Mẫu BB/01: Biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn chi tiết nhất
Biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là gì? Mẫu biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo mẫu BB/01? Hướng dẫn soạn thảo biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn? Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?
Thuế là khoản thu của ngân sách nhà nước không hoàn trả và không mang tính đối giá, do cơ quan quyền lực nhà nước quy định. Theo quy định của pháp luật, hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Ngày nay, việc các doanh nghiệp có các hành vi vi phạm về thuế và hóa đơn diễn ra rất phổ biến bởi việc làm đó sẽ đem đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích về kinh tế. Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện ra hành vi sai phạm của các cá nhân, tổ chức đó cần lập biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là gì?
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Xử phạt vi phạm hành chính về thuế hay hóa đơn là một nội dung gắn với việc rà soát thủ tục thuế và chức năng kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước. Mẫu biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sử dụng khi phát hiện hành vi vi phạm về thuế và hóa đơn của các doanh nghiệp. Mẫu biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được sử dụng phổ biến và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng.
Biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là mẫu biên bản được lập ra khi có sự vi phạm hành chính về hóa đơn của các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Mẫu biên bản nêu rõ thông tin của người lập biên bản, người vi phạm, người chứng kiến, nội dung vi phạm, ý kiến trình bày,…. Mẫu biên bản được ban hành kèm theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 05/12/2020) quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Xem thêm: Mẫu biên bản vi phạm hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới năm 2022
2. Mẫu biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo mẫu BB/01:
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN[2]
——-
Số: /BB-VPHC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ[3]…
Hôm nay, hồi……giờ ….phút, ngày …. tháng … năm…………, tại[4]……….
Căn cứ[5] ……………..
Chúng tôi gồm:[6]
1. Ông (bà): … Chức vụ: … Đơn vị ………….
2. Ông (bà): … Chức vụ: … Đơn vị …………
Với sự chứng kiến (nếu có) của: [7]……………….
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:
<1. Họ và tên cá nhân vi phạm>:……….. Giới tính: ……
Ngày, tháng, năm sinh: …./…./………. Quốc tịch: ……
Nghề nghiệp:………
Nơi ở hiện tại:…………
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:…………. ngày cấp:…./…./……. ; nơi cấp: …………………
Mã số thuế (nếu có):……………….
<1. Tên tổ chức vi phạm>:………
Địa chỉ trụ sở chính:…………….
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:………… Ngày cấp:…./…./…………; nơi cấp:……..
Mã số thuế:………..
Người đại diện theo pháp luật[8]:………. Giới tính: ……
Chức danh:……..
2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính:[9]………
3. Hành vi vi phạm hành chính quy định tại:[10]……..
4. Các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ:[11]……..
a) Các tình tiết giảm nhẹ:………
b) Các tình tiết tăng nặng:……….
5. Ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức vi phạm hành chính (nếu có): ……….
6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có):………
7. Chúng tôi đã yêu cầu ông (bà)/tổ chức chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
8. [12] Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, <ông(bà)/tổ chức> gửi yêu cầu giải trình trực tiếp hoặc trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập được biên bản này <ông(bà)/tổ chức> gửi văn bản giải trình đến[13]…….…… để thực hiện quyền giải trình.
Biên bản lập xong hồi … giờ … phút, ngày … tháng … năm …, gồm … trang, được lập thành … bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; được giao cho[14] ……………………………… là người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
Ý kiến bổ sung khác (nếu có):[15]………
<Trường hợp cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản>
Lý do người/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản:[16]….
NGƯỜI HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN[17]
(Nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên)
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(Nếu có)
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên)
Xem thêm: Thẩm quyền, trình tự lập biên bản vi phạm hành chính? Các trường hợp vi phạm hành chính phải lập biên bản?
3. Hướng dẫn soạn thảo
biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn:
[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ;
[2] Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản;
[3] Ghi rõ vi phạm hành chính về lĩnh vực thuế hay hóa đơn;
[4] Ghi địa điểm lập biên bản là nơi xảy ra vi phạm hoặc trụ sở cơ quan làm việc của người có thẩm quyền lập biên bản;
[5] Ghi đầy đủ các căn cứ của việc lập biên bản như: biên bản làm việc, quyết định do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển sang ………;
[6] Ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người lập biên bản;
[7] Họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp, CMND của người chứng kiến. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ;
[8] Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp;
[9] Ghi cụ thể giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả hành vi vi phạm;
[10] Ghi điểm, khoản, điều của văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
[11] Ghi “Không” nếu không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
[12] Chỉ tiêu này được đưa vào biên bản đối với các trường hợp được quyền giải trình theo quy định;
[13] Ghi chức danh và tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính;
[14] Ghi họ và tên cá nhân vi phạm/người đại diện theo pháp luật của tổ chức vi phạm;
[15] Người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên;
[16] Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản;
[17] Số lượng người chứng kiến theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Xem thêm: Lập biên bản vi phạm hành chính về thuế và thủ tục xử phạt
4. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn:
Theo Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 05/12/2020) quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có nội dung như sau:
“1. Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo quy định tại Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau:
a) Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế thì hành vi khai sai thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần;
b) Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.
Trường hợp trong số hồ sơ khai thuế chậm nộp có hồ sơ khai thuế chậm nộp thuộc trường hợp trốn thuế thì tách riêng để xử phạt về hành vi trốn thuế;
c) Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều thông báo, báo cáo cùng loại về hóa đơn thì người nộp thuế bị xử phạt về một hành vi chậm nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần;
d) Hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn thuộc trường hợp bị xử phạt theo Điều 16, Điều 17 Nghị định này thì không bị xử phạt theo Điều 28 Nghị định này.
4. Trường hợp trong một thủ tục hành chính có nhiều thành phần hồ sơ được quy định nhiều hơn một hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt đối với từng hành vi vi phạm.
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn:
– Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo quy định tại Nghị định này.
– Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
Trong trường hợp trong một thủ tục hành chính có nhiều thành phần hồ sơ được quy định nhiều hơn một hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt đối với từng hành vi vi phạm. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 1 đến 3 lần số thuế trốn đối với hành vi trốn thuế. Cụ thể như sau: phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng đối với hành vi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định. Nếu chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 11 ngày làm việc hoặc không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng.
Ngoài ra, phạt tiền 01 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế; Sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm; Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm,…
Nghị định còn quy định cụ thể mức phạt đối với hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Cụ thể là phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 1 – 5 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
Phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 1 – 30 ngày, trừ trường hợp quy định.
Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 – 60 ngày thì bị phạt tiền từ 5 – 8 triệu đồng.
Phạt tiền từ 8 – 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 – 90 ngày; nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;…
Ngoài ra, đối với các hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế hoặc không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế sẽ bị phạt tiền từ 5 – 7 triệu đồng theo quy định của pháp luật.