Mạch sao tam giác là gì? Cấu tạo của mạch điều khiển sao tam giác – Công ty TNHH Điện Trí Cương

Mạch sao tam giác thường được áp dụng khá nhiều và những động cơ có công suất trung bình hiện nay, chúng mang ưu điểm giảm dòng khởi động xuống 1/3 lần so với khởi động trực tiếp, tiết kiệm chi phí. Bài viết dưới đây của nhà phân phối thiết bị điện Trí Cương sẽ chia sẻ rõ hơn về mạch sao tam giác nhé.

Mạch sao tam giác là gì?

Một mạch sao tam giác 3 pha bao gồm một stato chứa cuộn dây 3 pha được nối với nguồn điện xoay chiều 3 pha. Sự sắp xếp của cuộn dây là để tạo ra được từ trường quay. Roto của động cơ cảm ứng chứa lõi mang hình dáng trụ với các khe song song có chứa dây dẫn.

Mạch sao tam giác thường dùng để khởi động các động cơ có công suất khá thấp. Mục đích là để giảm đi dòng khởi động cao gây ảnh hưởng đến đường dây và các thiết bị trong hệ thống.

Có thể bạn cần: Bảng báo giá đèn led Duhal mới nhất

Lý do nên dùng mạch sao tam giác

Tính năng cơ bản và tuyệt vời nhất của động cơ là sử dụng mạch sao tam giác. Do từ trường quay, một lực điện động được tạo ra bên trong roto, do đó lúc này dòng điện bắt đầu chạy trong roto. Nên theo định luật Lenz, roto sẽ bắt đầu quay theo hướng để chống lại dòng điện và khi này chúng sẽ tạo ra một momen xoắn cho động cơ và sau đó động cơ sẽ được khởi động.

Trong khi khởi động máy thì momen xoắn sẽ tăng, dòng điện chạy trong roto lớn. Để có thể đạt được điều này thì stato sẽ hút một lượng lớn điện và lúc này sẽ thuộc thời điểm động cơ đạt đến tốc độ tối đa. Một lượng lớn dòng điện sẽ được rút ra và cuộn dây sẽ bị nóng lên và làm hỏng moto. Do đó bạn cần điều khiển động cơ khởi động. Cách đơn giản là làm giảm điện áp cấp và từ đó giảm lại momen xoắn.

Lý do sử dụng mạch tam giác

  • Giảm được dòng điện khởi động cao hơn và tránh quá nhiệt của động cơ.
  • Tránh được sự sụt áp trên đường dây, gây ảnh hưởng đến động cơ và các thiết bị đóng cắt (aptomat).

Tham khảo: CB là gì? Các loại CB trên thị trường hiện nay

Cấu tạo của mạch điều khiển sao tam giác

Trong khởi động mạch sao tam giác, động cơ được kết nối ở chế độ Sao trong suốt thời gian sử dụng. Khi động cơ đạt đủ tốc độ yêu cầu, động cơ được kết nối ở chế độ tam giác.

Công tắc tơ: Mạch khởi động sao tam giác gồm công tắc tơ chính, sao và công tắc tam giác. Ba tiếp điểm thường được dùng để hợp nhất các cuộn dây trong hình sao và ở tam giác.

Timer: Các công tắc tơ được điều chỉnh bởi bộ hẹn giờ kết hợp với động cơ khởi động.

Công tắc khóa liên động: Công tắc khóa liên động sẽ được kết nối giữa các công tắc tơ sao và tam giác của mạch điều khiển là một biện pháp khá an toàn để người ta có thể kích hoạt công tắc tơ tam giác mà không cần công tắc tơ sao. Trong một trường hợp nếu các tiếp điểm sao và tam giác sẽ được kích hoạt cùng một lúc, động cơ sẽ bị hỏng ngay lập tức.

Role quá nhiệt: Role quá nhiệt cũng được hợp nhất thành mạch điều khiển sao tam giác để đảm bảo động cơ không bị nóng, điều này có thể khiến động cơ bị cháy hoặc hao mòn. Trong trường hợp nhiệt độ vượt quá giới hạn định sẵn, tiếp điểm sẽ mở và nguồn điện được cắt theo cách này đảm bảo cho động cơ.

Xem thêm: Role trung gian là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của role trung gian

Nguyên lý hoạt động mạch khởi động sao tam giác

Đầu tiên nên cho động cơ chạy chế độ sao với mục đích để giảm giá trị dòng khởi động xuống 1/3 so với định mức. Sau một khoảng thời gian dài thì bạn tiến hành chuyển sang chế độ tam giác để giúp đảm bảo yếu tố an toàn cho công suất của động cơ cũng như nhu cầu của tải.

Chúng ta cần căn cứ vào công suất của điện, đặc tính của tải để có thể lựa chọn được phương pháp khởi động sao cho phù hợp.

Không phải động cơ đồng bộ ba pha nào cũng có thể sử dụng được phương pháp khởi động sao tam giác. Cụ thể giống như với điện lưới 3 pha là 380V thì động cơ phải có thông số sao tam giác là 380/660 thì mới có thể sử dụng được phương pháp trên.

Lưu ý: Khi ký hiệu sao tam giác là  220/380 thì bạn tuyệt đối không nên sử dụng.

Đánh giá bài viết