Mật ong được tạo ra như thế nào? Mất bao lâu để tạo mật ong
Mật ong vốn rất quen thuộc với con người từ hàng nghìn năm nay. Từ cổ đại đến hiện đại, mật ong thường hiện diện trong các sinh hoạt thường ngày như nấu ăn, phòng và chữa bệnh, chăm sóc da… Mặc dù được sử dụng với tần suất cao, nhưng không phải ai cũng biết quá trình tạo ra những giọt mật sánh đặc đầy dinh dưỡng ấy. Vậy loài ong đã tạo ra mật ong như thế nào?
Mục Lục
Ong nào chịu trách nhiệm tạo ra mật ong?
Theo chuyên trang khoa học ScienceDirect, thế giới tự nhiên có hơn 20.000 loài ong và chỉ một số chủng tạo ra mật, trong đó có ong mật màu vàng.
Một đàn ong hoặc một tổ ong sẽ được cấu thành bởi các yếu tố chính bao gồm:
- Một ong chúa.
- Hàng trăm con ong đực.
- Hàng nghìn ong thợ (là những con cái vô sinh)
Trong đó, ong thợ chịu trách nhiệm chính cho việc thu lấy mật hoa để tạo thành mật ong, nuôi sống những cá thể khác trong đàn. Bên cạnh đó, ong thợ còn tạo sáp, xây tổ.
Quy trình ong thợ tạo ra mật ong
Tạo ra mật ong được xem là một công việc đòi hỏi óc tổ chức và sự hợp tác của tập thể của đội ngũ ong thợ trong đàn. Bởi trước khi ong thợ “ra quân” đi thu mật hoa về tổ, một chú ong thợ sẽ chịu trách nhiệm đi thăm dò và tìm ra nguồn mật hoa có chất lượng tốt trước.
Sau khi đã tìm được, nó sẽ bay về tổ và thông báo cho các ong thợ còn lại. Loài vật có cánh này sẽ giao tiếp với nhau bằng va chạm, âm thanh và thậm chí cả những chuyển động lúc lắc như múa.
Khi đã tiếp nhận thông tin, các “công nhân” này sẽ bay đến khu vực đã được chọn rồi dùng vòi dài để hút từng giọt từ tuyến mật của hoa vào dạ dày. Trong thời điểm đó, dạ dày ong sẽ phân tích các loại đường phức hợp từ mật hoa thành nhiều loại đường đơn giản hơn và ít có xu hướng tinh thể hóa (hay còn gọi là kết tinh).
Ong thợ trở về đàn rồi chuyển nhượng mật này cho con khác gọi là ong nhai (khoảng 12 -17 ngày tuổi). Các “đồng đội” này tiếp tục thu thập mật hoa và nhai trong 30 phút. Các enzyme trong tuyến nước bọt của chúng sẽ biến mật hoa thành chất chứa mật ong cùng với nước trong lúc nhai. Chu trình này nhằm hạn chế khả năng xâm nhập của các loại vi khuẩn khi cất giữ.
Sau đó, ong sẽ đem mật hoa phân phối vào những lỗ sáp hình lục giác, mục đích khiến nước bay hơi để mật ong chứa ít nước hơn. Kế đến, chúng dùng cánh của mình quạt ra luồng khí nhằm đẩy nhanh sự bốc hơi nước cho đến khi mật ong đạt đến độ bão hòa (tỷ lệ nước gần 17 %). Khi mật đủ đặc, chúng sẽ đóng những lỗ chứa mật bằng một lớp sáp tươi, giúp lỗ sáp trở thành một lọ mật tí hon.
Khi nào mật ong có thể đạt tới độ chín đủ để ong sử dụng và người nuôi ong thu hoạch?
Thông thường, có thể mất khoảng 7 ngày thậm chí đến 2 tháng để ong thợ tạo ra một tổ ong đầy mật tùy thuộc vào sức mạnh của đàn ong. Đối với những đàn khỏe mạnh và đông đúc hơn, có thể chỉ mất khoảng 3 ngày hoặc thậm chí nhanh hơn.
Các lỗ tổ sau khi được đóng lớp sáp trên bề mặt sẽ mất khoảng 20 – 25 ngày để đạt được độ chín hoàn toàn để được người nông dân thu hoạch. Người nuôi ong sẽ kích thích cho ong sản xuất dư thừa lượng mật trong tổ để có thể thu thập mà không gây hại cho đàn.
Ong thợ cần hút bao nhiêu mật hoa để tạo thành mật ong
Ong thợ có thể phải bay xa đến 5 km tìm mật hoa nếu không tìm được nguồn mật tốt. Mỗi chú ong có thể ghé thăm 50 đến 100 bông hoa trong mỗi chuyến đi để làm đầy dạ dày của chúng.
Theo nhiều nghiên cứu quốc tế, dạ dày ong có thể chứa đến 70mg mật hoa và khi đầy, nó có thể nặng gần bằng trọng lượng của một cá thể ong.
Ước tính một đàn ong cần phải bay hết 88.000 km và dùng đến hai triệu bông hoa để sản xuất 500g mật. Trung bình, một đàn ong có thể tạo ra 20 – 45 kg mật trong một năm. Nếu vào những có thời tiết thuận lợi và hoa nở rộ, một đàn ong có thể sản xuất được từ 10 – 15 kg ong trong một tháng.
Quá trình hút mật để tạo ra mật ong còn mang lại lợi ích gì?
Trong quá trình đi hút mật, ong thợ còn thu thập cả phấn khi ghé thăm các loài hoa khác nhau. Quá trình đem phấn hoa từ cây này sang cây khác, loài ong cũng giúp thụ phấn cho hoa.
Quá trình thụ phấn này được lặp đi lặp lại, các loài thực vật có thể tạo ra quả và hạt cho con người. Trên thực tế, một phần ba lượng thức ăn mà chúng ta có được là nhờ quá trình thụ phấn của ong.
Ong thu thập mật từ nhiều loài hoa, do đó mật của chúng sẽ có hàng trăm loại, có màu sắc, mùi và vị khác nhau. Một số loại mật ong còn có thể dùng làm thuốc.
Quy trình tạo ra mật ong của Tracybee có gì đặc biệt?
Quy trình nuôi ong để tạo ra mật ong của Tracybee luôn được đảm bảo được kiểm soát chặt chẽ từ khâu nuôi trồng đến thu hoạch. Với mong muốn mang đến cho người tiêu dùng các dòng mật ong đạt chuẩn “sạch, nguyên chất”, Tracybee tuyệt đối nói không với phương pháp nuôi ong bằng đường mà thay vào đó là để ong được hút mật hoa một cách tự nhiên.
Tracybee sở hữu trại ong với quy mô lên đến hơn 3.000 đàn ong mật và hơn 400 đàn ong sữa. Tổng sản lượng mật ong thu hoạch trung bình một năm hơn 200 tấn.
Mật ong của Tracybee trước khi được phân phối đến tay người tiêu dùng luôn được kiểm nghiệm chặt chẽ tại Việt Nam và sau đó là tại Intertek (Đức), thoả các tiêu chí: KHÔNG nhiễm đường, KHÔNG tồn dư chất kháng sinh và KHÔNG chứa chất biến đổi gen.
Hiện nay, Tracybee tập trung cung ứng cho thị trường các dòng mật ong đơn hoa mang đậm bản sắc miền nhiệt đới như: mật ong hoa cà phê, mật ong hoa chôm chôm và mật ong hoa lệ chi. Bạn có thể dễ dàng đặt mua hàng tại Website hoặc đến mua trực tiếp tại các chuỗi siêu thị lớn, nhỏ trên toàn quốc.