Mạng Ad Hoc là gì? Cách tạo mạng Ad hoc cho laptop – Wiki Máy Tính

4.9/5 – (7 bình chọn)

Mạng Ad Hoc là gì? Cách tạo mạng Ad hoc wifi cho laptop

Mạng Ad Hoc là gì?

Mạng Ad Hoc còn gọi là Mạng không dây ad hoc (Wireless ad hoc network – WANET hay Mobile ad hoc network – MANET) là một loại mạng không dây phân tán. Mạng này không dựa trên cơ sở hạ tầng có sẵn từ trước, mỗi thiết bị (nút) tham gia định tuyến mạng bằng cách chuyển tiếp dữ liệu cho nút khác.

Thuật ngữ ad hoc ngụ ý rằng, mạng này không dựa trên cơ sở hạ tầng có sẵn từ trước như router trong mạng có dây hay điểm truy cập ngẫu nhiên trong những mạng không dây được quản lý. Thay vào đó, mỗi thiết bị (nút) tham gia định tuyến mạng bằng cách chuyển tiếp dữ liệu cho nút khác, vì thế việc quyết định nút nào chuyển tiếp dữ liệu được thực hiện tự động dựa trên cơ sở kết nối mạng và thuật toán định tuyến được sử dụng.

Trong Windows, Ad hoc là một chế độ giao tiếp cho phép các máy tính trực tiếp giao tiếp với nhau mà không cần router. Vì các bước thiết lập mạng ad hoc khá đơn giản, không cần tới những thiết lập cơ sở hạ tầng nên giúp các thiết bị tạo, tham gia mạng nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi. Xem hình minh họa dưới đây:

Mô hình Ad hoc là độc lậpMô hình Ad hoc là độc lập

Đặc điểm mạng Ad hoc không dây

Mỗi nút mạng có một giao diện vô tuyến và giao tiếp với nút mạng khác thông qua sóng vô tuyến hoặc tia hồng ngoại. Mạng Ad hoc được hình thành bởi các nút di động có khả năng phát hiện ra sự có mặt của các nút khác và tự định dạng để tạo nên mạng mà không cần phải thông qua máy chủ quản trị mạng.

Khi có một nút ra khỏi mạng truyền dẫn của nút mạng khác, thông tin về nút đó sẽ được xóa khỏi bảng định tuyến, nút mạng bị ảnh hưởng sẽ có thể yêu cầu một đường định tuyến mới và hiệu chỉnh lại tuyến, vì thế nó đảm bảo được mạng sẽ không bị sập.

Mạng Ad Hoc có nhiều loại thiết bị (thiết bị cầm tay và thiết bị cố định) khác nhau tham gia mạng nên các nút mạng không những phải phát hiện được khả năng kết nối của các thiết bị, mà còn phải phát hiện ra được loại thiết bị, các đặc tính tương ứng của các loại thiết bị đó như: khả năng tính toán, lưu trữ hay truyền dữ liệu…

Mỗi máy chủ vừa đóng vai trò là một hệ thống cuối cùng vừa hoạt động như một hệ thống trung gian.

Topo mạng thay đổi theo thời gian.

Không cần cơ sở hạ tầng từ trước như router trong mạng có dây.

Mọi nút mạng đều có khả năng di động.

Các nút di dộng sử dụng nguồn năng lượng pin có hạn. Đặc điểm chung của các thiết bị sử dụng trong Ad hoc là sử dụng nguồn năng lượng do pin cung cấp. Đây là nguồn năng lượng có hạn, hơn nữa mọi hoạt động như thu phát vô tuyến, truyền lại và dẫn đường đều tiêu thụ năng lượng. Điểm này được coi là một nhược điểm của mạng Ad hoc.

Mạng Ad hoc có thêm một nhược điểm là vùng phủ sóng bị giới hạn, mọi người sử dụng phải nằm trong vùng có thể “nghe” được lẫn nhau.

Chất lượng kênh luôn thay đổi.

Tính bảo mật không cao do truyền thông trong không gian sử dụng sóng vô tuyến (radio) nên khó kiểm soát và dễ bị tấn công hơn so với mạng có dây.

Không có thực thể tập trung hay nói cách khác là mạng phân bố, nó đáp ứng nhu cầu cầu truyền tin mang tính tạm thời nhằm mục đích truyền tin trong thời gian ngắn.

Ứng dụng mạng Ad hoc

  • Hỗ trợ các hoạt động tìm kiếm cứu hộ khẩn cấp, thay thế hạ tầng cố định trong thời gian xảy ra thiên tai, thảm họa.
  • Hướng dẫn giao thông, thông tin về thời tiết, đường xá.
  • Thông tin liên lạc trên chiến trường
  • Mạng tại các công trình xây dựng.
  • Mạng không dây ở gia đình, văn phòng
  • Mạng liên lạc trong cơ quan, bệnh viện
  • Trao đổi thông tin trong các hội thảo, thuyết trình. Người sử dụng có thể dùng các thiết bị di động để chia sẻ file, email cho nhau một cách dễ dàng.
  • Truy cập internet ngoài trời.
  • Mạng cảm biến trong các đồ dùng gia đình.
  • Truyền thông tại những nơi xa trung tâm, các vùng sâu, vùng xa.

Mạng ad hoc thiết bị di độngMạng ad hoc thiết bị di động

Phương pháp kiểm thử Ad hoc (Ad hoc testing)

Kiểm thử Ad hoc là phương pháp kiểm thử phần mềm dựa theo kinh nghiệm – không theo một kế hoạch hoặc tài liệu hướng dẫn nào với mục đích là tìm các “điểm chết” của hệ thống. Là phương pháp kiểm thử dạng Black box (Kiểm thử hộp đen: là một phương pháp kiểm thử phần mềm được thực hiện mà không biết được cấu tạo bên trong của phần mềm, xem hệ thống như một chiếc hộp đen, không có cách nào nhìn thấy bên trong của cái hộp). Đây là phương pháp kiểm thử không thông thường nên nó không cần tài liệu yêu cầu, kế hoạch test, test case.

Đặc điểm và các loại kiểm thử Ad hoc:

  • Các thử nghiệm chỉ được chạy một lần, trừ khi có lỗi xảy ra
  • Chúng luôn phù hợp với mục tiêu kiểm tra. Tuy nhiên, có một số trường hợp thử nghiệm kiểu này thực hiện với mục đích phá vỡ hệ thống.
  • Người kiểm thử phải có kiến thức và nhận thức đầy đủ về hệ thống đang được thử nghiệm. Thử nghiệm này giúp phát hiện ra các lỗi còn sót lại của việc kiểm thử theo đúng quy trình.Các loại kiểm thử:

Buddy testing: Trong hình thức kiểm tra này, sẽ có hai thành viên tham gia, một của đội kiểm thử (QA) và một của đội phát triển (Dev) cùng làm việc trên một Modul nhằm xác định các khuyết tật trong Modul đó. Loại kiểm thử này sẽ giúp cho bên phát triển (dev) hiểu được quan điểm test của Tester, nắm bắt tất cả các thử nghiệm khác nhau để có thể thay đổi thiết kế sớm nếu cần thiết, đồng thời Tester sẽ hiểu được thiết kế của modul, tránh được việc thiết kế các kịch bản không hợp lệ, phát triển các trường hợp thử nghiệm tốt hơn.

Pair testing: Trong thử nghiệm này, hai Tester làm việc cùng nhau trên một Modul với cùng một thiết lập thử nghiệm. Mục đích là để cả hai người cùng suy nghĩ đưa ra ý tưởng và phương pháp để tìm ra lỗi đồng thời tạo các tài liệu cần thiết cho những thứ quan sát được.

Monkey testing: Bằng cách kiểm tra ngẫu nhiên sản phẩm hoặc ứng dụng mà không có test cases với mục tiêu phá vỡ hệ thống để đảm bảo rằng hệ thống có thể chịu được mọi sự cố.

Tạo mạng Ad Hoc để phát WiFi từ laptop

Kiểm tra laptop có đủ điều kiện tạo ad hoc không

Không phải máy tính nào cũng có thể phát wifi không cần phần mềm bằng cách tạo mạng ad hoc. Máy tính, laptop cần có card Wifi và card Wifi đó phải hỗ trợ phát Wifi. Mở Command Prompt và dán vào lệnh & enter:

netsh wlan show drivers

Kiểm tra laptop có đủ điều kiện tạo ad hoc không

Lệnh này sẽ hiển thị thông tin cho biết máy tính của mình có thể tạo điểm phát Wifi không. Trong kết quả trả về, hãy tìm dòng Hosted network supported, nếu hiện No, không thể tạo ad hoc, nếu Yes, thì tiếp tục làm theo các bước sau để tạo mạng không dây ad hoc.

Tạo mạng ad hoc trên Win 10, 8.1, 8

Với những phiên bản Windows 10 mới nhất, có thể sử dụng tính năng Mobile Hotspot trên Windows 10 được tích hợp sẵn để tạo điểm phát Wifi chỉ với vài cú click chuột mà không cần sử dụng phần mềm phát Wifi hay tạo ad hoc. Nếu Windows chưa có tính năng trên, hãy tạo mạng ad hoc theo các bước sau:

Mở Command Prompt bằng quyền admin

Nhập lệnh sau và nhấn Enter:

netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=maketecheasier key=password

Trong đó:

maketechasier là tên đặt cho điểm phát sóng Wi-Fi của mình.
password là mật khẩu truy cập điểm phát sóng Wi-Fi và phải có ít nhất là 8 ký tự.

Tạo mạng ad hoc trên Win 10, 8.1, 8

Chờ một lát để Windows thiết lập chế độ hosted network, đến khi dấu nhắc lệnh hiện ra như trên, nhập tiếp lệnh sau để kích hoạt mạng ad hoc và nhấn Enter:

netsh wlan start hostednetwork

Sau khi kết thúc lệnh trên, điểm phát sóng Wi-Fi trên thiết bị chạy Windows 10 sẽ được kích hoạt và các thiết bị có thể bắt đầu truy cập vào điểm phát sóng này.

Để kiểm tra tình trạng kết nối trong mạng, truy cập vào Control Panel rồi chọn Network and Internet > Network and Sharing Center > nhìn bên tay trái chọn Change adapter settings > chuột phải vào mạng ad hoc vừa tạo, chọn Properties.

Nhấp vào tab Sharing > Chọn Allow other network users to connect through this computer’s Internet connection > OK.

Bây giờ có thể kết nối thiết bị của mình vào điểm phát sóng Wi-Fi này từ thiết bị chạy Windows 10 mà không cần sử dụng công cụ của bên thứ ba. Việc phát sóng Wi-Fi liên tục nếu sử dụng trên các mẫu máy tính bảng, laptop hay smartphone chạy Windows 10 sẽ tiêu tốn pin nhanh, do đó khi không cần sử dụng nữa có thể tắt mạng ad hoc này đi bằng lệnh:

netsh wlan stop hostednetwork

Tạo mạng ad hoc trên cài đặt của Windows 7

Bước 1: Tạo mạng không dây ad-hoc

Đầu tiên, mở Network and Sharing Center, kích vào liên kết Set up a new connection or network

Trình Set Up a Connection or Network sẽ được mở ra, có thể thông qua đó để cấu hình tất cả các loại kết nối, từ kết nối mạng thông thường tới kết nối mạng riêng ảo của công ty hoặc kết nối ad-hoc (kết nối từ máy tính tới máy tính). Từ danh sách lựa chọn lại mạng, chọn Set up a wireless ad hoc (computer-to-computer) network, sau đó kích Next

Tạo mạng ad hoc trên cài đặt của Windows 7

Thấy một cửa sổ mới mô tả mọi thứ có thể làm trên một mạng ad-hoc không dây. Đọc nội dung tại cửa sổ này hoặc bỏ qua nó và kích Next

Bước này sẽ là cửa sổ thiết lập mạng. Đầu tiên cần nhập vào tên mạng và sau đó là loại bảo mật muốn sử dụng. Để bảo mật hơn cho mạng của mình, nên sử dụng Security type là WPA2-Personal, loại bảo mật này giúp mã hóa tốt hơn và khó phá hơn bảo mật WEP. Cuối cùng cần nhập vào mật khẩu đăng nhập mạng, sau khi đã đảm bảo ô Save this network đã được chọn hãy kích tiếp vào Next

Sau khi đã có các lựa chọn, mạng mới sẽ được tạo, quá trình tạo sẽ mất khoảng một vài giây.

Tại cửa sổ cuối cùng, sẽ nhận được thông báo rằng mạng mới đã được tạo và nó đã sẵn sàng để sử dụng. Đừng quên ghi nhớ mật khẩu của mạng và sau đó kích Close

Máy tính lúc này đã có thể phát WiFi, các thiết bị khác chỉ cần kết nối vào là được.

Bước 2: Kết nối các máy tính vào mạng

Bước này sẽ hướng dẫn cách kết nối các máy tính khác vào mạng vừa tạo. Trên một máy tính khác cần kết nối, kích vào biểu tượng mạng ở phần cuối thanh Taskbar, sẽ thấy một danh sách các mạng hiển thị. Chọn mạng ad-hoc mà vừa tạo ở trên và kích vào Connect.

Sẽ nhận được thông báo nhập mật khẩu. Nhập mật khẩu như được yêu cầu và kích OK.

Windows 7 sẽ mất khoảng vài giây để kết nối vào mạng

Sau khi quá trình kết nối hoàn thiện, có thể bắt đầu quá trình sử dụng mạng này.

Lỗi The hosted network couldn’t be started và cách xử lý

Lỗi The hosted network couldn't be started và cách xử lý

Nguyên nhân

Nếu khi kích hoạt Ad hoc xuất hiện lỗi: The hosted network couldn’t be started. Thì hãy xem xét 1 số nguyên nhân và hướng xử lý như sau:

Nguyên nhân gây ra lỗi The hosted network couldn’t be started. A device attached to the system is not functioning. Có thể là do laptop chưa kích hoạt Wireless adapter, máy tính chưa cắm dây mạng, hoặc có thể là do Microsoft Virtual Network Adapter đã bị vô hiệu hóa, các thiết lập Network Adapters chưa đúng,…

Cách xử lý fix lỗi

Cách 1: Cắm dây mạng & mở Wifi

Nếu sử dụng laptop, hãy chắc chắn rằng bạn đã cắm dây mạng và kích hoạt các kết nối không dây và thử mở lại Host Network để kiểm tra.

Cách 1: Cắm dây mạng & mở WifiBật wifi

Kiểm tra nếu chế độ Airplane Mode được kích hoạt, thử vô hiệu hóa chế độ Airplane Mode đi và kiểm tra xem lỗi còn xuất hiện hay không. Sau đó khởi động lại máy.

Cách 2: Kích Hoạt Microsoft Hosted Network Virtual Adapter

Nguyên nhân gây ra lỗi “The hosted couldn’t be started” có thể là do Microsoft Hosted Network Virtual Adapter đã bị vô hiệu hóa. Thực hiện theo các bước dưới đây để kích hoạt Microsoft Hosted Network Virtual Adapter:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ Run, sau đó nhập từ khóa Control Panel vào đó rồi nhấn Enter để mở Control Panel.

Bước 2: Trên cửa sổ Control Panel, click chọn Network and Internet, sau đó tìm và click chọn Network and Sharing Center.

Nhìn sang khung bên trái, tìm và click chọn Change adapter setttings. Chọn kết nối mạng mà máy tính của bạn đang kết nối và vô hiệu hóa đi.

Bước 3: Kích chuột phải vào kết nối mạng đó một lần nữa và chọn Enable để kích hoạt kết nối. Sau khi kích hoạt thành công, bước tiếp theo bạn cần làm là mở cửa sổ Device Manager.

Bước 4: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ Run, sau đó nhập devmgmt.msc vào đó rồi nhấn Enter để mở cửa sổ Device Manager.

Bước 5: Trên cửa sổ Device Manager, cuộn xuống dưới tìm và mở rộng mục Network adapters. Tìm Microsoft Hosted Network Virtual Adapter, kích chuột phải vào đó và chọn Enable để kích hoạt Microsoft Hosted Network Virtual Adapter.

Cách 2: Kích Hoạt Microsoft Hosted Network Virtual Adapter

Bước 6: Đóng cửa sổ Device Manager lại, sau đó mở Command Prompt. Trên Command Prompt, nhập lệnh “netsh wlan start hostednetwork” vào đó rồi nhấn Enter. Lúc này lỗi “The hosted couldn’t be started” sẽ không còn nữa.

Cách 3: Thay đổi các thiết lập trên tab Power Management

Mở cửa sổ Device Manager bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R, sau đó nhập devmgmt.msc vào rồi nhấn Enter.

Trên cửa sổ Device Manager, mở rộng mục Network adapters. Từ danh sách các thiết bị, tìm và kích chuột phải vào kết nối mạng của bạn, sau đó chọn Properties.

Tiếp theo click chọn tab Power Management và đánh tích chọn tùy chọn có tên “Allow the computer to turn off this device to save power“.

Cách 3: Thay đổi các thiết lập trên tab Power Management

Click chọn OK để lưu lại các thay đổi và đóng cửa sổ Device Manager lại. Khởi động lại máy tính của bạn và thử mở lại Hosted Network xem quá trình fix lỗi đã OK hay chưa.

Nguồn: Mạng Ad Hoc là gì? Cách thiết lập mạng Ad hoc cho laptop

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Không