Mã số, tiêu chuẩn và các hạng chức danh nghề nghiệp viên chức
Chức danh nghề nghiệp viên chức là gì? Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được quy định ra sao? Bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết, các bạn cũng theo dõi nhé!
Chức danh nghề nghiệp viên chức là gì?
Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo yêu cầu vị trí việc làm, làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Chức danh lại là một vị trí của một cá nhân được tổ chức và xã hội thừa nhận như: Phó giáo sư, giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ…
Còn chức danh nghề nghiệp lại là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong lĩnh vực nghề nghiệp, được sử dụng làm căn cứ để thể hiện công tác tuyển dụng, quản lý…Khái niệm này cũng được xuất phát từ thông tư 112/ 2021/ TT- BNV.
Như vậy, thông qua đó chúng ta cũng giải thích được chức danh nghề viên chức là thể hiện được thông tin về năng lực, chức vị trong xã hội của người viên chức trong một tổ chức xã hội nhất định.
Thông qua chức danh nghề nghiệp viên chức hành chính chúng ta cũng thấy được năng lực quản lý cũng như cách thức tuyển dụng được vào vị trí mà người viên chức đang nắm giữ hiện tại.
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức
Việc thăng hạng chức danh viên chức được quy định theo luật Viên chức 2010, sửa đổi bổ sung năm 2019 và Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Viên chức được đăng ký thi thăng hạng chức danh nghề viên chức hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật sau đây:
- Được xếp hạng viên chức theo chức danh nghề nghiệp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề.
- Có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, không trong thời gian xử lý kỷ luật quy định tại Điều 56 luật Viên chức.
- Phải là người có năng lực, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề viên chức.
- Đáp ứng yêu cầu về văn bản, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn về chức danh viên chức.
- Đáp ứng đủ thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề viên chức hành chính năm liền kề.
Hồ sơ đăng ký thi, xét thăng hạng chức danh nghề viên chức
Hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm:
- 01 quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức.
- 01 bản sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định.
- 01 bản đánh giá của người đứng đầu cơ quan sự nghiệp sử dụng viên chức.
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc thăng hạng.
Trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, môn tin học quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì được miễn chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học.
Các hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức
Hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được quy định theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP về quy định tuyển dụng sử dụng viên chức. Nó là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
Theo Nghị định này quy định một số nội dung cơ bản khác như sau:
- Thăng hạng chức danh nghề viên chức: Đây là việc bổ nhiệm giữ chức danh ở hạng cao hơn trong lĩnh vực. Viên chức được thăng hạng phải có nhiệm vụ thực hiện mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp.
- Thi hoặc xét thăng hạng căn cứ vào vị trí, tiêu chuẩn phù hợp của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp cao có thẩm quyền phê duyệt.
- Thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật Việt Nam.
Luật viên chức 2010 quy định hạng chức danh nghề nghiệp gồm 4 hạng. Nghị định 115/2020 bổ sung thêm hạng 5. Theo đó hạng chức danh nghề viên chức được sắp xếp từ thấp đến cao bao gồm:
- Chức danh nghề nghiệp hạng I.
- Chức danh nghề nghiệp hạng II.
- Chức danh nghề nghiệp hạng III.
- Chức danh nghề nghiệp hạng IV.
- Chức danh nghề nghiệp hạng V.
Xem thêm:
Mã số chức danh nghề nghiệp viên chức
Hiện nay,viên chức được chia làm 3 loại: Viên chức loại A, B, C. Mã số chức danh nghề viên chức mỗi loại, mỗi lĩnh vực sẽ khác nhau. Tất cả mã số, tiêu chuẩn được quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP:
Bảng 1: Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cao cấp (Xếp lương viên chức loại A3)
TTNgạchMã số Chi tiết chuyên ngành1Giảng viên cao cấp (hạng I)V.07.01.01Giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học.2Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I)V.07.08.20giảng dạy trong trường CĐSP.3Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I)V.09.02.01Ngành giáo dục nghề nghiệp.4Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV.09.02.055Bác sĩ cao cấp (hạng I)V.08.01.01Ngành Y tế.6Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I)V.08.02.047Dược sĩ cao cấp (hạng I)V.08.08.208Y tế công cộng cao cấp (hạng I)V.08.04.089Đạo diễn nghệ thuật hạng IV.10.03.08Ngành nghệ thuật.10Diễn viên hạng IV.10.04.1211Huấn luyện viên cao cấp (Hạng I)V.10.01.01Ngành TDTT.12Nghiên cứu viên cao cấp (Hạng I)V.05.01.01Ngành KH&CN.13Kỹ sư cao cấp (Hạng I)V.05.02.0514Âm thanh viên hạng IV11.09.23Ngành Thông tin truyền thông.
15Phát thanh viên hạng IV11.10.2716Kỹ thuật dựng phim hạng IV11.11.3117Quay phim hạng IV11.12.3518Biên tập viên hạng IV.11.01.0119Phóng viên hạng IV.11.02.0420Biên dịch viên hạng IV.11.03.0721Đạo diễn truyền hình hạng IV.11.04.1022Kiến trúc sư Hạng IV.04.01.01Ngành xây dựng.23Thẩm kế viên hạng IV.04.02.0424Họa sĩ hạng IV.10.08.25Ngành Mỹ thuật.
- Xem chi tiết các mã số chức danh nghề nghiệp đầy đủ tại: Nghị định 204/2004/NĐ-CP
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ, các bạn hiểu rõ hơn về chức danh nghề nghiệp viên chức. Các quy định và điều kiện dự thi thăng hạng viên chức. Chúc các bạn thành công trong việc thi thăng hạng, nâng hạng…