĩnh hội kiến thức, hoàn chỉnh và nâng cao trình độ chuyên môn

– Vận dụng vào công việc: là tổ trưởng tổ toán và là một giáo viên tôi thấy rõ được tác dụng của việc nắm bắt được chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo đó là tất cả trẻ em ở độ tuổi tiểu học đều được đến trường, đó là bình đẳng không chỉ cho các em học sinh mà qua đây tôi cũng nâng cao hơn quyền bình đẳng giới của mình nơi làm việc và tại địa phương, gia đình và xã hội.

Ngoài ra tôi nhận thấy tôi cần chủ động nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Cần đối xử công bằng với tất cả học sinh làm đúng theo chức năng và nhiệm vụ của mình, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Truyền đjat cho học sinh ý thức tự lĩnh hội kiến thức, tự chủ động trong các hoạt động học tập và trong xã hội, để có đủ năng lực, bản lĩnh vững vàng trước những nguy cơ xói mòn bản sắc dân tộc.

Chuyên đề 3: Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

– Kết quả đạt được: Nắm được cách thức quản lý của nhà nước và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường. Đồng thơi thực hiện đúng hiểu quả cách thức quản lý và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường hiện nay

– Vận dụng vào công việc: Xác định được mục tiêu của giáo dục là phát triển đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, hình thành nhân cách cho học sinh. Chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngoài ra việc giảng dạy có sự sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin bài học để cập nhật kịp thời với xu thế.

Chuyên đề 4: Giáo viên với công tác tư vấn học đường trường tiểu học

– Kết quả đạt được: Nắm được vị trí, đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học và hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi học sinh tiểu học đồng thời nắm cách tư vấn học đường cho học sinh tiểu học.

+ Đối với học sinh, tư vấn tập trung vào các chương trình nâng cao năng lực xã hội cho học sinh gồm các kỹ năng: Thích ứng với môi trường học đường, kỹ năng giao tiếp, kỷ luật lớp học, phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em. Tùy theo vấn đề của học sinh thuộc nhóm can thiệp 2 và can thiệp 3 mà giáo viên có những kế hoạch và chương trình phù hợp với từng em nhằm tác động đến cả ba lĩnh vực nhận thức, thái độ và hành vi của các em học sinh.

+ Đối với phụ huynh học sinh: Tập trung vào các chương trình nâng cao năng lực của bậc cha mẹ gồm các kỹ năng: Giúp con thích ứng với môi trường học đường; Làm bạn cùng con; Kỷ luật, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em… Và tùy thuộc vào vấn đề của các em học sinh thuộc nhóm can thiệp 2 và nhóm can thiệp 3 mà giáo viên có những kế hoạch cùng chương trình phù hợp với các phụ huynh nhằm phối kết hợp hiệu quả trong việc hỗ trợ tâm lý của các em; 

+ Đối với giáo viên: Nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi; Kỷ luật tích cực, đồng hầnh cùng các em học sinh; Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em là những kỹ năng giúp giáo viên đưa ra được những phương pháp làm việc phù hợp với học sinh và phụ huynh. Đồng thời là sự kết nối giữa các lực lượng giáo dục trong việc xây dựng môi trường học đường an toàn, thân thiện và bình đẳng cho các em học sinh.

– Vận dụng vào công việc:

+Tôn trọng, gần gũi học sinh, hiểu được đặc điểm tâm lý của các em học sinh, hiểu biết được mức độ cảm nhận của học sinh về thế giới thông qua các bài học. 

+ Tạo cho học sinh tâm lý thoải mái, thư giãn sau những giờ học căng thẳng, kiến tạo kỹ năng đứng trước đám động, tinh thần tập thể thể hiện năng khiếu của mình, đặc biệt là các bạn học  sinh vùng nông thôn còn nhút nhát, ngại ngùng. Do đó tôi kết hợp các hoạt động biểu diễn cá nhân, nhóm, các hình thức chia sẻ giữa các học sinh để các em mạnh dạn hơn, đoàn kết và yêu quý nhau hơn. Đồng thời phát triển phong trào văn hóa văn nghệ tạo sân chơi cho học sinh, giáo viên từ đó tăng thêm  kỹ năng hoạt động nhóm và tình đoàn kết.

Chuyên đề 5: Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường tiểu học

– Kết quả đạt được: Áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở tiểu học

+ Biết sử dụng máy vi tính ( mở máy, tắt máy, chương trình làm việc phù hợp với công việc, thao tác sao lưu, tìm kiếm tài liệu,…)

+ Sử dụng phần mềm điện tử, sử dụng giáo án điện tử ( power point, làm bài dạy sinh động, hấp dẫn hơn so với hình thức dạy thông thường)

+ Sử dụng thiết bị điện tử khác như Tivi , Máy chiếu ( bài giảng sau khi được thiết kế trình chiếu lên màn hình máy chiếu. Sử dụng thành thạo máy chiếu là yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên.

– Vận dụng vào công việc

Tôi có đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu trong năm 20…-20…. như sau: Có đủ các đầu sổ theo quy định; Ghi chép thường xuyên, cập nhật, khoa học, có chất lượng; Dự giờ, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp 6 tiết/tháng; Thực hiện tốt công tác soạn giảng, dạy học theo đúng chương trình và thời khóa biể không dạy dồn, ghép; Áp dụng chuyên đề vào giảng dạy có hiệu quả, chú trọng đến công tác giáo ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng  dạy; Nâng cao chất lượng bài soan thể hiện được công việc của thầy trò, phù hợp với đối tượng học sinh, đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng và nội dung tích hợp trong các môn học, có phương pháp và hình thức dạy học phát huy được tính tích cực của các em học sinh; Thông tin hai chiều thực hiện thường xuyên; Thực hiện tốt công tác tự kiểm định chất lượng; Đánh giá, nhận xét học sinh thường xuyên, công bằng khách quan.

Chuyên đề 6: Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III

– Kết quả nhận được: Xác định được yêu cầu năng lực giáo viên ở thế kỉ 21 gồm những vấn đề cốt lõi của giáo viên thế kỉ XXI; Đạo đức nghề nghiệp và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viến viên tiểu học hạng III; Đội ngũ giáo viên cốt cán với nhiệm vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đồng thời phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên cốt cán tại trường.

– Vận dụng vào công việc: Thấm nhuần tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc; Chấp hành pháp luật, chính sách của nhà nước; Chấp hành quy chế của ngành, quy định của trường kỷ luật lao động; Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp, sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh học sinh; Vận dụng các kiến thức cơ bản, nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, Sách giáo khoa của các môn được phân công; Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp, phục vụ nhân dân và học sinh…

Thực hiện một số hình thức thuyết trình lôi cuốn chú ý của học sinh trong quá trình thể hiện bài giảng:

+ Biểu đạt vấn đề dưới dạng câu hỏi, gợi mở để gây tình huống lôi cuốn sự chú ý của học sinh;

+ Sử dụng sơ đồ để diễn tả phân tích nhằm chỉ ra những đặc điểm, khía cạnh của từng nội dung thông qua bằng chứng logic để làm rõ bản chất của vấn đề;

+ Đưa một số giả thuyết hoặc ý kiến có tính mâu thuẫn với vấn đề đang học nhằm xây dựng tình huống. Dẫn hướng học sinh phải biết cách nhận xét một cách chuẩn xác, khách quan về sự lựa chọn, chỉ ra cơ sở khoa học của nó;

+ Sử dụng phương pháp thuyết trình kiểu so sánh, tổng hợp. So sánh từng mặt, khía cạnh, thuộc tính giữa hai đối tượng mâu thuẫn với nhau nhằm rút ra kết luận cho từng dấu hiệu để ghi nhận so sánh các dấu hiệu đó. Nhằm tăng tính thuyết phục của bài giảng.

Chuyên đề 7: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học

– Kết quả đạt được: Xác định được hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học; Tổ chức, hỗ trợ học sinh chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề của học sinh;

– Vận dụng vào công việc: Tạo mối quan hệ tốt với các em học sinh, tạo cho các em tâm trạng thoải mái khi giao tiếp với thầy cô giáo; tạo dưng lớp  học như một cộng đồng học tập đoàn kết, thân thiện và sẵn sàng chia sẻ; Liên kết giữa Giáo viên – Phụ huynh – Công đồng cần có sự kết hợp nhằm khuyến khích, giúp đỡ các em tự học, trải nghiệm, tạo điều kiện cho các em áp dụng kiến thức kỹ năng vào thực tiến; Quyết định lựa chọn nội dung bài học, xây dựng hệ thống câu  hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh học tập để đạt muc tiêu xác định; đánh giá quá trình và kết quả học tập của các em học sinh, hướng dẫn cho các em học sinh đánh giá và tự đánh giá, sử dụng kết quả vào việc tác động lại quá trình đào tạo, áp dụng dạy học giải quyết vấn đề, thông qua trả nghiệm.

– Đề xuất:

Nên cắt giảm một số tiết ôn tập môn trọng tâm và phân đồng đều vào các hoạt động trải nghiệm, chương trình văn nghệ quy mô lớp và khối, trường.

Chuyên đề 8: Thanh tra, kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường tiểu học

– Kết quả thu được: Nắm bắt chắc chắc kiến thức về thanh tra kiểm tra hoạt động chuyên môn và hoạt động đảm bảo chất lượng. Phân biệt rõ thanh tra và kiểm tra trong hoạt động chuyên môn đảm bảo chất lượng ở trường tiểu học.

– Vận dụng vào công việc: Nâng cao chất lượng một số vấn đề như kế hoạch, nội dung, phương pháp, biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao; Tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống luôn chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước, chấp quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị; đảm bảo số lượng, chất lượng ngày giờ công lao động; Đạo đức, nhận cách, lối sống, ý thức đấu tranh chấp các biểu hiện tiêu cực; thực hiện quy chế chuyên chế chuyên môn, dự giờ trên lớp, kết quả giảng dạy; Đồng thời bồi dưỡng nâng cao trình độ đáp ứng quy định về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên;

– Tôi có đề xuất nên từ tập trung chủ yếu về chuyên môn sang thanh tra quản lý đồng thời cần minh bạc và công bằng.

Chương 9: Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường tiểu học

– Những kết quả thu nhận được: Nắm được vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn; xây dựng các bước cơ bản trong sinh hoạt chuyên môn;

– Vận dụng vào công việc: Nghiên cứu tài liệu chuyên môn như nội dung, vấn đề, khó khăn, trăn trở, giải pháp giải quyết các vẫn đề phát sinh trước các buổi sinh hoạt chuyên mộn; Bên cạnh sinh hoạt chuyên môn về môn học là đặc thù bộ môn nghệ thuật do đó chúng tôi cũng trao đổi thêm phương pháp làm cầu nối giữa Ban giám hiệu , Giáo viên, Phụ huynh học sinh cùng quan tâm, phối hợp với giáo viên bộ môn nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của các em học sinh.

Chuyên đề 10: Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường học

– Kết quả đạt được: Nắm bắt được công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập, môi trường giáo dục cùng phát triển quan hệ giữa các trường tiểu học với các bên liên quan.

– Vận dụng vào công việc: Là một giáo viên tôi xác địch được bản thân phải tích cực tham gia công tác xã hội hóa ở trường cũng như địa phương; tạo điều kiện cho các bạn học sinh có cơ hội học tập và tham gia hoạt động học tập ở trường lớp và địa phương; Tuyên dương tính tự học, tự tích tích lũy tri thức của học sinh, giáo viên và những cá nhân trong cộng đồng. Tôn trọng mong muốn học tập, chia sẻ kiến thức với mọi người, giúp đỡ những cá nhân không có điều kiện được tiếp cận với kiến thức; Quan tâm đến những hoạt động giáo dục nhằm giáo dục đạo đức, cũng như trách nhiệm của một người công dân cho học sinh.

Kết luận

Nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng to lớn của cán bộ quản lý và của giáo viên Tiểu học. Từ đó việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là việc hết sức quan trọng và cần thiết. Và phương pháp có hiệu quả thiết thực nhất là thông qua bồi dưỡng nâng hạng giáo viên Tiểu học theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Nhận thức rõ rằng cần nắm rõ những nội dụng của các chuyên đề bồi dưỡng, nắm bắt các kỹ năng có liên quan, kèm theo vận dụng hiệu quả những kiến thức, kỹ năng đã được tiếp nhận từ các hoạt động nghề nghiệp của bản thân để không ngừng phát triển nghề nghiệp bản thân.

Hải Phòng, ngày … tháng … năm 20…

NGƯỜI VIẾT