Mang thai tuần 30 – Sự Phát triển của thai nhi & cơ thể Mẹ | Similac Việt Nam

Thay đổi của mẹ

Vào tuần thứ 30 của thai kỳ, phần năng lượng và sức lực mà Mẹ có được trong tam cá nguyệt thứ hai dường như đã mất đi. Mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi và tử cung tiếp tục phình to tạo áp lực lên các cơ quan và hệ tuần hoàn.

Trong tuần thứ 30 của thai kỳ:

  • Tử cung Mẹ tiếp tục phình to lên đến dưới lồng ngực.  Cổ tay tê cứng! Do bị sưng phù và gánh thêm trọng lượng của bé, đôi khi các dây thần kinh ở cổ tay có thể bị chèn ép. Nếu Mẹ cảm thấy bị tê cứng, ngứa ran hoặc thậm chí đau ở hai bàn tay, có lẽ Mẹ bị hội chứng ống cổ tay – hội chứng này ảnh hưởng 25% phụ nữ mang thai. Tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh con. 
  • Tê cứng hoặc ngứa ran ở những nơi khác? Khi Mẹ mang thai được 30 tuần, tử cung đang phình to của Mẹ có thể chén ép lên các dây thần kinh liên kết với hai cẳng chân hoặc hai cánh tay, khiến cho hai cẳng chân, các ngón chân hoặc toàn bộ hai cánh tay bị tê cứng. Triệu chứng này là bình thường đối với một số phụ nữ và sẽ biến mất sau khi sinh con. Khó thở? Điều này là bình thường đối với các phụ nữ mang thai được 30 tuần và xảy ra trong suốt tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Tử cung đang phình to của Mẹ chèn ép, gây khó khăn cho sự hoạt động của cơ hoành. Mẹ có thể cảm thấy mình như bị nghẹt thở, tình trạng này có thể làm mẹ khó chịu và cần nghỉ ngơi thêm.

Các hoócmôn tiếp tục làm mềm các mô liên kết trong cơ thể để chuẩn bị cho việc sinh con. Mẹ có thể nhận thấy mình bị đau hông, nhiều khả năng chỉ đau một bên, cũng như đau thắt lưng do tử cung đang phình to. Nhưng nên nhớ, với lượng progesterone (hoóc môn giới tính nữ có chức năng duy trì sự phát triển của thai nhi) tăng cao trong cơ thể, mỗi lần thở Mẹ phải hô hấp sâu hơn và hít vào nhiều không khí hơn so với trước khi mang thai.