Mách bạn cách đắp mặt nạ đúng chuẩn

Mỗi loại mặt nạ sẽ phù hợp với mục đích dưỡng da và từng loại da riêng biệt. Để phát huy tối đa hiệu quả, bạn nên “bỏ túi” các bước đắp tương ứng với từng loại mặt nạ sau đây. 

3 bước làm sạch da trước khi đắp mặt nạ

Dù mỗi loại mặt nạ có cách sử dụng khác nhau nhưng vẫn có những quy tắc chung cần làm trước khi đắp mặt nạ.

Bước 1: Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ phù hợp

Bước 2: Sử dụng thêm toner để cân bằng lại độ pH cho da. Da được vệ sinh và cấp ẩm sẽ làm tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất và hoạt tính từ mặt nạ

Bước 3: Đắp mặt nạ

Nên làm gì trước khi đắp mặt nạ

Sau khi rửa mặt, bạn nên lau nhẹ da bằng toner trước khi bắt đầu đắp mặt nạ.

Các bước đắp 6 loại mặt nạ phổ biến

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại mặt nạ sở hữu các công dụng chăm sóc da khác nhau. Bạn nên cân nhắc lựa chọn loại mặt phù hợp nhu cầu cũng như loại da của mình. Quan trọng nhất bạn cũng cần biết cách đắp mặt đúng chuẩn tùy từng loại mặt nạ khác nhau để có sản phẩm có thể mang lại hiệu quả chăm sóc da tốt nhất.

Mặt nạ giấy AHC

100+ loại mặt nạ tại Beauty Box sẽ mang đến cho bạn sự lựa chọn phong phú phù hợp nhiều nhu cầu khác nhau và bạn cần biết cách dùng từng loại để sản phẩm phát huy tối đa công dụng

1. Cách dùng mặt nạ giấy

Chọn mặt nạ giấy phù hợp với da

Mặt nạ giấy có công dụng chủ yếu là cấp ẩm, làm mềm và mịn da.

Tùy vào thành phần có trong dung dịch dưỡng, mặt nạ sẽ phù hợp với mỗi loại da khác nhau:

  • Da khô: Nha đam hoặc dưa leo đều có khả năng cấp ẩm tốt, làm dịu da và giúp da mềm mịn hơn

  • Da tối màu: Các thành phần như sữa chua, hoa hồng, vitamin C… có tác dụng giúp dưỡng trắng da hiệu quả

  • Da mụn, da nhạy cảm: Mặt nạ trà xanh, hoa cúc… sẽ hợp với da dễ lên mụn, kích ứng, mẫn đỏ

Cách đắp mặt nạ giấy

Mặt nạ giấy với các thành phần khác nhau phù hợp với nhiều nhu cầu dưỡng da.

Đắp mặt nạ giấy đúng cách

Với nhiều chất liệu khác nhau từ cotton, sợi bông, hydrogel hay giấy bạc… khi đắp mặt nạ giấy sẽ có cách bước thao tác sau:

  • Bước 1: Nhẹ nhàng lấy mặt nạ ra khỏi túi, gỡ mặt nạ theo nếp gấp

  • Bước 2: Canh chỉnh rồi áp mặt nạ lên da sao cho bao phủ cân đối toàn gương mặt theo các vết khoét ở mắt – mũi – miệng

  • Bước 3: Đắp mặt nạ từ 15-20 phút hoặc theo hướng dẫn trên bao bì

  • Bước 4: Gỡ bỏ mặt nạ từ từ theo hướng từ dưới cằm lên trên

  • Bước 5: Massage nhẹ để dưỡng chất còn đọng trên da thêm thẩm thấu; để khô thêm 5-10 phút rồi rửa mặt lại với nước sạch

2. Cách dùng mặt nạ ngủ 

Mặt nạ ngủ thường được dùng vào ban đêm. Sản phẩm có công dụng chính là cấp ẩm sâu, tăng cường quá trình tái tạo da và dưỡng da căng mịn khi bạn say giấc.

Cách sử dụng mặt nạ ngủ rất đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Làm sạch da bằng các bước tẩy trang, sữa rửa mặt

  • Bước 2: Cân bằng độ pH của da bằng toner

  • Bước 3: Thoa mặt nạ ngủ thành lớp mỏng như thoa kem dưỡng.

  • Bước 4: Rửa mặt lại vào sáng hôm sau

Lưu ý:

  • Bạn không nên để mặt nạ dính vào mắt, mũi, miệng. Hãy massage da mặt trong khoảng 5 – 10 phút cho mặt nạ thấm sâu vào lỗ chân lông để mặt nạ có thể phát huy tác dụng

3. Cách dùng mặt nạ dạng kem

Mặt nạ dạng kem có 2 loại phổ biến: loại rửa và loại lột. Đây là dạng mặt nạ thường được dùng cho da khô bởi khả năng cấp ẩm và chống lão hóa hữu hiệu.

Đối với cả 2 loại, cách đắp mặt nạ cũng tương tự nhau:

  • Bước 1: Dùng đầu ngón tay lấy lượng kem vừa đủ, trải đều lên da và tránh những khu vực nhạy cảm như môi, mắt, lông mày.

  • Bước 2 (đối với mặt nạ lột): Sau khi mặt nạ khô lại, bạn nhẹ nhàng lột mặt nạ theo hướng từ dưới cằm lên trên, hai bên má từ ngoài vô trong để hiệu quả loại bỏ bụi bẩn, lớp da chết cao hơn. 

  • Bước 2 (đối với mặt nạ rửa): Rửa lại với nước sạch

Bạn có thể tham khảo thêm nhiều loại mặt nạ dưỡng khác của Beauty Box

tại đây

.

Cách đắp mặt nạ dạng kem

Mặt nạ dạng kem có 2 loại là mặt nạ rửa hoặc mặt nạ lột 

4. Cách dùng mặt nạ đất sét hoặc mặt nạ bùn

Theo Chuyên gia Thẩm mỹ Diana Yerkes – thành viên của Hiệp hội Chăm sóc da (ASCP) ở New York, sử dụng mặt nạ đất sét hay bùn là cách hữu hiệu để giải độc cho da bởi các nguyên liệu này có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên cùng khả năng thấm hút dầu nhờn dư thừa từ sâu trong lỗ chân lông.

Mặt nạ đất sét

Nếu bạn dùng mặt nạ đất sét làm sẵn, quy trình đắp sẽ không có gì phức tạp:

  • Bước 1: Làm sạch da bằng các sản phẩm tẩy trang, sữa rửa mặt

  • Bước 2: Cân bằng da bằng toner

  • Bước 3: Thoa mặt nạ đất sét lên mặt và thư giãn trong 10 phút

Mặt nạ bùn

Trong khi đó, nếu bạn cần pha trộn bột đất sét thì hãy làm theo các bước sau đây: 

  • Bước 1: Pha mặt nạ với tỷ lệ 1 phần bột : 1 phần chất lỏng

  • Bước 2: Sử dụng sữa rửa mặt, tẩy trang để loại bỏ bụi bẩn trong lỗ chân lông

  • Bước 3: Thấm nước bằng khăn, hoặc bông cotton

  • Bước 4: Đắp hỗn hợp mặt nạ đất sét thật dày (khoảng 0.6 cm), dùng tay sạch xoa tròn thoa đều mặt nạ lên da. Đừng nên chà mạnh sẽ dễ gây kích ứng, chỉ cần ấn hay vỗ nhẹ là đủ

  • Bước 5: Thư giãn trong 10 phút và rửa sạch lại với nước ấm

Lưu ý:

  • Bạn nên pha trộn trong dụng cụ phi kim loại vì khi tiếp xúc với kim loại, tính khử độc trong đất sét có thể bị phá hủy.

  • Thời gian đắp mặt nạ chỉ nên giới hạn trong 10 phút và không cần đợi đất sét khô hoàn toàn, vì khi đó dễ khiến da có cảm giác châm chích, khó chịu.

5. Cách dùng mặt nạ dạng gel

Mặt nạ dạng gel có tính dịu nhẹ và khả năng cấp ẩm cao. Đây là loại mặt nạ phù hợp nhất với những bạn có làn da nhạy cảm.

Cách đắp mặt nạ dạng gel đơn giản hơn:

  • Bước 1: Dùng đầu ngón tay lấy lượng gel vừa đủ và nhẹ nhàng thoa đều khắp mặt. Tránh để gel dính vào mắt hoặc môi.

  • Bước 2: Thư giãn trong 10 – 15 phút trước khi rửa lại bằng nước sạch

Cách đắp mặt nạ dạng gel

Khi đắp mặt nạ gel cần chú ý khu vực mắt, mũi, miệng – Ảnh: Shutterstock

6. Cách làm mặt nạ dưỡng da tại nhà

Mặt nạ tự làm thường có nguyên liệu từ tự nhiên, có thể tìm thấy dễ dàng ngay tại nhà. Độ ẩm của loại mặt nạ này khá cao, kết hợp với các đặc tính của 2-3 thành phần mang đến tính đa dụng từ trị mụn, dưỡng sáng, cho đến chống lão hóa phù hợp cho mọi loại da.

Một số nguyên liệu bạn có thể dùng để chế biến mặt nạ: dưa leo, nha đam, sữa chua, sữa tươi, tinh bột nghệ, bột trà xanh hay cà phê, mật ong…

Cách làm:

  • Bước 1: Trộn các thành phần bạn muốn sử dụng cho mặt nạ thành một hỗn hợp

  • Bước 2: Với độ lành tính cao, bạn nên đắp thành lớp dày 

  • Bước 3: Thư giãn trong 15 – 20 phút để da có đủ thời gian hấp thu dưỡng chất trước khi mặt nạ khô đi mà không sợ gây hại gì cho da.

  • Bước 4: Dùng nước ấm rửa lại để giúp loại bỏ mặt nạ, bã nhờn nằm sâu trong lỗ chân lông.

Lưu ý:

  • Đối với da nhạy cảm, bạn cần chú ý những chất có hoạt tính mạnh như nghệ, mật ong để có cách pha chế hay thay thế kịp thời, tránh gây kích ứng.

  •  Bạn nên rửa mặt bằng nước ấm (không tới mức ấm nóng) kết hợp với khăn mềm hoặc bọt biển lau nhẹ để giúp loại bỏ mặt nạ sạch sẽ hơn. Đối với nghệ, rửa mặt với nước ấm còn là tip giúp hạn chế mảng bám vàng trên da.

Dưỡng da sau khi đắp mặt nạ

Sau khi gỡ hoặc rửa sạch mặt nạ, bạn cần thêm một bước “khóa ẩm” cho da khi da còn đủ ẩm. Hãy chọn một loại kem dưỡng phù hợp và thoa lớp mỏng. Việc này giúp cung cấp nước cho da vừa giữ cho dưỡng chất đã thấm vào da không bị bay hơi đi mất, từ đó phát huy hiệu quả dưỡng da của mặt nạ tốt hơn.

Với những cách đắp mặt nạ như trên, bạn sẽ có cách “khai thác” triệt để khả năng của từng loại mặt nạ, từ đó tăng cường hiệu quả dưỡng da.

Cần dưỡng da sau khi đắp mặt nạ Beauty Box

Cần chú trọng bước dưỡng da sau khi đắp mặt nạ – Ảnh: Shutterstock

Giải đáp một số thắc mắc khi đắp mặt nạ

Có nên rửa mặt sau khi đắp mặt nạ?

Chúng ta không nên bỏ qua bước rửa mặt sau khi đắp mặt nạ. Bạn nên rửa lại mặt sau 15-20 phút đắp mặt nạ và có thể là sáng hôm sau đối với mặt nạ ngủ. Không rửa mặt không chỉ khiến mặt nạ hút ngược độ ẩm trong da mà còn khiến lỗ chân lông bị bít tắc, rất dễ sinh mụn.

Nên đắp mặt nạ trong bao lâu?

Vì da cần khoảng thời gian để nghỉ ngơi và “thở” giữa những lần đắp mặt nạ, nên chỉ giới hạn tần suất đắp mặt nạ trung bình từ 2-3 lần/ tuần, đặc biệt là những bạn có làn da nhạy cảm.

Việc duy trì thói quen đắp mặt nạ đều đặn và chậm rãi sẽ mang đến kết quả tốt hơn trong suốt quá trình dưỡng da của bạ.

Có nên đắp nhiều loại mặt nạ dưỡng da trong một tuần?

Bạn có thể thay đổi các loại mặt nạ khác nhau trong tuần để đa dạng hóa công dụng dưỡng da. Dù vậy, bạn nên nhớ không cần đắp quá nhiều lần trong tuần nhé.

Thời điểm tốt nhất để đắp mặt nạ dưỡng là khi nào?

Bạn nên đắp mặt nạ vào buổi tối vì đây là lúc bạn có thời gian thoải mái nhất cũng như thong thả để tiến hành các bước skincare đầy đủ. Ngoài ra, đắp mặt nạ lúc này còn giúp da không phải tiếp xúc với mặt trời sớm, từ đó công dụng dưỡng trắng sẽ có hiệu quả nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, bạn có thể đắp mặt nạ vào buổi trưa để cấp ẩm cho da nhất là khi đi ra ngoài về hoặc đắp mặt nạ trước khi trang điểm. Điều quan trọng bạn cần chú ý là chống nắng cho da kỹ lưỡng sau đó.

Bạn đang sở hữu cho mình bao nhiêu loại mặt nạ? Dù bạn đang dùng một loại hay nhiều loại mặt nạ khác nhau, việc dưỡng da trước, sau khi dùng cũng như đảm bảo đắp mặt nạ nạ đúng phương pháp vô cùng quan trọng.

Xem thêm

7 mặt nạ xóa nếp nhăn vùng mắt

5 loại mặt nạ trắng da an toàn

Những điều nên và không nên làm khi đắp mặt nạ giấy

Nguồn tham khảo:

How to Use a Clay Mask – https://www.wikihow.life/Use-a-Clay-Mask

How to Apply a Face Mask Correctly – https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/how-to-apply-a-face-mask-correctly

Mặt nạ ngủ là gì? Cách sử dụng như thế nào để da mặt đẹp nhất – http://www.khoedep.vn/mat-na-ngu-la-gi/