Marketing Objectives là gì? 1 Vài ví dụ định hình về Marketing Objectives
Marketing Objectives là khi mà bạn cố gắng tạo ra một chiến lược tiếp thị nào đó nhưng lại không xác định rõ được mục tiêu của chiến lược thì cũng giống như việc chuẩn bị cho một kỳ thi mà không biết điểm đến là gì vậy. Và từ đó thì thuật ngữ Marketing Objectives cũng ra đời, giúp bạn định hình được mục tiêu chiến lược Marketing của mình.
Bởi vì nếu như bạn không xác định được Marketing Objectives của chiến lược Marketing thì bạn sẽ không thể tối ưu hóa được chiến lược của mình. Bạn cứ thực thi nhưng không biết nó tốt ở đâu, không tốt ở đâu?
Hôm nay hãy cùng Azgad Agency tìm hiểu về chủ đề Marketing Objectives là gì? Cũng như là các vấn đề khác liên quan đến Marketing Objectives. Đi sâu vào nội dung bài viết để biết thêm thông tin chi tiết hơn nhé!
Tìm hiểu về Marketing Objectives
Marketing Objectives là gì?
Marketing Objectives hay còn được gọi là mục tiêu tiếp thị. Marketing Objectives được xem là các mục tiêu được các marketer xác định và đưa ra một cách cụ thể để định hướng một cách rõ ràng hướng đi của chiến lược. Và cũng như là định hướng cụ thể những mục tiêu mà chiến lược Marketing đó hướng đến.
Marketing Objectives được sử dụng để theo dõi những chỉ số hiệu suất của chiến lược Marketing, và dựa vào nó mà biết được rằng chiến lược Marketing đó có thực sự được thành công hay không?
Marketing Objectives ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược Marketing?
Mặc dù việc xác định Marketing Objectives là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị của bạn tuy nhiên thì chúng ta không nhất thiết phải xác định nó đầu tiên trong chiến lược tiếp thị. Để Marketing Objectives của bạn trở thành hiện thực thì bạn cần phải có kiến thức về một số yếu tố khác nữa. Do đó, trước tiên khi muốn xác định được Marketing Objectives thì bạn cần:
- Xác định được sứ mệnh mà thương hiệu nhắm đến
Để cho một công ty, một doanh nghiệp nào đó thành công thì họ sẽ xác định một hướng đi, một sứ mệnh lâu dài và lớn cho mình. Do đó, bạn cần phải xác định được nó và xem xem nó có phù hợp với chiến lược Marketing hiện tại không?
- Phân tích tình hình công ty
Bạn cần phải xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các yếu tố bên ngoài như môi trường ngành, thị trường. Các yếu tố bên trong như môi trường trong công ty, nhân viên, các nguồn lực. Bạn cũng nên phân tích SWOT để xác định một cách rõ ràng hơn.
- Phân tích cạnh tranh
Các thương hiệu mà bạn sẽ cạnh tranh là những thương hiệu nào? Họ đang như thế nào trên thị trường? Ngân sách của họ là bao nhiêu và hoạt động kinh doanh của họ đang như thế nào? Tất tần tật bạn cần phải xác định một cách rõ ràng.
Marketing Objective thể hiện qua những mặt nào?
Cụ thể
Các số liệu cần phải cụ thể, có như thế mới được sử dụng trong các mục tiêu tiếp thị được. Đừng chỉ nói rằng muốn tăng doanh số bán hàng, hãy viết nó ra, liệt kê những số liệu ra một cách cụ thể như muốn tăng doanh số lên bao nhiêu, theo phần trăm hay là theo số tiền?,…
Có thể đo lường được
Các Marketing Objectives cần phải có thể đo lường được và bạn cần nên phác thảo nó thật chi tiết. Marketing Objectives có thể là nâng cao nhận thức về thương hiệu, nhưng mục tiêu của bạn cũng cần phải bao gồm là đo lường nó nữa.
Có thể đạt được
Bạn muốn công ty, doanh nghiệp của mình gia tăng doanh số lên 200%, nhưng mục tiêu đó lại quá sức đối với công ty, doanh nghiệp bạn? Hãy đảm bảo rằng các mục tiêu của bạn phải hợp lý và có thể đạt được nó.
Có liên quan
Một trong những nhược điểm mà các marketer khi phác thảo Marketing Objectives đó phác thảo được mục tiêu nhưng mục tiêu đó lại không phù hợp với mục đích chung, tổng thể của doanh nghiệp.
Dựa vào thời gian
Cuối cùng, đó chính là khung thời gian, các Marketing Objectives cần phải có một khung thời gian hợp lý để đạt được. Hầu hết thị các mục tiêu tiếp thị đều dựa vào thời gian đó là năm và dựa vào quỹ tài chính của công ty. Tuy nhiên điều này cũng sẽ có điều chỉnh dựa vào mục tiêu và lượng công việc cần thiết để đạt được.
Phân biệt các loại mục tiêu trong Marketing
Chúng ta sẽ cùng đi vào phần nội dung đó là phân biệt hai loại mục tiêu Marketing Goals và Marketing Objectives. Xem xem liệu rằng hai loại mục tiêu này chúng giống hay khác nhau ở những điểm gì nhé.
Marketing Objectives
Marketing Objectives là mục tiêu đưa ra được đảm bảo theo nguyên tắc SMART rất cụ thể. Nó đưa ra một định hướng rõ ràng, cũng như là đưa ra những mục tiêu cần nhắm đến đối với khách hàng. Nó được dùng làm tiêu chí để theo dõi hiệu suất và mức độ hoàn thành của các mục tiêu được đề ra.
Cũng có thể hiểu rằng Marketing Objectives là những gì mà công ty, doanh nghiệp đang cố gắng để đạt được nó và nó được xây dựng một cách rất cụ thể, rõ ràng, có thời gian nhất định, có các hoạt động để hoàn thành những mục tiêu đó.
Marketing Goals
Là mục đích Marketing của công ty và doanh nghiệp giúp định hình được chiến lược và cho thấy được công ty, doanh nghiệp của bạn có thể hưởng lợi được như thế nào từ các kênh Marketing.
Từ Goals nó mô tả cái cách mà Marketing đóng góp cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực như là gia tăng doanh số, tiếp cận với khách hàng mục tiêu, tiết kiệm chi phí như thế nào?,…Hay hiểu theo nghĩa dễ hơn, Goals chính là những gì mà doanh nghiệp của bạn hy vọng đạt được, rất chung chung phải không nào?
Bạn có thể phân biệt giữa Marketing Objectives và Marketing Goals theo ví dụ dưới đây:
- Marketing Goals: mở rộng thị trường tiềm năng, gia tăng thêm số lượng khách hàng mới.
- Marketing Objectives: tăng 50% số lượng khách hàng mới trong 2 tháng đầu năm.
Marketing Objectives Example
Nghe thì có vẻ tuyệt vời đấy nhưng bạn đã biết cách để hiện thực hóa những mục tiêu đấy chưa? Dưới đây sẽ vài ví dụ về Marketing Objectives có thể bạn sẽ dễ hình dung ra hơn đấy:
Tăng doanh số bán hàng
Nếu bạn đang bán sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó thì có thể bạn sẽ muốn tập trung vào mục tiêu đó là gia tăng doanh số bán hàng để từ đó tăng doanh thu lên.
Ví dụ như: mục tiêu của bạn có thể là tăng doanh số bán hàng lên 15% trong 6 tháng tới bằng cách tăng 10% số lượng người đăng ký mới và làm gia tăng số lượng đặt hàng trung bình của khách hàng lên 20%.
Sau đó thì bạn sẽ phác thảo cái cách mà bạn sẽ đạt được mục tiêu này, có thể là bằng cách tăng cường việc sáng tạo ra những nội dung hay và hấp dẫn để có thể tạo ra được khách hàng tiềm năng. Hoặc là tự động hóa trong việc tiếp thị email của bạn về những sản phẩm dịch vụ mà bạn đang bán.
Tăng khách hàng tiềm năng
Nếu như bạn đang cung cấp một sản phẩm đắt tiền nào đó hoặc bạn kinh doanh với mô hình B2B thì tất nhiên bạn sẽ muốn tăng số lượng người truy cập vào trang đích của bạn để bạn có thể biến họ trở thành khách mua hàng của mình.
Mục tiêu của bạn có thể là tăng số lượng khách hàng bằng cách tăng số lượng khách hàng tiềm năng lên 25% trong năm tới bằng việc chạy hai kênh tạo khách hàng tiềm năng mới trên trang Website của công ty.
Tăng nhận thức về thương hiệu
Nếu như công ty, doanh nghiệp của bạn đang tung ra một sản phẩm, dịch vụ mới thì rất có thể bạn sẽ quan tâm đến việc nâng cao nhận thức về thương hiệu của công ty bạn để tăng doanh số bán hàng.
Mục tiêu của bạn có thể sẽ như thế này: Tăng thêm chị phần bằng cách cải thiện nhận thức về thương hiệu trong 12 tháng tới, được đo bằng việc tìm kiếm thương hiệu tăng lên 50% mà không phải trả tiền thông qua mạng xã hội, quảng cáo trên mạng xã hội và nhờ vào những người có ảnh hưởng.
Lưu ý rằng mục tiêu này không chỉ vạch ra cho bạn một mục tiêu để tăng nhận thức thương hiệu lên mà còn sẽ giúp bạn đo lường mục tiêu đó một cách cụ thể, rõ ràng. Thông qua việc gia tăng lượt tìm kiếm mà không phải trả tiền về thương hiệu của bạn.
Giảm thời gian gián đoạn
Có thể bạn đang là một công ty lâu đời và có kênh bán hàng đang rất tốt nhưng bạn lại gặp khó khăn trong việc giữ chân khách hàng. Vì với việc mà bạn giữ khách hàng như vậy thì chi phí bỏ ra để bán được sản phẩm sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc bỏ chi phí để thu hút những khách hàng mới.
Mục tiêu của bạn có thể là như sau: giảm 5% tỷ lệ khách hàng không mua, né tránh công ty trong tháng bằng cách giảm 15% thời gian chờ của dịch vụ khách hàng và thu hút khách hàng thông qua việc tự động hóa email.
Tăng lượt đăng ký dùng thử
Nếu bạn là một công ty phần phần mềm và chỉ số hiệu suất chính là số lượng đăng ký dùng thử mà bạn nhận được mỗi tháng. Mục tiêu có thể là tăng 25% lượt đăng ký dùng thử trong 6 tháng tới bằng cách thúc đẩy những người dùng theo dõi trên mạng xã hội đăng ký dùng thử thông qua việc đăng các bài đăng lên trên đấy.
Mục tiêu tổng thể của công ty của bạn có thể là tăng doanh số bán hàng, tuy nhiên mục tiêu nhỏ của bạn là tăng lượt đăng ký dùng thử trong sáu tháng tới. Từ việc dùng thử đấy mà có thể biến người dùng thử thành người mua hàng, gia tăng doanh số cho công ty.
Tăng lượng truy cập trang Website
Các doanh nghiệp mới có thể đang bắt đầu tăng thị phần của mình bằng cách thúc đẩy lưu lượng truy cập trang Website, nâng cao nhận thức về thương hiệu, từ đó gia tăng doanh số bán hàng và tăng trưởng tổng thể.
Mục tiêu có thể là: tăng số lượng khách hàng truy cập vào trang Website lên 20% vào cuối quý 3 của năm thông qua những bài đăng của khách, quảng cáo trên mạng xã hội và những liên kết trả về. Cụ thể hơn sẽ bao gồm những chỉ số về số lượng bài đăng của khách, những loại quảng cáo xã hội, chiến lược xây dựng liên kết.
Vừa rồi là những chia sẻ của Azgad Agency về Marketing Objectives cũng như là chia sẻ thêm những thông tin liên quan khác. Hy vọng những nội dung vừa rồi có thể giúp ích được cho bạn. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!