Mách bạn 7 cách chữa viêm tai ngoài tại nhà hay và dễ áp dụng
Mục Lục
1. Dùng hành tây
Nhiều tài liệu cho biết nước ép củ hành tây đã được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tai từ những năm 1800. Nghiên cứu cho rằng quercetin – một loại flavonoid có nhiều trong hành tây có tính chất kháng viêm, tuy nhiên điều này không chắc chắn. Tính năng kháng khuẩn của hành tây có vẻ nổi trội hơn.
Bạn có thể dùng hành tây để chữa viêm ống tai ngoài theo 2 cách sau:
- Cách 1:
Cho nửa củ hành tây vào lò vi sóng để làm nóng. Sau đó, bọc nó vào khăn sạch và chườm lên vùng tai bị viêm trong khoảng 20 phút. “Hơi” nóng của hành tây sẽ “thấm” vào da ống tai và phát huy tác dụng.
- Cách 2: Nghiền và ép hành tây để lấy nước, lọc sạch bã, nhỏ vài giọt vào bên tai bị viêm, ngày nhỏ vài lần. Phần nước còn dư nên đựng vào lọ để dùng dần.
2. Cách chữa viêm ống tai ngoài bằng tỏi
Cách chữa viêm tai ngoài tại nhà bằng tỏi được tiến hành như thế nào? Trong dân gian, tỏi được coi như “thần dược”. Ngoài khả năng “trừ tà” thì khoa học đã chứng minh rằng tỏi có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, kháng vi nấm và chống ung thư. Nó làm gia tăng đáp ứng miễn dịch chống viêm. Cách chữa viêm tai ngoài bằng tỏi là dùng dầu tỏi. Cách làm dầu tỏi rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
-
Nghiền vài tép tỏi tươi rồi cho vào lọ đựng.
-
Thêm
dầu ô liu
nguyên chất vào lọ. Để hỗn hợp này qua đêm, sau đó dùng lưới lọc các bã tỏi ra, chắt lại dầu sạch.
-
Nằm nghiêng, nhỏ vài giọt dầu tỏi vào tai. Giữ tư thế này trong 10-15 phút. Sau đó nghiêm đàu qua bên kia để dầu chảy ra khỏi tai và lau sạch tai.
-
Lặp lại 1-2 lần mỗi ngày đến khi các triệu chứng viêm tai ngoài thuyên giảm.
Lưu ý: Khi áp dụng cách chữa viêm tai giữa ở người lớn tại nhà với dầu tỏi này, để dầu tỏi không bị hư, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh, như vậy bạn có thể giữ được tối đa khoảng 4 ngày.
3. Sử dụng dầu dừa
Cũng như hành tây và tỏi, dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm tự nhiên. Cách chữa viêm tai ngoài tại nhà hay cách chữa viêm ống tai ngoài tại nhà bằng dầu dừa là bạn có thể nhỏ từ 3-5 giọt dầu dừa lên tăm bông và thoa đều lên vùng cửa tai và phần ngoài của ống tai. Khi thoa, tránh đưa tăm bông vào quá sâu vì có thể đẩy ráy vô trong hoặc làm tổn thương màng nhĩ.
Nếu không dùng tăm bông, bạn có thể dùng bông gòn vo viên, thấm đẫm dầu dừa và nhét bít tại cửa lỗ tai. Để yên trong 5-10 phút để hơi dầu dừa lan tỏa vào bên trong ống tai.
4. Cách chữa viêm tai ngoài tại nhà bằng giấm táo
Cách trị viêm tai ngoài bằng giấm táo cũng là một phương pháp khá hiệu quả mà bạn nên thử. Axit axetic có trong giấm táo có khả năng tiêu diệt và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.
Khi bị viêm tai ngoài, bạn có thể nhỏ một vài giọt giấm táo (không pha loãng) vào bên tai bị viêm và giữ yên trong khoảng 15 phút. Để nâng cao hiệu quả điều trị khi áp dụng cách chữa viêm tai ngoài với giấm táo, bạn nên thực hiện việc này nhiều lần trong ngày.
5. Dùng dung dịch cồn và giấm
Như đã đề cập, axit có trong giấm có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Trong khi đó, cồn 90° có tác dụng sát khuẩn và làm bay hơi lượng nước còn ứ đọng trong tai. Vì vậy, hỗn hợp cồn giấm này sẽ “song kiếm hợp bích” để “trừ độc, tiêu viêm”. Bạn có thể pha giấm táo và cồn theo tỷ lệ 1:1 rồi nhỏ vài giọt hỗn hợp này vào bên tai bị viêm 2 lần/ngày.