Mách bạn cách sơ cứu khi bị chuột cắn tránh gây hại
Sơ cứu khi bị chuột cắn như thế nào đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi vì vết thương nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm.
Có một số người cho rằng chuột cắn không có vấn đề gì đáng lo ngại, tuy nhiên chuột là loài vật mang nhiều mầm bệnh. Do đó nếu như bị chúng cắn con người sẽ có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy phải biết sơ cứu khi bị chuột cắn để tránh mắc phải vấn đề không đáng có. Ở bài viết dưới đây Vietrek Travel sẽ mách bạn cách sơ cứu hiệu quả khi bị chuột cắn nhé.
Bị chuột cắn có sao không?
Rất nhiều người đang lo lắng không biết bị chuột cách có sao không? Thường ngày ở nhà có thể ít khi chúng ta mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên nếu trong một chuyến du lịch ở điểm hoang dã của những ai thích mạo hiểm có một số bạn bị chuột cắn. Dưới đây là những mối nguy hiểm nếu bạn không sơ cứu khi bị chuột cắn kịp thời.
Bệnh Sodoku
Đây là bệnh nhiễm độc do chuột cắn bởi vì cơ thể bị nhiễm xoắn khuẩn Spirillum minus từ vết cắn lây lan. Ban đầu bạn sẽ mới chỉ bị sốt cao, vết cắn sau đó bị phát ban và thậm chí là hoại tử kèm với triệu chứng xuất hiện hạch dây. Sau khoảng 1 tuần cơ thể sẽ cảm thấy bị đau ở các cơ gây cảm giác mê man, ảo giác,… Trong trường hợp chủ quan không sơ cứu vết thương, bệnh sẽ kéo dài 1-2 tháng và tỷ lệ tử vong rơi vào 5 đến 9.8%.
Bị chuột cắn có thể gây ra bệnh lý nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách
Sốt Haverhill
Nếu không sơ cứu khi bị chuột cắn và điều trị kịp thời người bệnh còn có nguy cơ bị sốt do Streptobacillus moniliformis gây ra ở đường tiêu hóa. Nạn nhân sẽ bị buồn nôn, tiêu chảy, xuất huyết phát ban ở chân và tay,…Do đó người bị chuột cắn cần phải sơ cứu nhanh và điều trị tận gốc nếu không sẽ bị nhồi máu cơ tim, viêm phổi, thiếu máu, viêm màng não,…Do đó không được chủ quan và nghĩ rằng chuột cắn sẽ không gây hại gì.
Nếu không sơ cứu khi bị chuột cắn sẽ bị nhiễm virus Hanta
Virus Hanta sẽ xâm nhập và gây bệnh cho con người từ vết cắn của động vật gặm nhấm bị nhiễm virus này. Người bệnh sẽ bị sốt cao, nhức đầu, khát nước, chán ăn, đau họng, phù khắp người,…hiện tượng này sẽ xuất hiện từ 1 tuần đến 1 tháng tùy tình trạng khác nhau. Khi bị chuột cắn nếu được sơ cứu kịp thời cũng như điều trị khoa học sẽ hạn chế được những căn bệnh nguy hiểm nên hãy xử lý vết thương càng sớm càng tốt.
Không nên chủ quan với vết thương bị chuột cắn
Cách sơ cứu khi bị chuột cắn
Rất nhiều người đang muốn biết cách sơ cứu khi bị chuột cắn để hạn chế tối đa ảnh hưởng từ vết thương đến cơ thể. Trước hết khi bị chuột cắn cần nhanh chóng rửa sạch vết thương với xà phòng và nước ấm để tiêu diệt vi khuẩn. Hãy làm sạch sâu bên trong vết thương dưới vòi nước và rửa sạch xà phòng bằng nước ấm để không bị kích ứng chất tẩy rửa.
Sau đó lau khô vết thương và băng lại bằng gạc sạch để cầm máu và nhiễm trùng. Để vết cắn không bị nhiễm trùng bạn có thể bôi thuốc mỡ chứa kháng sinh và vết thương khi bị chuột cắn. Hoặc nếu nhà gần tiệm thuốc có thể đến tìm loại thuốc phù hợp để bôi cho phù hợp. Nên nhớ phải luôn theo dõi vết thương sau sơ cứu khi bị chuột cắn, nếu thấy sưng đỏ hoặc chảy mủ cần đến ngay bệnh viện để gặp bác sĩ.
Khi vết cắn rộng và sâu cần khâu vết thương lại đồng thời hỏi bác sĩ để tiêm phòng uốn ván để đảm bảo an toàn. Nếu là phụ nữ mang thai không được tùy tiện bôi thuốc sát trùng nếu chưa có chuyên môn hoặc ý kiến của bác sĩ. Tốt nhất là nên sơ cứu vết thương và đến cơ sở y tế để khám và điều trị càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ có hướng xử lý vết thương và dùng thuốc phù hợp với phụ nữ đang trong quá trình mang thai.
Biết cách sơ cứu khi bị chuột cắn sẽ giúp bạn tránh được nguy hiểm
Phòng tránh bị chuột cắn bằng cách nào?
Ngoài việc tìm hiểu cách sơ cứu khi bị chuột cắn, bạn cũng cần biết cách phòng tránh chuột cắn, cụ thể như sau:
-
Nhà cửa luôn phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không để đồ ăn thừa ra bên ngoài hoặc để nhiều đồ không dùng trong nhà. Các cửa tủ và phòng trống phải đóng kín để tránh chuột vào tổ tại nơi ở của mình.
-
Khi đi du lịch khám phá bên ngoài cần đóng lều cẩn thận khi ngủ, mang theo thuốc xịt côn trùng và động vật gặm nhấm.
-
Thức ăn phải bảo quản đúng cách để lũ chuột không để đánh mùi và tìm đến được.
-
Trong quá trình vệ sinh và dọn dẹp cần sử dụng găng tay cao su để không tiếp xúc với phân chuột và bị chuột cắn bất ngờ. Việc lau chùi nên dùng các loại nước tẩy rửa phù hợp an toàn và đuổi được loài chuột.
-
Cẩn thận khi đi dã ngoại ở bên ngoài, hạn chế đi vào bụi rậm hoặc tò mò những điểm hang hốc vì rất có thể là hang của chuột.
Phải xử lý và điều trị vết thương chuột cắn kịp thời để đảm bảo an toàn
Chắc chắn qua bài viết của Vietrek Travel bạn đã biết cách sơ cứu khi bị chuột cắn rồi đúng không. Mọi vết thương do động vật cắn phải được xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn nhé.