Marketing dịch vụ và Marketing sản phẩm khác nhau như thế nào? – Open End

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng Marketing cho sản phẩm và dịch vụ giống nhau từ cách thức thực hiện đến quy trình triển khai. Tuy nhiên sản phẩm và dịch vụ là hai mặt hàng cần các hình thức Marketing riêng biệt cho từng loại. Vậy Marketing dịch vụ và Marketing sản phẩm khác nhau như thế nào? Hãy cùng Open End tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về Marketing dịch vụ

Marketing dịch vụ là hình thức tiếp thị mà các doanh nghiệp thông qua việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng của họ nhằm gia tăng nhận diện thương hiệu, doanh số bán hàng. 

Thông thường, các doanh nghiệp quảng cáo sử Marketing dịch vụ để xây dựng niềm tin với khách hàng, thể hiện được dịch vụ của doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích như thế nào cho cuộc sống của họ. Các doanh nghiệp có thể dựa trên các chiến lược tiếp thị dịch vụ của mình trên cơ sở quảng bá các ý tưởng, lợi ích và lời hứa giúp họ bán dịch vụ của mình.

Marketing dịch vụ thường được áp dụng vào các mặt hàng dịch vụ, mang giá trị tinh thần, hoặc cung cấp thêm giá trị cho mặt hàng đang bán của doanh nghiệp. Khách hàng thường khó nhận ra giá trị của dịch vụ, do họ thường sẽ không thể cầm, nắm, thử dịch vụ được, khiến việc bán hàng của doanh nghiệp mất đi sự thuận lợi. Vì vậy, Marketing dịch vụ đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhằm đảm bảo khách hàng nhận thức, hình dung được giá trị của sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp, giúp họ mường tượng ra được sự thỏa mãn của bản thân sau khi sử dụng dịch vụ.

Marketing dịch vụ sẽ thực hiện các chức năng sau:

  • Nghiên cứu thị trườn

    g: nghiên cứu nhu cầu, yếu tố chi phối thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp nhắm đến.

  • Tác động đến tâm lý mua hàng của khách hàng: thông qua các yếu tố vô hình như giá cả, sự thuận tiện, ưu đãi,…

  • Bám sát và nâng cao khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

  • Tăng cường khả năng cạnh tranh, tính bền vững của doanh nghiệp trên thị trường.

  • Tạo đà phát triển cho ngành dịch vụ của xã hội nói chung.

Tìm hiểu về Marketing sản phẩm

Marketing sản phẩmlà quá trình đảm bảo khách hàng nắm bắt được được giá trị độc đáo của sản phẩm, điều đã khiến sản phẩm của doanh nghiệp trở nên khác biệt trên thị trường. Marketing sản phẩm tập trung vào xác định “nỗi đau” của khách hàng và cách sản phẩm có thể giải quyết nhu cầu đó. 

Việc sản xuất, quản lý sản phẩm và Marketing sản phẩm cần được phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm mang lại trải nghiệm tốt đến với khách hàng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện tốt quản lý sản phẩm sẽ dễ dàng hơn trong việc lên lộ trình phát triển sản phẩm, tạo ra giá trị mới, đưa được lợi ích của việc sử dụng sản phẩm tới khách hàng, nâng cao mức độ hiệu quả trong chiến dịch tiếp cận thị trường. Qua đó, chất lượng vòng đời sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được gia tăng, nâng cao tính bền vững của doanh nghiệp trên thị trường.

Về bản chất, Marketing sản phẩm giúp doanh nghiệp đảm bảo được không chỉ khách hàng, mà cả đội ngũ kinh doanh nắm bắt một cách rõ ràng thế mạnh sản phẩm mang lại. Qua đó, doanh nghiệp có thể khơi dậy, gia tăng nhu cầu mua và tần suất mua lại từ khách hàng. Cũng do đó, đội ngũ nhân viên tiếp thị chuyên nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch Marketing sản phẩm. 

Tổng kết lại, Marketing sản phẩm sẽ cho phép doanh nghiệp:

  • Xác định chân dung khách hàng

    dựa trên nhu cầu sản phẩm, qua đó doanh nghiệp có thể xây dựng phương án tốt nhất để tiếp thị sản phẩm của họ.

  • Xác định phương án quảng bá, mang lại trải nghiệm khách hàng mới mẻ, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

  • mở rộng thị trường

    Xây dựng chiến dịch định vị, phát triển thương hiệu, giúp doanh nghiệp

Marketing dịch vụ và Marketing sản phẩm khác nhau như thế nào?

Thông thường, các doanh nghiệp thường áp dụng Marketing Mix (tiếp thị kết hợp) cả hai loại hình dịch vụ và sản phẩm. Điều này dễ gây hiểu nhầm chức năng của hai loại Marketing đối với hầu hết mọi người. 

Bản chất của 2 loại hình Marketing

Dựa theo định nghĩa, ta có thể hiểu được bản chất của Marketing sản phẩmlà toàn bộ quá trình từ tìm hiểu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu và nhu cầu của họ, qua đó xây dựng, thiết kế sản phẩm phù hợp với đối tượng đó. Qua đó, doanh nghiệp sở hữu được một thị trường phù hợp nhất nhằm cung cấp sản phẩm của họ đến với đúng khách hàng, là những người có nhu cầu. Do đó, việc phát triển sản phẩm yêu cầu doanh nghiệp phải thu thập lượng lớn dữ liệu, phản hồi từ khách hàng của họ. Đồng thời cũng qua đó, doanh nghiệp thực hiện được các bước phân tích thị trường, nhu cầu khách hàng, xây dựng chiến lược giá,… một cách liên tục và lặp lại.

Đối với Marketing dịch vụ, việc tiếp thị của doanh nghiệp về mặt bản chất là đem đến giải pháp cho vấn đề của khách hàng. Khác với sản phẩm, dịch vụ là mặt hàng phi vật thể, do đó đa số khách hàng không có khái niệm rõ ràng về dịch vụ, khiến dịch vụ không có sẵn nhu cầu một cách cụ thể. Thông qua Marketing dịch vụ, doanh nghiệp có khả năng khơi dậy nhu cầu tiềm ẩn trong khách hàng xuyên suốt quá trình giải thích, tư vấn về khả năng của dịch vụ, qua đó khiến khách hàng ra quyết định chi tiêu nhằm thỏa mãn được nhu cầu được khơi dậy đó.

Khách hàng mục tiêu

Thông qua việc thể hiện giá trị mà dịch vụ đem lại, Marketing dịch vụ được các doanh nghiệp triển khai nhằm khiến khách hàng mong muốn được trải nghiệm dịch vụ của doanh nghiệp. Ví dụ thực tế có thể dễ dàng được tìm thấy trong ngành du lịch, khi khách hàng tìm đến các Resort, khu nghỉ dưỡng nhằm thỏa mãn nhu cầu thư giãn, tận hưởng dịch vụ của khách hàng. 

Ngược lại,Marketing sản phẩmcung cấp giải pháp cho nhu cầu của khách hàng, lý do khách hàng nên sở hữu sản phẩm của họ. Các doanh nghiệp sẽ mang sản phẩm đến với khách hàng thông qua việc kích thích nhu cầu mua của họ bằng cách cung cấp cho họ các lựa chọn sản phẩm sở hữu các tiện ích, tính năng mà họ cần. Do đó, doanh nghiệp thực hiện Marketing sản phẩm sẽ được những khách hàng có nhu cầu tìm đến. 

Cách xác định chi phí hoặc tính giá của sản phẩm hay dịch vụ

Vì giá trị sản phẩm, dịch vụ gắn liền với Marketing Mix, việc định giá sản phẩm của mỗi doanh nghiệp phải gắn liền với chiến dịch Marketing mà doanh nghiệp đang thực hiện. 

Bước đầu tiên trong việc xác định giá trị sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp cần phải xác định được vị thế của thương hiệu trên thị trường và tâm trí người tiêu dùng. Giá của sản phẩm, dịch vụ sẽ bị chi phối bởi mức độ ảnh hưởng của thương hiệu. Có thể lấy ví dụ như trong thị trường điện thoại di động, giá trị một chiếc điện thoại cao cấp của Apple, Samsung thường có giá cao hơn gấp 2-3 lần giá trị của một chiếc điện thoại cao cấp đến từ Xiaomi hoặc Oppo trong thời điểm ra mắt. 

Việc xác định đúng giá trị thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp định hình toàn bộ khách hàng mục tiêu, chiến lược giá, thị trường mà doanh nghiệp đó hướng đến. Đồng thời, các chiến dịch Marketing mix của doanh nghiệp cũng phải gắn liền với việc định giá sản phẩm, dịch vụ.

Đối với hầu hết các sản phẩm, dịch vụ có thể được các doanh nghiệp định giá theo 4 chiến lược sau:

  • Chiến lược giá hớt váng sữa:

     là hình thức các doanh nghiệp để mức giá niêm yết cho sản phẩm/ dịch vụ mới ra mắt cao hơn mức giá thông thường, nhằm “tranh thủ” thu về tối đa lợi nhuận.

  • Chiến lược giá thâm nhập thị trường:

     ngược lại với chiến lược “hớt váng sữa”, chiến lược giá thâm nhập thị trường được các doanh nghiệp áp dụng bằng cách định giá cho sản phẩm, dịch vụ mới ra mắt có mức giá thấp hơn bình thường, qua đó giúp doanh nghiệp chiếm được thị phần nhiều nhất có thể.

  • Chiến lược giá theo dòng sản phẩm:

     sản phẩm, dịch vụ được doanh nghiệp định giá dựa trên phân khúc, tính năng, mức độ cao cấp của sản phẩm, đem lại nhiều lựa chọn phù hợp với khách hàng.

  • Định giá sản phẩm vì thương hiệu:

     để có thể định vị tầm cỡ của thương hiệu trong mắt khách hàng, các doanh nghiệp thường sẽ đặt mức giá của sản phẩm, dịch vụ cao hơn mức thông thường, tránh để khách hàng có nhận định hay đánh giá sai lầm về thương hiệu. 

Trên thực tế, giá của các sản phẩm hữu hình thường dễ dàng xác định hơn giá của dịch vụ. Một sản phẩm có thể dễ dàng được định giá dựa trên ngoại quan, tính năng, mức độ thuận tiện, khả năng thực hiện chức năng của nó. 

Tuy nhiên đối với các sản phẩm dịch vụ, việc định giá thường sẽ được dựa trên yếu tố cảm nhận về mức độ hài lòng, điều dễ dàng bị chi phối bởi vô số yếu tố khác nhau. Rất khó để có thể xác định một mức giá chung cho dịch vụ, bởi bản chất cảm nhận, đánh giá của mỗi người về cùng một dịch vụ thường không giống nhau. 

Hành vi mua hàng của khách hàng

Người tiêu dùng thường có xu hướng phản ứng một cách rõ rệt hơn đối với các sản phẩm hữu hình mà họ có thể cầm nắm, sử dụng thử, quan sát. Do đó trong Marketing sản phẩm, doanh nghiệp có thể dễ dàng cung cấp thông tin về sản phẩm của họ đến với khách hàng thông qua các chiến dịch quảng cáo, thể hiện được tính chất của sản phẩm tới người xem. Từ đó, họ có thể dễ dàng khơi dậy, hoặc tạo một nhu cầu mới trong tâm trí của khán giả. Vì vậy, khách hàng của Marketing sản phẩm thường hay có xu hướng mua hàng bất chợt, thậm chí “bốc đồng”, do họ nhìn thấy sản phẩm được bày trong các cửa hiệu, hoặc họ tình cờ biết được thông tin về sản phẩm trên quảng cáo. 

Ngược lại, Marketing dịch vụ không có hoặc rất khó để có thể mô tả chi tiết về dịch vụ của họ cho khách hàng. Do đó, họ chỉ có thể khiến khách hàng mong muốn được sử dụng dịch vụ của họ, dựa trên các quảng cáo, lời dẫn gây liên tưởng đến những điều mà khách hàng có thể nhận được khi sử dụng dịch vụ. 

Khách hàng tìm tới doanh nghiệp hay ngược lại?

Từ bản chất và hành vi của khách hàng, hai hình thức Marketing dịch vụ và sản phẩm sẽ có sự khác nhau trong việc “ai đến với ai”. Đối với Marketing sản phẩm, sản phẩm của doanh nghiệp chính là giải pháp mà khách hàng đang tìm kiếm. Khi đó doanh nghiệp sẽ đóng vai trò người đem các sản phẩm đến với tay khách hàng thông qua các kênh phân phối, những người đang có nhu cầu.

Ngược lại, đối với Marketing dịch vụ, các doanh nghiệp cần giải thích, mô tả được những lợi ích mà dịch vụ sẽ đem lại cho khách hàng. Các hành động đó nhằm mục đích tạo mong muốn sử dụng dịch vụ trong tâm trí khách hàng, từ từ dẫn dắt họ đến với doanh nghiệp.

Cách sử dụng yếu tố hữu hình để phục vụ chiến dịch Marketing

Thông thường, sẽ vô cùng khó để khách hàng có thể hình dung ra những thứ mà họ sẽ nhận được trước khi bỏ tiền ra  mua dịch vụ sau nghe những lời quảng cáo hoặc đọc một bài viết trên Website. Điều này khiến cho khách hàng có tâm lý e ngại trong việc đưa ra quyết định mua hàng. Do đó, hữu hình hóa dịch vụ là điều mà mọi doanh nghiệp cần thực hiện trong việc cung cấp dịch vụ đến với khách hàng, nhằm giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc hình dùng ra dịch vụ của doanh nghiệp. 

Các doanh nghiệp có thể áp dụng một trong số các cách thức sau nhẳm hữu hình hóa dịch vụ của họ;

  • Sử dụng sản phẩm đi kèm:

    việc sử dụng sản phẩm như một hình thức đi kèm sẽ giúp khách hàng của doanh nghiệp dễ dàng nhận ra giá trị của dịch vụ. Đây là hình thức được áp dụng khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, có thể dễ dàng lấy ví dụ như dịch vụ bảo hành được bán kèm với sản phẩm, dịch vụ gửi xe, hỗ trợ sửa chữa khi mua nhà,…

  • Áp dụng dịch vụ trọn gói:

     đây là hình thức doanh nghiệp đưa nhiều loại hình dịch vụ khác nhau đến với khách hàng trong cùng một lần. Việc áp dụng dịch vụ trọn gói sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp tổng hợp được những điều mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng dịch vụ thông qua việc trình “thực đơn” dịch vụ cho khách hàng. Hình thức này được áp dụng đặc biệt hiệu quả đối với dịch vụ du lịch, bảo hiểm. 

  • Sản phẩm hóa dịch vụ: 

    sản phẩm hóa dịch vụ được thực hiện bằng cách trình bày thông qua các đoạn video, catalogue thể hiện chi tiết được những điều khách hàng nhận được. Đây là hình thức được áp dụng nhiều nhất trong thực tiễn do dễ dàng thực hiện khi áp dụng chung với các chiến dịch quảng cáo.

Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

SĐT: 0938.603.496

Email: [email protected]

Website: OpenEnd.vn