Marketing xanh là gì? Cách áp dụng Marketing xanh thành công
Marketing xanh dần trở nên phổ biến hơn khi ngày càng có nhiều người quan tâm đến các vấn đề môi trường. Theo thống kê cho thấy, vào năm 2020, hơn 3/4 người tiêu dùng cho rằng tính bền vững và trách nhiệm với môi trường của một thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng hoặc khá quan trọng trong việc lựa chọn thương hiệu của họ. Bài viết dưới đây sẽ giải mã cho bạn về khái niệm marketing xanh là gì, các yếu tố quan trọng và những nguyên tắc để triển khai một chiến dịch green marketing hiệu quả. Cùng TopOnSeek tìm hiểu ngay!
Marketing xanh là gì?
Marketing xanh (hay còn gọi là tiếp thị xanh/tiếp thị môi trường – Green Marketing) là các hoạt động và chiến lược thúc đẩy các sản phẩm, dịch vụ và sáng kiến thân thiện với môi trường. Một số ví dụ về tiếp thị xanh bao gồm:
- Tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường
- Sử dụng bao bì sản phẩm làm từ vật liệu tái chế và thân thiện với môi trường
- Chú trọng khâu giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất
- Áp dụng các thông lệ giúp kinh doanh bền vững
- Tiếp thị nhấn mạnh truyền đạt các lợi ích môi trường của sản phẩm
- Đầu tư vào năng lượng tái tạo/nỗ lực bù đắp carbon
Thực hiện Marketing xanh giúp các khách hàng xây dựng hình ảnh về một doanh nghiệp hay thương hiệu luôn hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững vì cộng đồng. Việc này cũng góp phần truyền cảm hứng tích cực cho các cá nhân hay doanh nghiệp khác. Mặc dù tiếp thị xanh có thể tốn kém hơn so với các thông điệp và hoạt động tiếp thị truyền thống nhưng nó cũng có thể mang lại lợi nhuận do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng.
Ví dụ: Các sản phẩm được sản xuất tại địa phương ở Bắc Mỹ có xu hướng đắt hơn so với các sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài sử dụng lao động giá rẻ. Bên cạnh đó, khi sử dụng chuỗi cung ứng và nguồn cung ứng địa phương sẽ khiến cho lượng khí thải carbon nhỏ hơn nhiều so với các hàng hóa từ nước ngoài. Việc này đối với một số người tiêu dùng và chủ doanh nghiệp mà nói chỉ tóm gọn lại trong một câu: “Lợi ích môi trường lớn hơn sự chênh lệch về giá”.
>> Bài viết liên quan: Marketing là gì? Tổng quan kiến thức ngành Marketing từ A-Z 2023
Marketing xanh (Green Marketing) là các hoạt động và chiến lược thân thiện với môi trường (Nguồn: Sưu tầm)
Xu thế Marketing xanh cho doanh nghiệp tại Việt Nam
Những năm gần đây, tiêu dùng xanh đang nổi lên như một xu hướng mới và tất yếu ở nhiều nước trên thế giới. Xu hướng này không chỉ phổ biến ở các nước phát triển mà còn xuất hiện ở các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình trở lên và ngày càng mạnh mẽ. Có nhiều dấu hiệu cho thấy một số sản phẩm và dịch vụ xanh đã bắt đầu xuất hiện và phát triển ở Việt Nam.
Marketing xanh từ tiếp thị truyền thống (Product Marketing) ban đầu đã được phát triển lên cấp độ cao hơn nhờ vào tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing). Ngoài ra, các nhận thức về đạo đức và một số quan điểm triết học cũng là nền tảng khởi nguyên cho hình thức tiếp thị này.
Dưới góc độ Brand Marketing, việc áp dụng giá trị thương hiệu mang yếu tố ‘giá trị xanh’ nâng tầm chuyên nghiệp cho ‘thương hiệu sản phẩm’ thông qua những lợi ích cụ thể hay những tinh thần và đạo đức kinh doanh ‘hướng thiện’ đối với các Brand. Vai trò của thương hiệu còn được thể hiện rất hiệu quả thông quá các giải pháp ‘thương hiệu hình tượng’ hay ‘sứ giả môi trường’. Sự mở rộng về nhận thức của chính bản thân “giá trị Xanh” cũng như vai trò của “giá trị Xanh” trong xã hội là những sứ mệnh và xu hướng định hình cho hướng đi của marketing ngày nay.
Chiến lược Marketing xanh được nhiều thương hiệu lựa chọn (Nguồn: Sưu tầm)
5 yếu tố quan trọng của chiến lược Marketing xanh
Để có một kế hoạch Marketing xanh thành công, bạn cần đáp ứng 5 yếu tố cốt lõi sau:
- Thiết kế xanh
Điều quan trọng nhất của Green Marketing là bạn phải thực sự có sản phẩm hoặc dịch vụ thân thiện với môi trường. Thực tế, có nhiều công ty đánh lạc hướng người tiêu dùng về việc lạm dụng thuật ngữ “thiết kế xanh” cho những sản phẩm, dịch vụ của họ. Chẳng hạn, một số sản phẩm được tuyên truyền là thiết kế từ giấy tái chế thực chất lại làm từ nilon chứa các vật liệu độc hại khác.
- Định vị thương hiệu xanh
Để xây dựng một chiến dịch Marketing Green thành công, nhân tố chính bạn cần quảng bá rõ ràng đó là tính phát triển bền vững của các sản phẩm cũng như các dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của mình. Tất cả mọi thứ trong quá trình sản xuất đều nên phản ánh đúng giá trị bền vững, thân thiện môi trường. Nếu bạn không duy trì việc thực hiện xuyên suốt theo định vị thương hiệu xanh mà chiến dịch Marketing xanh tạo ra ngay từ đầu, điều đó sẽ trở thành con dao 2 lưỡi, hủy hoại uy tín của doanh nghiệp.
>> Bài viết liên quan: Branding là gì? Khái niệm đầy đủ và dễ hiểu cho thương hiệu 4.0
- Chiến lược giá cả thân thiện
Xây dựng chiến lược giá cả thân thiện sẽ là một điểm sáng trong thị trường các sản phẩm cùng dòng mà thương hiệu đang hướng tới (Target Market). Khách hàng sẽ tự nhận thức được rằng, đầu tư vào sản phẩm của bạn sẽ giúp tiết kiệm tiền và tài nguyên thay vì mua các sản phẩm khác trên thị trường. Điều quan trọng nhất là bạn cần làm nổi bật giá cả của sản phẩm và nhấn mạnh giá trị mà khách hàng nhận được là xứng đáng và có ý nghĩa hơn rất nhiều so với số tiền đã bỏ ra.
>> Khám phá ngay:
Phân khúc khách hàng: Các nội dung cơ bản
Phân khúc thị trường là gì? 4 loại phân khúc thị trường và ví dụ
- Hoạt động logistic xanh
Việc đầu tư logistic xanh sẽ giúp khách hàng nhìn thấy được định vị thương hiệu bền vững của bạn. Ngay từ khâu sản xuất bao bì, nếu bạn sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường cùng với các thông điệp xanh mang ý nghĩa truyền tải, xác suất mà khách hàng sẽ chọn bạn thay vì các đối thủ là rất cao.
- Vòng đời sản phẩm thân thiện với môi trường
Hãy đảm bảo vòng đời sản phẩm thực sự thân thiện với môi trường. Từ giai đoạn sản xuất đến giai đoạn xử lý, mọi thứ phải đảm bảo không gây tổn hại tới môi trường mới làm nên một chiến dịch green marketing hoàn hảo.
(Nguồn: Sưu tầm)
4 nguyên tắc áp dụng chiến lược Marketing xanh thành công
Để một chiến dịch Marketing xanh triển khai thành công là việc không hề dễ dàng. Điều đó đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó có 4 yếu tố quan trọng nhất bạn nhất định phải biết, đó là:
- Doanh nghiệp cần chắc chắn rằng người tiêu dùng nhận thức được và dành sự quan tâm cho những vấn đề mà sản phẩm muốn thể hiện. Các chủ doanh nghiệp hãy hiểu khách hàng của mình cần gì và muốn gì.
- Hãy chú trọng đầu tư truyền thông tốt, đảm bảo cho người dùng hiểu được giá trị sản phẩm của bạn.
- Tuyệt đối không thổi phồng quá mức mà không có tính minh bạch vì điều đó sẽ khiến người dùng mất niềm tin.
- Hãy đảm bảo sản phẩm xanh nhưng chất lượng càng cần được chú trọng thì mới có ý nghĩa và thu hút khách hàng.
- Cân nhắc việc định giá thật rõ ràng, có thể giá cao nhưng phải đem lại được giá trị xứng đáng cho người tiêu dùng hoặc môi trường nhận được.
3 ví dụ nghiên cứu về Marketing xanh
- TOMS
TOMS là một thương hiệu xanh nổi tiếng với những đôi giày thoải mái. Họ sử dụng công việc kinh doanh của mình để cải thiện cuộc sống và hạn chế gây hại cho môi trường. TOMS đã cố gắng mở rộng các hoạt động phát triển bền vững của thương hiệu trong các lĩnh vực kinh doanh chính bằng cách sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường như bông bền vững, đồng thời giảm thiểu sử dụng năng lượng và chất thải trong 5 năm qua. Bên cạnh đó, thương hiệu còn cung cấp bao bì làm từ vật liệu tái chế cho các khách hàng của họ.
TOMS sử dụng vật liệu mang tính bền vững và bao bì tái chế cho chiến lược Marketing xanh (Nguồn: Sưu tầm)
- The Body Shop
Đây là thương hiệu mỹ phẩm Anh nổi tiếng bằng chiến dịch chống lại việc thử nghiệm trên động vật và bán các sản phẩm 100% thuần chay. Thương hiệu này được coi là công ty mỹ phẩm quốc tế đầu tiên ủng hộ chính sách không dùng thuốc độc hại và là một biểu tượng bền vững của việc áp dụng hình thức Marketing xanh cho thương hiệu.
The Body Shop là một trong những thương hiệu tiêu biểu trong việc áp dụng Marketing xanh (Nguồn: Sưu tầm)
- Love Beauty and Planet
Love Beauty and Planet là một trong số các thương hiệu nổi tiếng của tập đoàn Unilever chuyên hàng tiêu dùng đa quốc gia. Với sứ mạnh làm cho khách hàng và hành tinh tươi đẹp hơn, Love Beauty and Planet khẳng định rằng ngành công nghiệp làm đẹp và các tác động của nó đối với môi trường có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời. Hoạt động bảo vệ môi trường của thương hiệu bắt đầu từ chính những thiết kế chai của họ được tạo ra bằng nhựa tái chế. Có thể kể đến như: Dầu gội đầu, kem dưỡng da tay và các sản phẩm khác.
Love beauty and planet với tiêu chí Marketing xanh: Giúp bạn và hành tinh trở nên đẹp hơn (Nguồn: Sưu tầm)
Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin về Marketing xanh. Hy vọng rằng, sau bài viết này các bạn đã hiểu rõ được khái niệm tiếp thị xanh cũng như 5 yếu tố, 4 nguyên tắc để làm nên một chiến dịch Marketing xanh hiệu quả và thành công. TopOnSeek chúc các bạn làm nên thắng lợi với một chiến dịch Marketing xanh mang đậm dấu ấn bản sắc riêng.
Tags: môi trường Marketing; CPA Marketing là gì; truyền thông Marketing là gì; Remarketing là gì; Remarketing là gì; Video Marketing là gì; Influencer Marketing là gì; Wifi Marketing; Network Marketing