Mạng Internet là gì? Kiến thức nền tảng về mạng Internet

Internet là gì? Khái niệm này tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải người dùng nào cũng nắm rõ. Sự ra đời của mạng internet giống như một bước ngoặt lớn cho sự phát triển chung của toàn nhân loại. Vậy chính xác mạng internet là gì? Mạng internet ra đời từ khi nào?

1. Mạng Internet là gì? 

Internet là gì? Mạng internet đơn giản là một hệ thống  cho phép mọi thiết bị có kết nối internet trên toàn cầu đều có quyền truy cập. Nói cách khác, tên là một mạng lưới gồm vô số máy tính liên kết với nhau. Nó hoạt động như một hệ thống truyền thông tin theo mô hình nối chuyển dữ liệu.

Internet là gì? 

Hệ thống trên bao gồm hàng loạt máy tính, thiết bị có kết nối internet của cá nhân và tổ chức liên kết chặt chẽ với nhau. Kết hợp với đó là công nghệ điện tử, hệ thống cáp quang và mạng không dây khi bố trí trên nhất thế giới.

Mạng internet cung cấp hàng loạt tài nguyên, dịch vụ tiện ích. Nổi bật phải kể đến ứng dụng siêu văn bản in liên kết chặt chẽ với nhau. Đây chính là kho lưu trữ khổng lồ, cho phép người sử dụng thiết bị có liên kết với hệ thống mạng truy cập.

2. Lịch sử hình thành và phát triển của mạng Internet 

Cha đẻ của mạng internet ngày nay chính là ba nhà khoa học Hoa Kỳ (Leonard Kleinrock, Donald davies và Paul Baran). Tiền thân của mạng internet hiện đại là dự án ARPANET, nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1969 đến 1974. Theo đó đến năm 1974, người ta chính thức sử dụng từ “internet” để gọi tên hệ thống mạng toàn cầu.

Mạng internet bắt đầu đi vào sử dụng rộng rãi từ năm 1995

Năm 1980 có thể xem như bước ngoặt cho sự phát triển của hệ thống internet. Cụ thể trong khoảng thời gian này Viện khoa học Quốc phòng Hoa Kỳ NSF tại thành lập trung tâm nghiên cứu máy tính quy mô lớn NSFNET. Sau 2 năm năm, giao thức TCP/IP chính thức được chuẩn hóa, hình thành hệ thống mạng kết nối các thiết bị có dùng giao thức trên toàn thế giới.

Đến năm 1984, mạng ARPANET bắt đầu ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực quân sự Hoa Kỳ. Nó dần trở thành lợi thế lớn cho quân đội Hoa Kỳ khi triển khai các chiến dịch quân sự quy mô lớn.

Từ năm 1995 đến nay, mạng internet đã được ứng dụng sâu rộng vào nhiều lĩnh vực hơn chứ không chỉ gói gọn trong quân sự như thời kỳ đầu. Ước tính trong năm 2007, trên 97% thông tin trên toàn cầu đều được trao đổi qua internet.

3. Cơ chế hoạt động của mạng Internet 

Để mạng internet có thể hoạt động ứng trước tiên phải có hệ thống hạ tầng truyền thông. Thành phần trong hạ tầng truyền thông này bao gồm thiết bị phần cứng và vô số lớp phần mềm.

Mạng lưới cáp quang internet trên toàn cầu 

Cũng giống như mọi mạng máy tính, internet luôn bao gồm nhiều bộ định tuyến. Cùng với đó là hệ thống cáp, modem, bộ lắp đặt. Mỗi gói dữ liệu internet được triển khai bởi nhiều giao thức mạng theo chuẩn động nhất.

Bạn có thể hiểu đơn giản rằng mạng internet giống như mạng lưới cáp vật lý trải rộng trên toàn cầu. Bao gồm dây cáp đồng điện thoại, cáp truyền hình và cáp quang. Thậm chí cả dạng kết nối không dây như Wifi, 3G/4G cũng đều phải dựa vào hệ thống cáp vật lý để duy trì truy cập.

Khi truy cập một website nào đó, thiết bị của bạn sẽ gửi yêu cầu qua dây đến một hệ thống máy chủ. Chức năng cơ bản của máy chủ là lưu trữ các website, đồng thời gửi dữ liệu trở lại thiết bị người dùng. Quá trình này diễn ra cực nhanh, chỉ trong một vài giây. 

3. Vai trò to lớn của mạng internet

Nếu như hiểu rõ bản chất internet là gì, chắc hẳn bạn có thể phần nào hiểu rõ tầm quan trọng của mạng lưới này. Sự ra đời của mạng internet góp phần thay đổi xu hướng tìm kiếm, truyền tải thông tin.

3.1. Kho lưu trữ thông tin khổng lồ

Mạng internet giống như một kho lưu trữ thông tin khổng lồ. Giờ đây khi cần tra cứu bất kỳ thông tin này, người dùng chỉ việc kiếm trên Google, Bing hay các công cụ hỗ trợ khác.

Internet giống như một kho lưu trữ thông tin khổng lồ

Mặc dù không phải bất cứ kiến thức nào cũng đều có trên internet. Thế nhưng không thể phủ nhận những gì mà mạng lưới này đang lưu trữ là vô cùng lớn. Nó lần tương tự như một cuốn bách khoa toàn thư số, nơi để tất cả mọi người cùng học hỏi, trau dồi kiến thức.

3.2. Tạo môi trường kinh doanh số 

Không chỉ là nơi lưu trữ vô vàn thông tin, internet đã và đang tạo ra môi trường kinh doanh số. Đó là nơi mà người mua và người bán không cần gặp gỡ trực tiếp nhau nhưng vẫn dễ dàng trao đổi mua bán. Internet nước doanh nghiệp tiếp cận với cả triệu thậm chí cả tỷ khách hàng. Đây là điều mà mô hình kinh doanh truyền thống chưa thể làm được.

Thương mại điện tử trong những năm gần đây phát triển cực nhanh 

Kinh doanh online như một xu hướng tất yếu của thời đại. Với sự phổ cập của mạng internet, quá trình mua sắm của khách hàng chắc chắn đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn.

3.3. Mở ra thế giới giải trí phong phú 

Thế giới giải trí internet mang đầy sắc màu, dễ dàng thu hút bất cứ người dùng nào. Phim ảnh, ca nhạc, các tác phẩm văn học hay tất cả loại hình giải trí khác đều có sẵn trên internet. Đặc biệt hầu hết người dùng đều có thể trải nghiệm những miễn phí.

Chỉ với một chiếc máy tính hay smartphone có kết nối internet, bạn sẽ dễ dàng mở ra thế giới giải trí đa sắc màu. Chính bạn là người có quyền quyết định tiếp cận với hình thức giải nào. Nó rất khác biệt so với việc trải nghiệm chương trình giải trí qua truyền hình, báo đài truyền thống.

3.4. Kết nối người dùng trên toàn thế giới

Mạng internet toàn cầu mở được một kỷ nguyên mới, thay đổi khái niệm liên lạc kết nối truyền thống. Chỉ với cú click chuột đơn giản, bạn đã dễ dàng gửi đến một email đến một hoặc vô số người dùng ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Đặc biệt ngày nay khi những nền tảng Social Network phát triển, quá trình kết nối mọi người với nhau lại càng dễ dàng hơn.

  •