Mách bạn cách trồng cây nho thân gỗ đúng kỹ thuật

Nho thân gỗ được biết đến là loại trái cây mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, có vị chua chua, ngọt ngọt, tạo sự thích thú khi ăn. Chính vì vậy, mà loại cây này được lựa chọn để trồng phổ biến. Vậy cách trồng cây nho thân gỗ có quá khó không? Tất cả sẽ có ở bài viết dưới đây.


Tìm hiểu về cây nho thân gỗ

1. Giới thiệu về nho thân gỗ

Nho thân gỗ có sự khác biệt với nho leo bình thường. Bởi thân của nho là thân gỗ tương tự như những cây ổi, mít,… Lớp vỏ bên ngoài dày và sáng bóng hơn nho bình thường. Khi chín thì có màu tím sẫm hoặc đen. Thịt của nho màu trắng và bên trong thường có 4 hạt. 

Nho thân gỗ được xếp vào những loại trái cây quý hiếm và có nhiều dinh dưỡng hiện nay. Cả trái lẫn hoa của cây nho này đều mọc từ thân ra, có màu trắng rất đẹp. 

Trên thị trường hiện nay có bốn loại nho thân gỗ chính bao gồm: 

  • Nho thân gỗ thường

  • Nho thân gỗ tứ quý

  • Nho thân gỗ 12 vụ 

  • Nho thân gỗ trái vàng

2. Nho thân gỗ trồng bao lâu có trái?

Sau khi trồng từ 9 đến 10 tháng thì cây nho thân gỗ sẽ cho ra hoa. Từ lúc cây ra hoa đến lúc có trái khoảng 40 ngày. Một cây trung bình bà con có thể thu hoạch được 50 đến 70 trái. Nếu quá trình trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật. 

Để hiểu hơn về kỹ thuật trồng nho thân gỗ cũng như các điều kiện để cây nho thân gỗ phát triển tốt thì tiếp tục theo dõi bài viết bên dưới đây.

3. Điều kiện phát triển của cây nho thân gỗ 

Thời vụ và mật độ trồng cây nho thân gỗ

Theo như kinh nghiệm của bà con từ nhiều vụ trước. Kỹ thuật trồng nho thân gỗ thích hợp nhất với mật độ 3m/cây. Đồng thời, bà con có thể lựa chọn trồng ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Bởi cây có thể chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt và sinh trưởng một cách khỏe mạnh. 

Đối với khu vực miền Bắc, đối với các vườn kinh doanh nên ưu tiên trồng vào mùa Xuân. 


Những điều kiện để cây nho thân gỗ phát triển tốt

3.1. Yếu tố thời tiết tác động 

  • Cây nho thân gỗ có thể chịu được điều kiện thời tiết thấp đến – 20 độ C – 45 độ C. Thời tiết ấm áp là lúc cây nho có thể dễ dàng ra hoa và kết trái. 

  • Ưu điểm lớn nhất của loại cây này là không kén đất, cát khô hay đất có lẫn sỏi đá đều phù hợp để trồng nho. Nhưng có một số điểm cần lưu ý, không nên trồng nho trên đất sét nặng, đất canh tác quá nông. Như vậy sẽ gây ra ngập úng, khả năng thoát nước kém. Đồng thời, những đất quá chua không thể cải tạo được cũng không nên sử dụng để trồng nho. Ảnh hưởng nặng nề đến năng suất và chất lượng quả. Nên lựa chọn trồng ở những vùng đất có nhiều chất dinh dưỡng, đất cát pha nhẹ đất thịt. Đồng thời, độ pH thích hợp nhất từ 5.5 đến 6.5. Nên giữ ở ngưỡng an toàn trên. 

  • Đây là loại cây ưa nắng, nên có ánh nắng chiếu trực tiếp vào.

  • Không thích hợp để trồng ở những vùng mưa nhiều. Lúc cây ra hoa kết trái, nếu tình trạng ngập úng diễn ra, chất lượng quả sẽ không còn bình thường nữa. Giai đoạn quả chín, có thể gây ra vấn đề thối quả.  

3.2. Tiêu chuẩn chọn giống cây 

Có nhiều phương pháp để thực hiện cách trồng cây nho thân gỗ. Điển hình: trồng bằng hạt, ghép cành, chiết cành. 

Giống cây đạt tiêu chuẩn để trồng:

  • Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. 

  • Chiều cao cây con đạt từ 50 đến 60cm. 

  • Cây không có lẫn mầm mống sâu bệnh hại bên trong. 

Giá cây con nho thân gỗ bà con có thể tham khảo và mua trồng: Từ 100 đến 500 nghìn đồng đối với cây con, cây trưởng thành giá rơi vào khoảng 500 đến 2000 đồng. Cây bắt đầu cho quả dao động từ 2 triệu đến 3 triệu. Những với từng giống cây khác nhau sẽ có mức giá khác nhau. 


Chọn giống và cách trồng cây nho thân gỗ

Xem thêm:

  • cách trồng cây nho

    Tìm hiểu chi tiếtđúng kỹ thuật

  • cách trồng nho trong chậu tại nhà

    cho nhiều quả

    Mách bạn

3.3. Gieo hạt trồng cây 

Trong cách trồng cây nho thân gỗ, chúng tôi khuyến khích nên xử lý qua hạt giống nếu lựa chọn phương pháp gieo hạt trồng cây. Chọn những quả có hạt chín già, đầy đặn. Sau đó, đem ngâm qua nước ấm ở nhiệt độ 40 độ C. Sau 2 đến 3 tiếng thì đem đi ủ trong khăn ấm. 

Ươm hạt giống trong đất thịt nhẹ, có thể bổ sung chất dinh dưỡng bằng các loại phân chuồng đã qua ủ hoại mục hoặc phân vi sinh. Sau đó, hạt đã qua xử lý, gieo lên đất, lấp lại bằng một lớp đất mỏng và tưới nước để duy trì độ ẩm. 

Khoảng sau 1 tuần, cây nho bắt đầu nảy mầm. Bà con cần duy trì ánh sáng và nước đầy đủ trong giai đoạn này cho cây nho. Sau 2 tháng là đã có thể đem ra trồng. 

4. Cách trồng cây nho thân gỗ đúng kỹ thuật

Trước khi bỏ cây con xuống trồng. Bà con cần dọn sạch cỏ dại, cày đất thật sâu. Nên có thời gian phơi ải khoảng 1 tháng trước khi trồng cây nho. Hạn chế thấp nhất tình trạng mầm bệnh phát tán, bà con có thể rải thêm vôi vào đất. 

Mỗi hố có kích thước đảm bảo 50 x 50 x 50cm. Tuy nhiên, đối với những cây có kích thước lớn hơn, đào hố lớn hơn, phù hợp với cây. Ở mỗi hố trồng, nên bón lót bằng phân chuồng ủ hoại mục, supe lân, pha thêm khoảng 10 đến 20kg cát. 

Sau đó, cho cây con vào, dùng dao nhọn nhẹ nhàng bóc bỏ bầu túi nilon và sau đó nén chặt đất cho cây không bị ngã khi có mưa, gió tác động. Trồng xong, duy trì độ ẩm thích hợp cho cây, có thể phủ thêm rơm rạ. 

Đây là tất tần tật cách trồng cây nho thân gỗ do VNFarm tổng hợp. Đây đều là những kiến thức từ những chuyến đi thực tế đến các nhà vườn của VNFarm.

5. Cách chăm sóc nho thân gỗ đúng kỹ thuật

5.1. Bón phân

Các loại phân lân supe, phân đạm ure, phân vi sinh, phân chuồng là những loại được ưu tiên sử dụng cho cây nho thân gỗ. Cần quan sát và tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng phân bón cho cây. Nếu bón không đúng liều lượng sẽ dẫn đến ngộ độc, dư thừa và sinh ra nhiều bệnh cho cây. 


Hướng dẫn cách chăm sóc cây nho thân gỗ đúng kỹ thuật

Những điều cần lưu ý trong quá trình bón phân. 

  • Giai đoạn đầu trồng cây, nên bón phân tổng hợp có nhiều đạm, hạn chế kali. Liều lượng trung bình vào khoảng NPK 30 – 9 – 9, 200 – 300g DAP, 100 – 200g Kali. Đào từ 4 đến 5 hố xung quanh gốc, bón phân xuống đó và lấp lại. 

  • Đến giai đoạn cây có quả, thì bón nhiều kali và ít đạm lại, bổ sung thêm Vita để cây được sai quả. Đối với loại phân hóa học 6 tháng một lần. Sau mỗi lần bón nên tưới nước đầy đủ, để chất dinh dưỡng có thể được rễ hấp thụ và dẫn truyền đi khắp nơi. Sau mỗi vụ trồng nho thân gỗ, nên bón xa gốc một chút, có như vậy, rễ mới phát triển và ăn rộng ra xa. 

5.2. Tưới nước

Nên đảm bảo lượng nước 2 lần trong ngày vào buổi sáng và chiều. Vào mùa khô, nhất là lúc cây đang ra hoa và tạo quả nên tưới nhiều nước thì quả mới chín mọng. Nhưng vào mùa mưa, hạn chế lại lượng nước tránh gây ngập úng. Hơn nữa, cần có hệ thống rãnh thoát nước kịp thời. 


Nên tưới nước 2 lần một ngày để cây nho thân gỗ có thể phát triển tốt nhất

5.3. Tỉa cành

Nứt quả, bệnh nấm trắng, gỉ trắng,…là những bệnh xuất hiện phổ biến nhất trên cây nho thân gỗ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bà con nên thường xuyên kiểm tra cây trồng, tỉa cành thường xuyên. Để những cành cây hoặc lá bị nhiễm bệnh bị loại bỏ. Đồng thời, những cành dưới gốc có thể cắt đi để cây được thoáng, sâu bệnh không ẩn náu bên trong. 

Nho thân gỗ mang đến lợi nhuận không hề nhỏ cho người trồng cây. Thấu hiểu được điều này, VNFarm đã cung cấp thông tin cách trồng cây nho thân gỗ ngay trong bài viết hôm nay. Hy vọng, bài viết hữu ích với bà con. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu có bất kỳ thắc mắc gì về cây trồng nhé!