Mang thai ngoài ý muốn: Bạn nên xử lý thế nào để không hối hận?
Phá thai và những rủi ro thường gặp
Phá thai là biện pháp chấm dứt thai kỳ sớm bằng cách sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để loại bỏ phôi thai, bào thai và nhau thai ra khỏi tử cung. Khi thực hiện phương pháp này, bạn có thể gặp phải những rủi ro sau:
- Chảy máu nhiều
- Tử cung có thể bị hỏng (rách, thủng…)
- Nhiễm trùng các cơ quan nội tạng
- Đau đớn tột cùng và đau nhức sau đó
- Co thắt tử cung quá mức…
Hiện có 3 cách chấm dứt thai an toàn thường được áp dụng. Việc bạn được chỉ định sử dụng cách nào sẽ phụ thuộc vào việc bạn đã thụ thai bao lâu:
- Chấm dứt thai kỳ bằng thuốc: là biện pháp phá thai nội khoa sử dụng các loại thuốc chuyên khoa để chấm dứt sự phát triển của thai nhi và kích thích tử cung co bóp để đẩy thai ra ngoài như hiện tượng sảy thai tự nhiên. Phương pháp này được áp dụng với trường hợp thai nhi dưới 7 tuần tuổi. Quá trình tống thai nhi khỏi tử cung diễn ra sau khoảng 3 – 10 giờ, thời gian ra máu là khoảng 10 – 14 ngày.
- Hút thai: Dùng ống hút vô trùng đưa vào buồng tử cung của người mẹ để hút thai cùng nhau thai ra ngoài. Đây được xem là phá thai an toàn vì tỷ lệ biến chứng khá thấp, thời gian tống xuất thai nhi ra ngoài tử cung diễn ra nhanh và ít bị chảy máu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng đối với thai nhi từ 8 – 12 tuần tuổi và rất nguy hiểm nếu làm ở những cơ sở y tế không đảm bảo điều kiện y tế.
- Nong, gắp thai: Phương pháp này cũng dùng các dụng cụ y tế tác động vào tử cung thai phụ và đưa thai nhi ra ngoài. Phương pháp nong gắp thai áp dụng cho thai nhi có tuổi lớn, từ 13 – 18 tuần tuổi.
So với việc nạo hút thai, nong gắp thai sẽ gây đau đớn và để lại nhiều tổn thương hơn cho thai phụ.
2. Tiếp tục mang thai
Xử lý mang thai ngoài ý muốn không chỉ có phá thai mà chị em còn có thể chọn cách sinh con. Nếu quyết định giữ lại đứa bé, bạn sẽ có nhiều điều phải suy nghĩ. Thực tế, việc sinh con và nuôi dạy một đưa trẻ khó khăn hơn nhiều so với bạn nghĩ. Hãy cố gắng đừng vì vậy mà trở nên quá căng thẳng và phản ứng với các tình huống theo hướng tiêu cực bởi điều này có thể có ảnh hưởng xấu đến bạn và em bé.
Nếu cảm thấy quá lo lắng, hãy đến gặp bác sĩ và chia sẻ về những nỗi bận tâm. Bạn cũng có thể chia sẻ với người ấy/chồng, người thân, bạn bè. Một vấn đề khác bạn cũng nên quan tâm đó là tài chính của bản thân và gia đình. Chắc chắn việc đón thêm một thành viên mới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các kế hoạch trong tương lai gần của bạn đấy.
Khám thai
Do mang thai ngoài ý muốn, sức khỏe của bạn cũng cần được chú ý bởi thông thường, trước khi mang thai, sức khỏe của người mẹ sẽ được kiểm tra và theo dõi. Do đó, để tốt cho bé, bạn cần chăm sóc thêm cho sức khỏe của mình vì điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai kỳ. Những việc mà bạn nên làm là khám thai định kỳ, thay đổi chế độ ăn, tránh uống rượu, hút thuốc lá, uống bổ sung vitamin cho phụ nữ mang thai theo đơn của bác sĩ và tập thể dục đều đặn. Bạn cũng nên cẩn thận với các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đái tháo đường, tăng huyết áp và béo phì.