Mạng xã hội, những lợi ích và hệ lụy
Lợi ích mà mạng xã hội mang lại giúp chúng ta nắm bắt thông tin nhanh nhạy hơn, kết nối được mọi người và cộng đồng. Đó cũng là phương tiện truyền thông, kinh doanh rất hiệu quả. Mạng xã hội phát triển mở ra một hướng đi mới, mang ý nghĩa tích cực cho những ai biết tận dụng và kiểm soát nó. Sử dụng đúng mục đích, mạng xã hội sẽ trở thành một kênh giải trí hiệu quả giúp chúng ta thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.
Tuy nhiên, mạng xã hội đã để lại hệ lụy không nhỏ đối với con người. Việc lạm dụng, quá chú tâm vào các hoạt động trên mạng xã hội đang ảnh hưởng không nhỏ tới công việc, học tập, sinh hoạt của rất nhiều người; có nhiều cá nhân lợi dụng
mạng xã hội để l
àm những điều phản cảm, vô văn hoá…
Bên cạnh đó, nhiều người dùng không biết cách chuẩn bị để đối phó với những mặt xấu của thế giới ảo, không ít người vấp phải những hệ lụy khôn lường như: bỏ quên thời gian cho học tập, công việc, dần biến họ thành những người phụ thuộc và bị thao túng thời gian, thậm chí cả quyền riêng tư, sức khoẻ, vật chất… khi gặp khó khăn, bế tắc trong cuộc sống, họ lại đi vào thế giới ảo để tìm lối thoát; đắm mình trong thế giới ảo, dễ dàng bày tỏ trên mạng, quên đi cuộc sống hiện tại và con người thực của chính mình;
Khi đưa thông tin lên mạng xã hội, sự ủng hộ từ thế giới ảo đa phần là những lời
thiếu
trách nhiệm
, tung hô sáo rỗng, không đánh giá hết sự việc dẫn đến lệch lạc trong suy nghĩ; một bộ phận không nhỏ người sử dụng mạng xã hội như một cách để
xả trét, soi mói, bình phẩm thể hiện quan điểm cá nhân, đưa ra những bình luận chủ quan dẫn đến nhiều hệ quả ngoài ý muốn. Cộng đồng mạng đã không ít lần dùng “con dao vô hình” này
làm
hại người
dùng và xã hội
.
Thông qua mạng xã hội, nếu người dùng không đủ tinh tế để
phân tích,
chọn lọc thông tin hữu ích nên rất dễ bị tác động, ảnh hưởng bởi những thông tin sai lệch, thậm chí độc hại, gây nhiễu loạn thông tin, để lại hậu quả khôn lường cho chính bản thân và gia đình, xã hội.
Bên cạnh đó, lợi dụng tính “xã hội”
của các trang mạng
, một số đối tượng phản động, chống đối Nhà nước dễ dàng trà trộn vào đám đông lành mạnh để thông tin bịa đặt những luận điệu phản động bằng vô số bài viết, lời lẽ, dẫn chứng có vẻ rất thuyết phục. Không ít người đã dễ dàng bị hoả mù, lung lạc về tư tưởng, sai lệch về nhận thức, hô hào người thân và cộng đồng có những hành động không đúng đắn, chống phá chính quyền
nhân dân, tham gia biểu tình, đập phá tài sản nhà nước, tạo sự xáo trộn trong xã hội
. Vụ việc Formosa Hà Tĩnh, hay vụ việc qua hai ngày 10 và 11 tháng 6 năm 2018 ở một số địa phương trên cả nước, chính là một ví dụ điển hình cho sự lợi dụng mạng xã hội tinh vi của các nhóm đối tượng phản động. Những sự việc trên chính là dẫn chứng chân thực nhất cho việc mạng xã hội có thể “ăn mòn” nhân cách con người, gây những hệ lụy khôn lường ở ngoài đời thực
, gây bất ổn
về chính trị
,
trật tự an toàn xã hội
, phá hoại sự phát triển của nền
kinh tế.
Không ít người dùng mạng xã hội cho rằng đây chỉ là thế giới ảo, có thể phát ngôn, làm gì tùy thích mà không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, đó là điều rất sai lầm. Các cơ quan an ninh hiện nay, bằng các biện pháp nghiệp vụ và sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, việc phát hiện, truy tìm, xác định hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân phát tán những hình ảnh, thông tin sai sự thật sẽ nhanh chóng được tìm ra để chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ngày 12 tháng 6 năm 2018, Luật An ninh mạng đã được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua, theo nội dung của luật thì không cấm bất cứ cá nhân hay tổ chức nào tham gia mạng xã hội. Song, phải hoạt động theo quy định của pháp luật; tại Điều 16, quy định
rõ
như sau:
1. Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;
c) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.
2. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm:
a) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân;
b) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.
3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:
a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
4. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm:
a) Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác;
b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán.
5. Thông tin trên không gian mạng có nội dung sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
Tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Thiết nghĩ, mọi người tham gia mạng xã hội cần
nghiên cứu quán triệt, nắm chắc và
chấp hành nghiêm Luật An ninh mạng; tỉnh táo
, chọn lọc và xử lý thông tin
khi tham gia mạng xã hội, mỗi thành viên tham gia mạng xã hội
hãy
là một tuyên truyền viên, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đồng thời đăng tải những nội dung đấu tranh phản bác, làm thất bại những luận điệu xuyên tạc, phản động, kích động gây chia rẽ mối đoàn kết của nhân dân với Đảng, chính quyền và Quân đội ta của các thế lực thù địch. Việc sử dụng mọi thông tin trên các trang mạng xã hội cần nghiên cứu, điều tra kỹ lưỡng, tránh gặp phải những hệ lụy đáng tiếc khi sử dụng mạng xã hội.
Bùi Thêm