[Mách bạn] 8 mẹo dân gian trị tiêu chảy cực hiệu quả

Tiêu chảy là một triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa. Tiêu chảy có thể khiến trẻ em bị mất nước, điện giải, cùng đó là sự khó chịu khiến trẻ quấy khóc. Ngoài các phương pháp điều trị tiêu chảy theo hiện đại như sử dụng thuốc, các mẹo dân gian trị tiêu chảy cũng được các mẹ rất quan tâm. Bài viết sau sẽ đưa ra cho bạn 8 cách trị tiêu chảy theo cách dân gian cực hiệu quả để mẹ lựa chọn áp dụng cho trẻ.

1. Lá ổi (búp ổi) chữa tiêu chảy.

Lá ổi - Búp ổi Chữa tiêu chảy

 

 Ổi là loài thực vật được trồng và thấy nhiều trên khắp đất nước ta. Ổi được coi là mẹo dân gian trị tiêu chay rất hiệu quả.

Trong dân gian đã có rất nhiều bài thuốc sử dụng hầu hết tất cả các bộ phận của cây ổi vào để chữa bệnh. Với thành phần gồm pectin và vitamin C của quả ổi hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh chảy máu nhiều khó cầm và tiểu đường. Ngoài ra, với sự có mặt của tanin, triterpenoid và tinh dầu có trong lá và búp ổi được dân gian ta đã áp dụng để chữa các bệnh tiêu chảy, hỗ trợ tiêu hóa kém,…

Trong y học cổ truyền, lá, búp ổi có vị đắng, chát và có tính ấm. Bộ phận này có công dụng trong điều trị các bệnh tiêu chảy cấp, mãn tinh, làm lành, sát khuẩn nhanh chóng các vết thương.

Do vậy, khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ có thể điều trị cho con theo phương pháp dân gian nhờ lá và búp ổi. Phương pháp được tiến hành áp dụng như sau:

Phương pháp 1: Nấu nước lá hay búp ổi.

  • Bước 1: Chọn lá ổi bánh tẻ, không non hay già quá hay búp ổi non.

  • Bước 2: Rửa sạch 1-2 gram lá hay búp ổi đã chọn thật sạch.

  • Bước 3: Sau khi rửa xong, nếu là lá ổi mẹ cần vò nát ra còn búp ổi thì mẹ cần thái nhỏ cho vào ấm.

  • Bước 4: Đổ khoảng 500ml nước và, đun sôi từ 25 -30 phút. Tắt bếp và lọc lấy nước để sử dụng.

Với phương pháp này, mẹ sử dụng cho trẻ vào thời gian trước bữa ăn 30 phút và chia uống 3 lần trong ngày vào thời điểm sáng, trưa, tối.

Phương pháp 2: Sử dụng phối hợp lá hay búp ổi với gừng và lá ngải cứu đã phơi khô.

  • Bước 1: Chuẩn bị 20 gram lá hay búp ổi, củ gừng khoảng 2 gram và 40 gram ngải cứu đã phơi khô.

  • Bước 2: Đem tất cả nguyên liệu trên để vào ấm, đun sôi với khoảng 0,5 lít nước.

  • Bước 3: Để ý đun nước trong ấm đến khi thể tích còn khoảng một nửa lượng nước ban đầu thì tắt bếp.

  • Bước 4: Chắt lấy dung dịch để sử dụng và bỏ bã.

Với phương pháp này, mẹ chia dung dịch được chia uống 2 lần trong ngày, thời điểm vào trước bữa ăn khoảng 15-20 phút. Sau 2 ngày sử dụng, tình trạng tiêu chảy của trẻ sẽ dần cải thiện.

Khi lựa chọn áp dụng phương pháp trị tiêu chảy bằng lá( búp) ổi cho trẻ, mẹ cần lưu ý: Không nên lạm dụng phương pháp mà sử dụng quá nhiều nước lá ổi, điều này có thể gây nên táo bón cho trẻ.

2. Lá mơ trị tiêu chảy

lá mơ - mẹo dân gian chữa tiêu chảy

Theo Y học cổ truyền, lá mơ tam có vị đắng, tính bình và mát. Với hoạt chất gồm các alkaloid, sulfur dimethyl disulphide và tinh dầu bisulfur carbon giúp lá mơ có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, dùng trong xoa bóp hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp.

Không chỉ vậy, nhờ các hoạt chất đó, lá mơ còn có khả năng điều trị tiêu chảy, lỵ do nhiễm trực khuẩn Shigella. Do vậy, mẹ có thể áp dụng phương pháp này cho trẻ nếu trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn.

Trong các mẹo dân gian trị tiêu chảy, phương pháp điều trị tiêu chảy bằng lá mơ được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 30-50 gram lá mơ tam thể , 1 quả trứng gà, một tàu lá chuối hơi già đã bỏ gân giữa.

  • Bước 2: Đem rửa sạch lá mơ và lá chuối. Ngâm lá mơ trong nước muối khoảng 5 phút. Sau đó, mẹ rửa lại lá bằng nước sạch.

  • Bước 3: Mẹ cắt nhỏ lá mơ lông, cho vào bát, đập quả trứng gà vào, trộn đều, có thể thêm một chút muối.

  • Bước 4: Đặt tàu lá chuối lên chảo nóng, không bỏ dầu, mẹ đổ hỗn hợp trộn đều lá mơ và trứng lên sao cho lá chuối bọc đủ hỗn hợp.Sau đó, mẹ nướng cho chín đều trứng gà, lá mơ và lấy ra cho trẻ sử dụng.

Phương pháp này không sử dụng dầu mỡ, nhờ đó trẻ dễ ăn hơn và không bị ngán. Mẹ áp dụng phương pháp điều này cho trẻ từ 2 đến 3 lần trong thời gian 5-8 ngày. Sau thời gian đó, trẻ sẽ cải thiện tình trạng tiêu chảy một cách đáng kể.

Xem thêm: Lợi ích của việc dùng lá mơ cho hệ tiêu hoá

3. Hồng xiêm xanh chữa tiêu chảy

hồng xiêm xanh - mẹo dân gian trị tiêu chảy

Trong dân gian ta, phương pháp sử dụng quả hồng xiêm xanh để điều trị tiêu chảy được áp dụng nhiều. 

Hồng xiêm xanh có chứa hàm lượng tanin rất cao mà hồng xiêm chín không có được. 

Tanin là thành phần có khả năng giúp giảm khả năng hút nước tại lòng ruột,  giúp phân được đóng khuôn, từ đó giảm tình trạng tiêu chảy. Không chỉ vậy, tanin còn có khả năng sát khuẩn rất tốt hỗ trợ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh ở đường tiêu hóa. 

Các bước điều trị tiêu chảy bằng hồng xiêm xanh được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Mẹ chọn quả hồng xiêm xanh có khối lượng khoảng 20 gam.

  • Bước 2: Rửa sạch quả hồng xiêm chưa bổ, đun cả quả trong nồi với 150-200 ml nước. 

  • Bước 3: Đun nước hồng xiêm xanh đến khi lượng nước cạn còn lại bằng nửa thể tích ban đầu, mẹ tắt bếp. 

  • Bước 4: Mẹ chắt lấy nước và cho trẻ uống. 

Để điều trị tiêu chảy,  mẹ cho trẻ uống nước hồng xiêm xanh 2 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 15-20 ml. Mẹ dùng cho trẻ vào thời điểm sau bữa ăn khoảng 15 phút, uống trong khoảng 4 ngày sẽ thấy được tác dụng điều trị.  

Tuy nhiên, nước hồng xiêm xanh khá đắng và khó uống nên mẹ cần cân nhắc khi cho trẻ sử dụng. 

Một số lưu ý khi dùng hồng xiêm xanh chữa tiêu chảy:

  • Khi trẻ bị tiêu chảy kèm theo máu hay nôn, mẹ cần cho trẻ đến ngay bác sĩ để được chẩn đoán điều trị nhanh nhất, chính xác nhất. 

  • Khi mẹ lựa chọn sử dụng phương pháp này cho trẻ, mẹ cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để đảm bảo sự an toàn khi trẻ sử dụng.  

4. Quả lựu chữa tiêu chảy

quả lựu chữa tiêu chảy

Theo Đông Y,  vỏ quả lựu chứa 28% tanin và các chất màu. Như đã nói trên, tanin có khả năng hỗ trợ điều trị tiêu chảy và sát khuẩn rất tốt. 

Do đó vỏ lựu có trong các bài thuốc mẹo dân gian trị tiêu chảy, lỵ. 

Phương pháp này được thực hiện như say:

  • Bước 1: Chuẩn bị 15-20 gam vỏ lựu, nước và đường. 

  • Bước 2: Rửa sạch vỏ lựu, đem cắt thành các miếng nhỏ cho vào nồi đất, sành hay nhôm.

  • Bước 3: Thêm 10 lít nước vào nồi,  đun sôi trong thời gian 30 phút, chắt lấy nước. 

  • Bước 4: Đun sôi tiếp vỏ lựu với 5 lít nước trong 30 phút, tiếp tục chắt lấy nước bỏ bã.

  • Bước 5: Gộp 2 thể tích dịch đã chắt được, đun tiếp sao cho lượng nước còn lại khoảng 4 lít.  

  • Bước 6: Thêm đường vào nước đã đun thu được nước vỏ lựu cần dùng. 

Sau khi thu được nước vỏ lựu, mẹ sử dụng cho trẻ 3-4 lần mỗi ngày,  mỗi lần 50 ml.  

Lưu ý: Trước khi dùng nước cho trẻ, mẹ nên tham khảo tư vấn và đề nghị của bác sĩ chuyên khoa, tránh các tác động không mong muốn có thể xảy ra. 

5. Rau diếp cá chữa tiêu chảy

rau diếp cá trị tiêu chảy

Diếp cá là một dược liệu cổ truyền có tính hàn, vị chua có thành phần gồm tinh dầu, alkaloid,…. Dược liệu thường được biết đến với tác dụng thanh nhiệt, giải độc điều trị mụn nhọt, phụ nữ kinh nguyệt không đều và lợi tiểu. Ngoài các công dụng trên, rau diếp cá còn có tác dụng điều trị tiêu chảy.

Mẹ sử dụng rau diếp cá chữa tiêu chảy cho con theo các bước sau:

  • Bước 1: Mẹ chuẩn bị 80 gam rau diếp cá tươi đã rửa sạch hoặc 40 gam diếp cá đã phơi khô, nước.

  • Bước 2: Cho rau vào nồi đun sôi với khoảng 200ml nước trong 5 phút hoặc sắc lấy 200ml nước sắc.

  • Bước 3: Chắt lấy nước, bỏ bã.

Mẹ sử dụng nước đã chắt cho trẻ uống ngày 2 lần, sau bữa ăn. Sau một thời gian, trẻ sẽ cải thiện tình trạng tiêu chảy.

6. Cây nhọ nồi chữa tiêu chảy

cây nhọ nồi

Trong y học cổ truyền, cây nhọ nồi được biết đến là vị thuốc có tính lương, vị ngọt, chua quy vào hai kinh can và thận. Và cây được dùng để chữa lỵ, ỉa ra máu, cầm máu và hỗ trợ làm đen râu tóc.

Trong mẹo dân gian trị tiêu chảy, phương pháp điều trị tiêu chảy từ cây nhọ nồi được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Mẹ chuẩn bị 20 gam nhọ nồi, 20 gam rau má, 100 gam rau sam, 100 gam cỏ sữa,, rửa sạch và nước.

  • Bước 2: Đun sôi rau với 600ml nước đến khi còn 200 ml thì tắt bếp.

  • Bước 3 Chắt lấy nước rau và sử dụng

Lượng nước sau khi chắt sử dụng điều trị tiêu chảy với từng trẻ là khác nhau:

  • Trẻ 2 tuổi: 25-50ml / ngày

  • Trẻ 3 – 10 tuổi: 45ml ngày

  • Trẻ 10-15 tuổi: 75ml/ ngày

Mẹ cho trẻ uống kéo dài trong thời gian 1 tuần, tình trạng tiêu chảy ra máu ở trẻ sẽ được cải thiện.

7. Rau sam chữa tiêu chảy

rau sam

Rau sam là món ăn hàng ngày trong thực đơn của mỗi người. Trong Đông Y, rau sam được biết đến là dược liệu chứa nhiều kháng sinh thực vật. Nhờ đó rau sam được liệt kê trong các mẹo dân gian trị tiêu chảy, lỵ, diệt giun sán.

Để điều trị tiêu chảy cho trẻ, mẹ có thể chế biến rau sam theo 2 cách sau:

Cách 1: Nước rau sam

  • Bước1: Mẹ chuẩn bị khoảng 250 gam rau sam tươi rửa sạch hoặc 50 gam rau sam khô, nước.

  • Bước 2: Đun sôi lượng rau sam trên với 600ml nước đến khi còn 100ml nước thì tắt bếp.

  • Bước 3: Chắt lấy nước rau sam và sử dụng.

Chú ý: Nước rau sam sau khi nấu xong chỉ sử dụng được trong ngày.

Tùy vào độ tuổi của trẻ, lượng nước rau sam sử dụng là khác nhau:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi:  5ml/ lần- 4 lần/ ngày.

  • Trẻ 6 tháng đến 1 tuổi: 10ml/ lần- 4 lần/ ngày.

  • Trẻ trên 1 tuổi: cứ thêm 2 tuổi lượng nước rau sam dùng mỗi lần tăng thêm 5ml – 4 lần/ ngày.

Cách 2: Cháo ( bột) rau sam

 Bước 1: Mẹ chuẩn bị rau sam đã rửa sạch, xay nhuyễn chúng. 

 Bước 2: Mẹ cho rau đã xay vào nấu cháo hay bột cho trẻ. 

Với cách này, mẹ áp dụng hàng ngày cho trẻ sẽ giúp trẻ giảm tiêu chảy.

8. Nước gạo rang trị tiêu chảy 

nước gạo rang

Một phương pháp khác dân gian ta dùng để điều trị tiêu chảy cho trẻ, đó là sử dụng nước gạo rang. 

Khi bị tiêu chảy, trẻ bị mất nước và điện giải. Việc sử dụng nước gạo rang vào thời điểm này giúp trẻ được bổ sung cân bằng nước, điện giải. Không chỉ vậy, gạo sau khi được rang lên còn có khả năng loại bỏ các vi khuẩn đường ruột hỗ trợ trong trường hợp trẻ tiêu chảy do vi khuẩn.

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Mẹ chuẩn bị 100 gam gạo lứt và một chút muối.

  • Bước 2: Đặt chảo lên bếp cho ấm rồi cho gạo vào rang,đun lửa vừa và rắc ít muối lên, đảo đều tay đến khi gạo chuyển màu vàng  và thơm, tắt bếp.

  • Bước 3: Đổ gạo đã rang vào nồi, đun sôi vừa với 250-300ml nước từ 5-7 phút, tắt bếp.

  • Bước 4: Chắt dịch nước gạo và sử dụng.

Mẹ nên cho trẻ uống khi nước gạo vẫn còn ấm, mỗi lần 10-15ml, cách 15-20 phút một lần. Sau một thời gian, tình trạng tiêu chảy của trẻ sẽ giảm dần.

Một số lưu ý mẹ cần biết khi điều trị tiêu chảy cho trẻ theo cách dân gian. 

mẹo dân gian trị tiêu chảy

Trên đây là một số cách trị tiêu chảy theo dân gian mẹ có thể áp dụng cho trẻ. Tuy nhiên, trước khi áp dụng cho trẻ mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Phương pháp này điều trị được tiêu chảy nhưng chỉ mang tính chất tạm thời, không có khả năng điều trị hoàn toàn. Do vậy, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn, tìm rõ nguyên nhân gây tiêu chảy để điều trị bệnh dứt điểm.

  • Những phương pháp này sử dụng khi trẻ bị tiêu chảy nhẹ. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp, nặng, mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị nhanh và hiệu quả nhất. 

  • Kết hợp cùng việc điều trị tiêu chảy cho trẻ bằng các phương pháp trên, mẹ cần xây dựng cho con một chế độ ăn, lối sống lành mạnh. Tránh không cho trẻ sử dụng các đồ ăn sẵn hay nhiều dầu mỡ, chất kích thích.

  • Luyện tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, việc làm này sẽ hỗ trợ tiêu diệt các vi khuẩn gây nên bệnh về đường tiêu hóa.

  • Cùng đó, các phương pháp trên chưa được chứng minh bằng các nghiên cứu, chưa đảm bảo hiệu quả và an toàn với trẻ nhỏ. Do vậy, trước khi sử dụng cho trẻ, mẹ nên tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để việc điều trị tiêu chảy cho trẻ đạt hiệu quả tốt. 

Như vậy, qua bài viết, các mẹ đã biết thêm 8 phương pháp trị tiêu chảy theo dân gian. Tuy nhiên, mẹ cần cân nhắc kĩ và nên nghe tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng các phương pháp trên cho trẻ.

Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.