Mách mẹ cách giúp thai nhi quay đầu dễ dàng, hiệu quả

Việc em bé chưa chịu quay đầu vào những tuần cuối sẽ khiến việc sinh thường gặp khó khăn. Có một số cách giúp thai nhi quay đầu dễ dàng hơn đã được nhiều mẹ bầu áp dụng. Các mẹ hãy cùng chuyên mục Góc chuyên gia khám phá nhé.

Một số động tác tập nhẹ là cách giúp thai nhi quay đầu

Một số động tác tập nhẹ là cách giúp thai nhi quay đầu

1Khi nào thai nhi sẽ quay đầu?

Mỗi thai nhi sẽ có thời điểm quay đầu khác nhau phụ thuộc vào tình hình phát triển và độ co giãn tử cung. Các chuyên gia cho rằng thời điểm quay đầu lý tưởng là 32 – 36 tuần tuổi. Thông thường đến tuần thứ 34, thai nhi bắt đầu xoay đầu xuống dưới. Mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng dưới nặng hơn, càng gần ngày dự sinh càng nặng.

Nếu mẹ mang thai lần đầu tiên thì thai nhi thường sẽ quay đầu vào tuần thai 34, 35. Nếu mẹ mang thai lần hai thì bé thường quay đầu từ tuần 36, 37. Một số trường hợp thai nhi có thể quay đầu sớm từ tuần thai 28. Nếu gần ngày mà thai nhi vẫn chưa quay đầu, mẹ có thể áp dụng một số cách giúp thai nhi quay đầu dễ dàng hơn.

Có thể bạn quan tâm: 10 cách kích thích chuyển dạ nhanh nhất cho mẹ bị quá ngày dự sinh

2Thai nhi quay đầu về vị trí như thế nào là tốt nhất? 

Thai nhi có thể quay đầu trong một khoảng thời gian, cuối cùng đạt được tư thế thuận lợi nhất để trẻ có thể dễ dàng chui ra ngoài là đầu chúc xuống dưới, đồng thời gáy xoay về phía bụng của mẹ. Đây gọi là tư thế ngôi thai thuận.

Nếu thai nhi nằm đưa gáy về phía cột sống thì gọi là ngôi sau. Trường hợp này sinh thường sẽ khó khăn hơn, mẹ bầu sẽ gặp các rắc rối như: vỡ ối khi bắt đầu chuyển dạ, đau lưng dữ dội, thời gian chuyển dạ lâu.

Với thai ngôi sau thì tư thế chuyển dạ của mẹ sẽ là bò 4 chân để tách đầu bé khỏi cột sống đồng thời đỡ đau cho mẹ. Mặc khác còn cần các phương pháp hỗ trợ như giác hút để giúp bé ra ngoài.

Trường hợp thai ngôi mông là phần mông của trẻ sẽ hướng về tử cung của mẹ, còn phần đầu sẽ hướng lên trên. Đây là tư thế từ những ngày đầu thai kỳ đến tuần thứ 28. Nếu đến gần ngày sinh mà trẻ vẫn chưa quay đầu để sang ngôi thai thuận thì mẹ bầu sẽ sinh ngôi thai ngược. 

Với thai ngôi ngược thì sinh thường gặp khó khăn và nguy hiểm. Vì thế các bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai để an toàn cho mẹ và bé. Nếu các mẹ muốn sinh thường thì có thể tham khảo và thực hành một số cách giúp thai nhi quay đầu sang ngôi thai thuận.

Có thể bạn quan tâm: Chuyển dạ giả bao lâu thì sinh? Một số điều mẹ bầu cần biết

3Dấu hiệu nhận biết thai nhi quay đầu

Dấu hiệu nhận biết thai nhi quay đầu: 

  • Ấn nhẹ tay vào vùng xương mu nếu thấy có gì đó cứng, tròn thì có khả năng đấy là đầu bé đã vào đúng vị trí. Nếu thai nhi chưa quay đầu thì chỗ đấy là phần mông bé nên sẽ mềm hơn.
  • Lắng nghe nhịp tim thai nhi: Khi thai nhi quay đầu, vị trí của tim trẻ cũng thay đổi. Nếu tiếng nhịp tim phát ra ở vùng bụng dưới thì khả năng cao là em bé đã quay đầu.
  • Có sự thay đổi trong cử động thai: Mẹ sẽ cảm nhận được các cú đá ở bụng trên và đập nhẹ ở bụng dưới.
  • Siêu âm là cách chính xác nhất để biết thai nhi đã quay đầu hay chưa. Từ đó mẹ biết cách giúp thai nhi quay đầu hiệu quả. 

Có thể bạn quan tâm: Một số các dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần nắm

4Một số cách giúp thai nhi quay đầu

Nếu thai nhi chưa quay đầu, mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng. Những mẹo này được nhiều mẹ mang thai ngôi ngược từ tuần 30 – 37 áp dụng và thấy hiệu quả. Nhưng trước khi thực hiện các cách giúp thai nhi quay đầu này, mẹ hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để chọn được cách phù hợp với cơ địa bản thân nhé. 

Giơ chân lên cao

Mẹ bầu giơ chân lên cao khi nằm khiến cho cơ thể dốc xuống, lúc này em bé sẽ di chuyển đầu về hướng cao hơn, nên sẽ tự chuyển ngôi thai. Khoảng tuần thai thứ 30 mẹ bầu có thể thực hiện động tác 3 lần mỗi ngày. Mẹ lưu ý tránh tập những lúc mới ăn no để không bị trào ngược dạ dày nhé.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn chuẩn bị giỏ đồ đi sinh ở bệnh viện đầy đủ nhất cho bà bầu

Nằm gác chân lên cao là một trong những cách giúp thai nhi quay đầu

Nằm gác chân lên cao là một trong những cách giúp thai nhi quay đầu

Nằm nghiêng

Việc thay đổi tư thế nằm là một trong số những cách giúp thai nhi quay đầu phổ biến nhất hiện nay. Mẹ có thể nằm nghiêng sang bên trái hoặc bên phải. Tư thế này sẽ giúp tạo điều kiện để em bé xoay chuyển tư thế một cách nhanh và chính xác nhất.

Bò, chống chân

Mẹ bầu trong tư thế chống tay và chân trên sàn bằng phẳng, sau đó hạ tay xuống thấp, chân vẫn chống để nâng mông lên cao. Mẹ nên thực hiện từ tuần thai 37 để giúp bé đổi sang ngôi thai thuận.

Nằm trên đầu gối

Đây là cách giúp thai nhi quay đầu được thực hiện trong tuần thai 30 – 37. Với mẹo này mẹ ngồi quỳ, sau đó trườn người lên phía trước, chống tay để giữ cơ thể, không ép bụng vào gối. Thực hành mỗi ngày khoảng 3 lần, mỗi lần cỡ 5 phút. Mẹ tập nhẹ nhàng và cẩn thận dưới sự hỗ trợ của người khác càng tốt.

Bài tập đầu gối – ngực

Đây là cách giúp thai nhi quay đầu được thực hiện từ tuần thai 30 – 37. Để thực hiện bài tập này mẹ chỉ cần đứng thẳng lưng, rồi ngồi xuống, đưa đầu gối sát vào ngực. Mẹ thực hiện chậm rãi mỗi ngày chỉ cần làm 2 lần, mỗi lần chừng 5 phút. Cách này giúp thai nhi nhào lộn và xoay ngôi thai.

Có thể bạn quan tâm: Vỡ nước ối là như thế nào ? 6 lưu ý mẹ bầu cần thực hiện sau khi vỡ nước ối

Khăn lạnh, khăn ấm

Cách làm này đơn giản là mẹ dùng khăn thấm nước lạnh để lau nhẹ bụng, sau đó lại lau nhẹ bụng với khăn ấm. Sự thay đổi kích thích nhiệt độ cũng là một cách giúp thai nhi quay đầu.

Đậu đông lạnh

Thai nhi thường thích cảm giác ấm áp, thoải mái hơn là lạnh giá. Vì vậy sử dụng một bịch đậu đã được đông đá và đặt ở trên bụng gần khu vực đáy tử cung có thể kích thích em bé tự xoay lại hướng nằm.

Một số mẹ bầu chia sẻ rằng mẹo nhỏ này còn áp dụng hiệu quả hơn nữa nếu nằm trong bồn tắm chứa đầy nước ấm. Mẹ có thể thực hành thường xuyên vì đậu đông lạnh không phải là thủ thuật y tế nên không gây hại cho bé. Đây là một cách giúp thai nhi quay đầu hiệu quả theo dân gian.

Đi bộ 

Đi bộ rất tốt cho mẹ và bé dù ngôi thai thuận hay ngược. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên đi bộ với tốc độ vừa phải ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 20-25 phút. Việc đi bộ hàng ngày là cách giúp thai nhi quay đầu dễ dàng hơn. 

Mẹ bầu đi bộ cũng có thể giúp thai nhi quay đầu dễ hơn

Mẹ bầu đi bộ cũng có thể giúp thai nhi quay đầu dễ hơn

Tập yoga 

Việc tham gia khóa tập yoga cho bà bầu mang lại nhiều lợi ích. Có một số động tác yoga bầu được thiết kế giúp xoay ngôi thai tự nhiên. Tuy nhiên, những động tác này phải được thực hiện trong suốt thai kỳ chứ không riêng những tuần cuối mới áp dụng.

Bơi lội 

Bơi lội cũng là một trong những cách giúp thai nhi quay đầu đúng hướng. Mẹ có thể bơi lội suốt trong thai kỳ hay bắt đầu từ tuần thai thứ 30. Mẹ bầu đi bơi cần lưu ý bơi ếch có thể rất có lợi trong việc xoay ngôi thai. Ngoài ra, bơi lội giúp mẹ bầu được thư giãn và giảm hẳn các triệu chứng đau đớn cơ bắp.

Tập với bóng

Một số động tác tập với bóng như xoay hông và mông với bóng hàng ngày cũng là một cách giúp thai nhi quay đầu. Mẹ bầu nên tìm chuyên gia có kinh nghiệm để biết động tác phù hợp. 

Mở nhạc cho bé nghe, nói chuyện cùng bé

Trong thai giáo 3 tháng cuối, việc mở nhạc cho bé nghe và trò chuyện cùng bé là những cách rất tốt để gắn kết tình cảm. Mẹ có thể để loa nghe nhạc ở bụng dưới, điều này sẽ giúp đầu bé di chuyển đến gần vị trí có âm thanh hơn. Đó cũng là một trong những cách giúp thai nhi quay đầu dễ dàng. 

Thai giáo âm nhạc cũng có thể là cách giúp thai nhi quay đầu

Thai giáo âm nhạc cũng có thể là cách giúp thai nhi quay đầu

Dùng ánh sáng

Tương tự âm nhạc, thai giáo ánh sáng cũng khuyến khích bé xoay ngôi thai. Mẹ dùng một chiếc đèn pin chiếu vào phần dưới của tử cung kèm theo một bịch đậu đông lạnh ở vùng bụng trên để đạt hiệu quả nhất.

Nhờ bác sĩ hỗ trợ

Nếu mẹ đã qua tuần thứ 37 và những cách trên đều thất bại thì bác sĩ nhiều kinh nghiệm có thể tác động trực tiếp đến thai nhi để bé nằm đúng ngôi thai thuận, chuẩn bị sinh thường.

Có nhiều cách giúp thai nhi quay đầu, đa phần là các bài tập thể dục nhẹ để mẹ vừa nâng cao sức khỏe vừa giúp bé tự xoay ngôi thai. Hiện nay có nhiều lớp thai giáo mẹ có thể tham khảo để có sự hướng dẫn của chuyên gia. Các bài viết của AVAKids chỉ mang tính chất tham khảo không có tác dụng thay thế chẩn đoán y khoa. 

Quỳnh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Xem thêm:

  • Những điều mẹ cần lưu ý khi quá trình chuyển dạ diễn ra
  • Dấu hiệu nhận biết mang thai đôi và một số lưu ý cho mẹ bầu
  • Cổ tử cung mở bao lâu thì chuyển dạ?