Mạng máy tính (computer network) – Lê Thùy Linh

hack-like-pro-pivot-from-victim-system-own-every-computer-network.1280x600

Mạng máy tính hay hệ thống mạng (computer network hay network system) là sự kết hợp các máy tính lại với nhau thông qua các thiết bị nối kết mạng và phương tiện truyền thông (giao thức mạng, môi trường truyền dẫn) theo một cấu trúc nào đó và các máy tính này trao đổi thông tin qua lại với nhau.

Mô hình tính toán mạng

  • Mô hình tính toán tập trung (Centralized computing)

  • Mô hình tính toán phân tán (Distributed computing)
  • Mô hình tính toán cộng tác (Collaborative computing)

 

Phân loại mạng

  • LAN
  • MAN
  • WAN

Mô hình mạng

  • Mạng hình sao (Star Network)

  • Mạng tuyến tính (Bus Network)

  • Mạng hình vòng (Ring Network)

  • Mạng kết hợp (Mesh Network)

Các phương pháp truyền tin

  • Mạng chuyển mạch kênh (Circuit Switching Network)

  • Mạng chuyển mạch thông báo (Message Switching Network)

  • Mạng chuyển mạch gói (Packet Switching Network)

Mô hình ứng dụng mạng

  • Mô hình mạng ngang hàng (Peer–to–Peer Network)

  • Mô hình mạng khách chủ (Client – Server Network / Server Based Network)

network.computer.300.fotolia

Mô hình quản lý mạng

  • Mô hình mạng Workgroup

  • Mô hình mạng Domain

Thông số mạng

  • Băng thông (Bandwidth – B)

  • Độ trễ (Latency – L)

  • Thông lượng (Throughput – T)

Các phương pháp truyền thông dữ liệu

  • OSI 

    OSI hay còn gọi là “Mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở”, viết ngắn là OSI Model hoặc OSI Reference Model là thiết kế dựa trên sự phát triển của ISO(Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế) và IUT-T. Mô hình bao gồm 7 tầng:

    1. Tầng ứng dụng (Tầng 7): cho phép người dùng (con người hay phần mềm) truy cập vào mạng bằng cách cung cấp giao diện người dùng, hỗ trợ các dịch vụ như gửi thư điện tử truy cập và truyền file từ xa, quản lý CSDL dùng chung và một số dịch vụ khác về thông tin.
    2. Tầng trình diễn (Tầng 6): thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến cú pháp và nội dung của thông tin gửi đi.
    3. Tầng phiên (Tầng 5): đóng vai trò “kiểm soát viên” hội thoại (dialog) của mạng với nhiệm vụ thiết lập, duy trì và đồng bộ hóa tính liên tác giữa hai bên.
    4. Tầng giao vận(Tầng 4): nhận dữ liệu từ tầng phiên, cắt chúng thành những đơn vị nhỏ nếu cần, gửi chúng xuống tầng mạng và kiểm tra rằng các đơn vị này đến được đầu nhận.
    5. Tầng mạng (Tầng 3): điều khiển vận hành của mạng con. Xác định mở đầu và kết thúc của một cuộc truyền dữ liệu.
    6. Tầng liên kết dữ liệu (Tầng 2): nhiệm vụ chính là chuyển dạng của dữ liệu thành các khung dữ liệu (data frames) theo các thuật toán nhằm mục đích phát hiện, điều chỉnh và giải quyết các vấn đề như hư, mất và trùng lập các khung dữ liệu.
    7. Tầng vật lý (Tầng 1): Thực hiện các chức năng cần thiết để truyền luồng dữ liệu dưới dạng bit đi qua các môi trường vật lý.
  • TCP/IP

    TCP/IP cũng giống như OSI nhưng kiểu này có ít hơn ba tầng:

    1. Tầng ứng dụng: bao gồm nhiều giao thức cấp cao. Trước đây người ta sử dụng các áp dụng đầu cuối ảo như TELNET, FTP, SMTP. Sau đó nhiều giao thức đã được định nghĩa thêm vào như DNS, HTTP…
    2. Tầng giao vận: nhiệm vụ giống như phần giao vận của OSI nhưng có hai giao thức được dùng tới là TCP và UDP.
    3. Tầng mạng: chịu trách nhiệm chuyển gói dữ liệu từ nơi gửi đến nơi nhận, gói dữ liệu có thể phải đi qua nhiều mạng (các chặng trung gian). Tầng liên kết dữ liệu thực hiện truyền gói dữ liệu giữa hai thiết bị trong cùng một mạng, còn tầng mạng đảm bảo rằng gói dữ liệu sẽ được chuyển từ nơi gửi đến đúng nơi nhận. Tầng này định nghĩa một dạng thức của gói và của giao thức là IP.
    4. Tầng liên kết dữ liệu: Sử dụng để truyền gói dữ liệu trên một môi trường vật lý.

Tài liệu tham khảo:

Bài giảng: Mạng máy tính

 

Advertisement

Share this: Facebook

Thích bài này:

Thích

Đang tải…