MỸ PHẨM HỮU CƠ (Organic) & MỸ PHẨM TỰ NHIÊN (Natural): Chúng ta đã lầm tưởng!

MỸ PHẨM HỮU CƠ (Organic) & MỸ PHẨM TỰ NHIÊN (Natural): Chúng ta đã lầm tưởng!

Hello mọi người,
– Ngày nay, mỹ phẩm hữu cơ (Organic) mỹ phẩm thiên nhiên (Natural) được xem là “cuộc cách mạng xanh” đối với công cuộc làm đẹp của các chị em phụ nữ chúng ta. Xu hướng quay lại các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên – “mỹ phẩm sạch”, càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chúng ta đã dần nhận ra làn da mình thân thiện với các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên hơn là các hóa chất bước ra từ phòng thí nghiệm.

– Tuy nhiên, thông tin về 2 loại mỹ phẩm này hầu hết đến từ chính những nhà sản xuất và quảng cáo. Điều này dẫn đến tình trạng thông tin về sản phẩm có thể không đầy đủ hoặc chưa chính xác.
– Điển hình như việc nhầm tưởng 2 khái niệm “Thiên nhiên” & “Hữu cơ” là một?
– Hay việc cho rằng mỹ phẩm thiên nhiên (Natural) được làm từ 100% thành phần tự nhiên?
– Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết và hiểu hơn về mỹ phẩm thiên nhiên (Natural)mỹ phẩm hữu cơ (Organic). Từ đó rút ra kinh nghiệm và lựa chọn cho mình loại mỹ phẩm phù hợp nhất.
– Ở đây, các bạn lưu ý, mình sẽ đưa ra các khái niệm và kiến thức tổng quan về mỹ phẩm hữu cơ thiên nhiên trước. Sau đó sẽ có những mục tổng kết để mọi người dễ hiểu.
– Vì thế, hãy kiên nhẫn đọc hết và đừng ngán ngẩm với những đoạn khó hiểu mà bỏ qua bài viết bổ ích này nhé!
– Vậy, đầu tiên:

1. Định nghĩa mỹ phẩm thiên nhiên (Natural) & hữu cơ (Organic)?

1.1 Mỹ phẩm thiên nhiên (Natural):

mỹ phẩm chứa các thành phần có nguồn gốc tự nhiên mà không phải là thành phần nhân tạo*.
– Bạn sẽ cảm thấy hơi khó hiểu, nhưng thực tế là có những thành phần giống như trong tự nhiên nhưng lại được sản xuất trong phòng thí nghiệm. Ví dụ: Vitamin E,…

– Là loạichứa cácmà không phải là*.- Bạn sẽ cảm thấy hơi khó hiểu, nhưng thực tế là có những thành phần giống như trong tự nhiên nhưng lại được sản xuất trong phòng thí nghiệm. Ví dụ: Vitamin E,…

1.2 Mỹ phẩm hữu cơ (Organic):

– Là loại có chứa các

thành phần hữu cơ từ thiên nhiên

. Mà không phải là thành phần hữu cơ nhân tạo.

– Một mỹ phẩm hữu cơ thì đủ tiêu chuẩn là mỹ phẩm tự nhiên. Nhưng mỹ phẩm tự nhiên thì chưa chắc thành phần đã là hữu cơ.
– Tuy nhiên, mỹ phẩm tự nhiên hay hữu cơ nói chung sẽ không chứa các thành phần như petrochemicals (hóa dầu), parabens, sodium lauryl và laureth sulfates, phthalates, synthetic dyes và synthetic colors (chất tẩy và màu tổng hợp).

*Thành phần nhân tạo: là các hóa chất bước ra từ phòng thí nghiệm, mô phỏng theo đặc tính của các thành phần thiên nhiên. Tuy nhiên, vì được tạo ra từ phòng thí nghiệm nên sẽ tồn tại nhiều khuyết điểm như: tính kích ứng, các tương tác gây ra những phản ứng hóa học giữa các chất với nhau…
Chính vì vậy với các làn da yếu và nhạy cảm, lựa chọn mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên là lựa chọn tối ưu.

2. Quy định thành phần trong Mỹ phẩm hữu cơ & thiên nhiên:

2.1 Mỹ phẩm thiên nhiên (Natural):

– Điều đáng buồn là, không có quy định cụ thể nào cho ngành hàng thiên nhiên.
– Nên các sản phẩm chỉ cần có 1% chiết xuất thiên nhiên cũng sẽ được gắn cho nhãn Natural thân thiện, và người tiêu dùng mắc kẹt giữa các thuật ngữ truyền thông sáng giá: thiên nhiên, lành tính…. mà không biết rằng bên cạnh 1% chiết xuất thiên nhiên đó là hàng chục % hợp chất hóa học khác, như chất hóa dầu, chất bảo quản độc hại, chất tạo màu tạo mùi, tệ hơn nữa là dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học từ các sản phẩm Natural mà mình đang sử dụng.

2.2 Mỹ phẩm hữu cơ (Organic):

Mỹ phẩm để được chứng nhận là hữu cơ thì cần phải trải qua quy trình kiểm định vô cùng nghiêm ngặt.
– Các thành phần chủ yếu bắt buộc phải từ tự nhiên.
– Tuyệt đối không chứa các thành phần hóa chất nhân tạo, không chất bảo quản độc hại có khả năng gây ung thư, không chất hóa dầu, thực vật biến đổi gen, không màu, không mùi, không gây kích ứng mọi làn da và an toàn kể cả với trẻ em sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.
– Một mỹ phẩm được dán nhãn “Organic” từ các tổ chức chứng nhận hữu cơ chính thức. Nghĩa là mỹ phẩm đó phải có thành phần hữu cơ từ 90% – 95% trở lên.
– Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, không dễ để một mỹ phẩm đáp ứng được 95% hữu cơ.
– Đối với mỹ phẩm chống nắng sunscreen tự nhiên đòi hỏi phải có các chất hóa học như titanium dioxide hoặc zinc oxide từ 10% trở lên. Thì tốt nhất là các thành phần hữu cơ nên chiếm 90%.
Trường hợp có những loại mỹ phẩm đòi hỏi phải chứa mineral (như là titanium dioxide, zinc oxide, mica, hay iron oxide) để tạo màu. Thì sản phẩm chỉ được phép chứa cao nhất là 5% các thành phần không phải organic. Nhưng với điều kiện thành phần đó phải có trong danh sách được phép sử dụng với liều lượng nhất định.

Cụ thể:

– Có nhiều cấp độ chứng nhận Hữu Cơ (Organic), tùy theo yêu cầu khắt khe của mỗi quốc gia
– Tiêu chuẩn USDA do bộ nông nghiệp Hoa Kỳ công nhận có 4 cấp độ:

♦ 100% hữu cơ (nhãn “100% Organic”)

Từ 95% – 99% thành phần hữu cơ (nhãn “Organic”,)

Từ 70% – 94% thành phần hữu cơ (nhãn ‘Made With Organic Ingredients’- làm từ các thành phần hữu cơ)

Mỹ phẩm có chứa một thành phần hữu cơ nhất định nhưng dưới 70% tổng thành phần có thể gán nhãn “Organic Ingredients” (có thành phần hữu cơ)

– Trong đó chỉ có 2 loại đầu (95% Organic trở lên) mới được dán nhãn chứng nhận USDA Organic lên bao bì sản phẩm.
————–
– Tại Úc, sản phẩm được chứng nhận hữu cơ sẽ được dán nhãn Australian Certified Organic, với điều kiện sản phẩm phải:

Chứa 95% thành phần hữu cơ và 5% còn lại giới hạn trong các thành phần thiên nhiên. Tức là cũng tương tự như nhãn USDA Organic của Mỹ – 100% không chứa các hợp chất hóa học nhân tạo, không chất bảo quản, không hóa dầu, không chất tạo màu tạo mùi.

Nguyên liệu đầu vào đạt chuẩn tối đa, không gieo trồng trên đất, được bón phân hóa học, không phun thuốc trừ sâu suốt quá trình gieo trồng.

Không bảo quản trong điều kiện kém sinh ra vi khuẩn trước khi đưa vào quy trình sản xuất

Không sử dụng nguồn thực vật đã bị biến đổi gen (GMO)

****NOTES NHỎ:

Mỹ phẩm được chứng nhận Organic không chỉ khác Natural về quy trình kiểm định. Mà yêu cầu về thành phần cũng khắt khe hơn nhiều. Do vậy, cho phép mình đưa ra suy nghĩ riêng cho làn da của mình, thì mình nghiêng về phía mỹ phẩm hữu cơ (Organic) hơn.
– Vì thế, đoạn sau cùng mình sẽ đưa ra một số công dụng, cũng như ưu nhược điểm của mỹ phẩm hữu cơ thêm cho mọi người cùng tham khảo nhé! Tuy nhiên, nếu mỹ phẩm thiên nhiên phù hợp với bạn thì các bạn cứ nghe theo “tiếng gọi và hiểu rõ nhu cầu của làn da mình đều okie nha”.

3. Nhận biết thành phần mỹ phẩm thiên nhiên (Natural) và mỹ phẩm hữu cơ (Organic):

3.1 Mỹ phẩm thiên nhiên (Natural):

– Để nhận biết chúng chính là những

chất có

nguồn gốc từ thiên nhiên

sẽ được ghi chú rõ trên bảng thành phần bằng dấu

*

.

sản phẩm thiên nhiên khi dựa vào chứng nhận NPA (Natural Products Association). Những sản phẩm được gắn nhãn NPA này bắt buộc phải chứa ít nhất 95% nguyên liệu từ tự nhiên (không bao gồm nước).

– Hoặc cũng có thể lựa chọnkhi dựa vào chứng nhận NPA (Natural Products Association). Những sản phẩm được gắn nhãn NPA này bắt buộc phải chứa ít nhất(không bao gồm nước).

3.2 Mỹ phẩm hữu cơ (Organic):

– Để nhận biết các sản phẩm có phải là hữu cơ hay không, hãy chú ý đến sự hiện diện của các tem chứng nhận trên bao bì sản phẩm. Sự hiện diện của một trong các tem USDA Organic, ECOCERT, California Organic, ICEA… cho thấy sản phẩm này đã đạt chuẩn hữu cơ do một hiệp hội đưa ra.
– Ngoài ra có rất nhiều sản phẩm thực sự hữu cơ nhưng không có tem chứng nhận với lí do đã nêu lên ở trên (chi phí kiểm định tốn kém nên nhà sản xuất chưa làm ngay). Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể nhận biết các sản phẩm này bằng cách xem kỹ danh sách thành phần trên tem, bao bì sản phẩm. Thông thường, một thành phần là hữu cơ sẽ luôn có chữ “organic” trước đó. Ví dụ, tên của thành phần nha đam sẽ được viết là “organic aloe vera” thay vì “aloe vera”.
– Thêm một điểm cơ bản để nhận biết mỹ phẩm hữu cơ là: sản phẩm hữu cơ thường tránh sử dụng 6 nhóm hóa chất có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường, có nguồn gốc từ xăng dầu, bao gồm: Vaseline, isopropyl alcohol (isopropanol), methyl alcohol (methanol), butylalcohol (butanol), ethyl alcohol (ethanol); sodium laureth/laurul sulfate và các chất liên quan như sodium lauryl ether sulfate, sodiumlauryl ether sulphate; propylene glycol và polyethylene glycol; formaldehyde và paraben; màu nhân tạo; mùi nhân tạo.
– Nếu không phải sản phẩm hữu cơ thì trong trường hợp chỉ chứa chiết xuất từ thiên nhiên thì sẽ đề “chiết xuất từ – exact” ví dụ như exact lavender.
– Như vậy, về cơ bản, bạn có thể hiểu rằng đối với mỹ phẩm hữu cơ, nhà sản xuất phải đảm bảo rằng ngoại trừ một số trường hợp bị dị ứng thì sản phẩm của họ không được gây hại tới sức khỏe của người tiêu dùng.
– Trên thị trường hiện nay, nhiều loại mỹ phẩm, thực phẩm được quảng cáo làm từ thành phần tự nhiên hoặc hữu cơ trong khi thực tế lại không phải và hoàn toàn không an toàn. Bởi những thành phần để tạo nên sản phẩm tuy có nguồn gốc 100% thiên nhiên nhưng vẫn có thể chứa nhiều hóac hất độc hại do quá trình trồng trọt, chế biến, bảo quản…. Rất nhiều sản phẩm trong thành phần có một lượng rất nhỏ các chiết xuất thảo dược vào hỗn hợp còn lại thành phần hợp chất: silicon, paraben và các hương liệu tổng hợp (có trong mỹ phẩm thông thường có thể gây tổn hại đến AND gây ung thư da), các loại dầu khoáng: petroleum (dễ gây kích ứng da), polyme…
– Chính vì vậy, người dùng nên tỉnh táo và tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định mua hay sử dụng mỹ phẩm đang được bày bán trên thị trường hiện nay.

4. Chứng nhận Mỹ phẩm tự nhiên và Mỹ phẩm hữu cơ:

4.1 Mỹ phẩm tự nhiên (Natural):

Mỹ phẩm Natural (Tự nhiên) không có các quy định rõ ràng về thành phần như mỹ phẩm Organic (Hữu cơ). Tuy nhiên, mỹ phẩm tự nhiên cũng có một số chứng nhận uy tín thế giới. Mà bạn có thể tin dùng những sản phẩm đạt các chứng nhận này nhé!

Một số chứng nhận tự nhiên đáng tin cậy:

  • NPA (Natural Products Association): Để có được con dấu của NPA, mỹ phẩm phải chứa ít nhất 95% nguyên liệu từ thiên nhiên (không bao gồm nước). Đảm bảo được làm từ các nguồn không liên quan đến dầu mỏ, các nguồn thực vật, động vật và khoáng vật có thể tái tạo được.

  • Ecocert for natural cosmetic label: Có ít nhất 50% thành phần có nguồn gốc thực vật và ít nhất 5% thành phần tính trên khối lượng nguồn gốc từ việc canh tác hữu cơ.

  • mỹ phẩm tự nhiên không được kiểm định và không có chứng nhận, bạn vẫn có thể kiểm tra qua thành phần ghi trên nhãn. Chúng được liệt kê theo tỷ lệ cao nhất đến tỷ lệ thấp nhất. Thành phần tự nhiên thường được ghi rõ là nguồn gốc tự nhiên hoặc chiết xuất (extract). Thành phần hóa học sẽ là những thuật ngữ chuyên môn khó hiểu. Do đó khi sản phẩm có những thành phần tự nhiên ở đầu và hóa chất tổng hợp cuối cùng thì khá an toàn cho người sử dụng.

    Trường hợpkhông được kiểm định và không có chứng nhận, bạn vẫn có thể kiểm tra qua thành phần ghi trên nhãn. Chúng được liệt kê theo tỷ lệ cao nhất đến tỷ lệ thấp nhất. Thành phần tự nhiên thường được ghi rõ là nguồn gốc tự nhiên hoặc chiết xuất (extract). Thành phần hóa học sẽ là những thuật ngữ chuyên môn khó hiểu. Do đó khi sản phẩm có nhữngở đầu và hóa chất tổng hợp cuối cùng thì khá an toàn cho người sử dụng.

4.2 Mỹ phẩm hữu cơ (Organic):

– Những mỹ phẩm được chứng nhận Organic (Hữu Cơ) phải qua quá trình kiểm định rất nghiêm ngặt. Do đó khi lựa chọn dòng mỹ phẩm hữu cơ, bạn chỉ cần kiểm tra thông tin sản phẩm có chứng nhận của các tổ chức uy tín.

Một số tổ chức kiểm định và chứng nhận Organic (Hữu Cơ) Quốc tế:

– Từ Mỹ:

  • USDA Organic: Có chứa ít nhất 95% thành phần hữu cơ.

  • Organic and sustainable industry standard (OASIS):

  • 100% organic: Sản phẩm chứa 100% thành phần là hữu cơ (trừ nước và muối).

  • Organic: Sản phẩm chứa ít nhất 85% thành phần là hữu cơ (trừ nước và muối)

– Từ Úc:

  • Australian Certified Organic (ACO): Có ít nhất 95% thành phần hữu cơ và 5% còn lại giới hạn trong các thành phần thiên nhiên.

  • Organic Food Chain (OFC):

  • 100% Organic hoặc 100% Bio-dynamic (thành phần chứa 100% nguyên liệu được sản xuất theo tiêu chuẩn của Australian DEMETER Bio-dynamic Standard).

  • Organic hoặc Bio-dynamic (thành phần chứa ít nhất 95% nguyên liệu hữu cơ hoặc quy trình sản xuất sinh học. Các thành phần còn lại phải có nguồn gốc thực vật theo tổ chức này).

  • Bio-Dynamic Research Institute (BDRI): 95% thành phần là hữu cơ, các thành phần còn lại có nguồn gốc từ nông nghiệp sinh học sạch. Đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn của Australian DEMETER Bio-dynamic Standard.

  • AUS-QUAL: Có ít nhất 95% trở lên là nguyên liệu hữu cơ. Các thành phần còn lại có nguồn gốc nông nghiệp sinh học sạch. Đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn của Australian DEMETER Bio-dynamic Standard.

  • NASAA:

  • Đối với các sản phẩm sử dụng 100% nguyên liệu organic: Có thể gán nhãn 100% Organic trên nhãn của NASAA.

  • Đối với các sản phẩm sử dụng 95% nguyên liệu organic trở lên: Được gán nhãn Organic.

Từ EU:

  • Natrue:

    • Organic cosmetics: Ít nhất có 95% thành phần làm từ nguyên liệu hữu cơ.

    • Natural cosmetics: 100% thành phần từ tự nhiên, không nhất thiết phải có nguyên liệu đạt chuẩn organic.

  • Cosmos: Cosmos organic – Yêu cầu sản phẩm phải chứ ít nhất 95% thành phần là nguyên liệu hữu cơ.

  • BDHI: BDIH yêu cầu nhà sản xuất phải sử dụng thành phần hữu cơ bất cứ nơi nào có thể

  • UK Soil Association Certification: Có ít nhất 90% thành phần hữu cơ và không có hóa chất độc hại.

  • Ecocert for natural & organic cosmetic label (Ecocert): Có ít nhất 95% thành phần có nguồn gốc thực vật và ít nhất 10% thành phần tính trên khối lượng nguồn gốc từ việc canh tác hữu cơ.

Các chứng nhận khác:

  • Cruelty Free – Nhân đạo: Mỹ phẩm được chứng nhận Cruelty Free, tức là không tiến hành thử nghiệm trên động vật. Điều đó không có nghĩa thành phần là từ hữu cơ hay tự nhiên.

  • Vegan-Đồ chay: Mỹ phẩm nhận chứng nhận Vegan hoàn toàn không chứa chế phẩm từ động vật mà chỉ từ thực vật. Mỹ phẩm này vẫn có thể chứa các chất bảo quản tổng hợp. Vậy có chứng nhận Vegan không đồng nghĩa mỹ phẩm là tự nhiên hay hữu cơ.

  • Synthetic-Free hoặc Chemical Free: Mỹ phẩm chứng nhận Synthetic-Free hoặc Chemical Free. 100% thành phần được tạo ra từ các nguyên tốhoặc các hợp chất làm từ tự nhiên. Sản phẩm có nguồn gốc từ cây trồng sử dụng công nghệ GMO (chuyển gen) có thể được xem là synthetic-free, nhưng không được xem là sản phẩm hữu cơ. Ngược lại, những sản phẩm hữu cơ cũng có thể chứa % rất nhỏ các thành phần tổng hợp nên không thể xem là Synthetic-Free hoặc Chemical Free.

Organic vì những tiêu chuẩn và quy trình kiểm định khắt khe mà luôn được xem là chứng nhận chất lượng nhất. Vì vậy, mỹ phẩm Organic có kèm thêm những chứng nhận khác thì rất đáng sử dụng.

– Nhìn chung mỗi chứng nhận đều có ưu điểm riêng. Chứng nhậnvì những tiêu chuẩn và quy trình kiểm định khắt khe mà luôn được xem là chứng nhận chất lượng nhất. Vì vậy,có kèm thêm những chứng nhận khác thì rất đáng sử dụng.

5. Đôi nét ngoài lề về em mỹ phẩm hữu cơ (Organic) thần thánh:

5.1 Ưu điểm của mỹ phẩm hữu cơ (Organic):

sử dụng mỹ phẩm từ chất hữu cơ sẽ giúp người dùng tránh được những tác dụng tiêu cực từ hóa chất (chất bảo quản, chất tạo màu…) vốn được sử dụng rất phổ biến trong các sản phẩm làm đẹp hiện nay.
– Tinh chất tự nhiên từ các thành phần cấu tạo, không chỉ dừng lại ở công dụng làm đẹp, dòng sản phẩm hữu cơ có chiết xuất các tinh chất rất nhỏ, nhỏ hơn kích thước tế bào da vì thế nó có thể xâm nhập vào từng tế bào giúp phòng chống, loại bỏ tận gốc rất những hư tổn và bệnh về da liễu thường gặp, nuôi dưỡng da tận sâu bên trong gốc tế bào.

– Việctừ chất hữu cơ sẽ giúp người dùng tránh được những tác dụng tiêu cực từ hóa chất (chất bảo quản, chất tạo màu…) vốn được sử dụng rất phổ biến trong các sản phẩm làm đẹp hiện nay.- Tinh chất tự nhiên từ các thành phần cấu tạo, không chỉ dừng lại ở công dụng làm đẹp, dòng sản phẩmcó chiết xuất các tinh chất rất nhỏ, nhỏ hơn kích thước tế bào da vì thế nó có thể xâm nhập vào từng tế bào giúp phòng chống, loại bỏ tận gốc rất những hư tổn và bệnh về da liễu thường gặp, nuôi dưỡng da tận sâu bên trong gốc tế bào.

5.2 Nhược điểm của mỹ phẩm hữu cơ (Organic):

– Mỹ phẩm hữu cơ có thể đảm bảo cho bạn về vấn đề sức khỏe tuy nhiên nó cũng có nhiều điểm khiến người dùng khó tính chưa thực sự hài lòng.
– Theo tổng hợp từ những tạp chí của phụ nữ như Refine29 hay Sheknows thì mỹ phẩm hữu cơ có những điểm yếu sau:

  • Trước hết là về vấn đề bảo quản. Do không sử dụng các loại chất bảo quản hóa học nên đồ chăm sóc sắc đẹp có nguồn gốc hữu cơ rất dễ bị hỏng và khó bảo quản. Đặc biệt một số loại xà phòng thiên nhiên và xà phòng hữu cơ do chứa nhiều dầu nên rất dễ bị chảy, nát vào thời tiết mùa hè nóng bức.

  • Ngoài ra một số loại mặt nạ tươi cũng chỉ có hạn sử dụng trong vài tuần. Bạn cần cất các loại dưỡng da, mỹ phẩm hữu cơ trong môi trường khô, thoáng, mát như tủ lạnh và nên sử dụng nó trước khoảng thời gian ba tháng sau khi mở nắp. Với điều kiện thời tiết mùa xuân dễ sản sinh ra nấm mốc thì hạn sử dụng lại tiếp tục bị rút ngắn hơn nữa.

  • Mỹ phẩm thiên nhiên và cả mỹ phẩm hữu cơ thường có tác dụng chậm và tạo cảm giác hơi khó chịu cho những người mới sử dụng. Chẳng hạn như sữa rửa mặt hữu cơ thường không hoặc có rất ít bọt. Với những người quen với việc rửa mặt bằng sữa rửa mặt công nghiệp tạo nhiều bọt thì rất khó chấp nhận các loại sản phẩm làm sạch có nguồn gốc hữu cơ bởi nó thường tạo cảm giác rin rít và không sạch.

  • Thậm chí một số loại kem dưỡng hữu cơ còn có hiện tượng tách dầu, vì thế nên buộc người dùng trước khi sử dụng phải lấy một chiếc muỗng nhỏ để ngoáy, trộn đều.

  • Mỹ phẩm hữu cơ cũng không có mùi thơm ngan ngát (do hương liệu tổng hợp) như mỹ phẩm công nghiệp. Ngược lại, dù thành phần 100% thiên nhiên nhưng mùi của sản phẩm làm đẹp hữu cơ lại cực kỳ khó chịu. Chẳng hạn như kem làm từ cánh và tinh dầu hoa hồng sẽ có mùi hơi giống hoa hồng bị ủng.

  • Bao bì của các sản phẩm hữu cơ cũng chẳng long lanh như chất lượng của nó. Đa phần nhà sản xuất thường cố gắng hướng tới cảm giác thiên nhiên nhất có thể nên bao bì của mỹ phẩm hữu cơ khá chân phương, đơn giản và ít hoa mỹ. Nhiều người cho rằng vỏ của nhiều sản phẩm dạng này trông không được cao cấp và bắt mắt.

  • Kể cả với sản phẩm hữu cơ, nếu không chọn lựa kỹ lưỡng, bạn vẫn có thể bị kích ứng khi sử dụng. Một số người bị dị ứng với một vài loại cây cỏ, do đó họ cũng sẽ bị dị ứng khi dùng sản phẩm có chứa chiết xuất từ những loại thực vật ấy.

  • Về cơ bản, mỹ phẩm hữu cơ an toàn với phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tránh những sản phẩm chứa các tinh dầu có thể gây hại cho thai nhi như ngải cứu (wormwood), tinh dầu quế (cinnamon), cây đinh hương (clove), hương thảo (rosemary), cây lộc đề(wintergreen), cỏ xạ hương (thyme), cây cúc ngải (tansy)….

  • mỹ phẩm hữu cơ có giá cả tương đối đắt so với hóa mỹ phẩm thông thường.

    Cuối cùng là do nguyên liệu đầu vào cũng quy trình sản xuất vô cùng khắt khe nêncó giá cả tương đối đắt so với hóa mỹ phẩm thông thường.

6. Kết luận:

– Hi vọng bài viết này sẽ giúp mọi người phân biệt được mỹ phẩm hữu cơ và thiên nhiên, cũng như sẽ chọn được sản phẩm nào phù hợp với làn da của mình.
– Hãy sáng suốt và trang bị cho bản thân đủ kiến thức trước khi đưa một sản phẩm hay sử dụng 1 sản phẩm nào đó vào cơ thể, đừng quá tin vào những lời quảng cáo có cánh tránh tiền mất tật mang nhé.

Love,
Cowslip

(Nguồn: Tổng hợp)

– Hi vọng bài viết này sẽ giúp mọi người, cũng như sẽ chọn được sản phẩm nào phù hợp với làn da của mình.- Hãy sáng suốt và trang bị cho bản thân đủ kiến thức trước khi đưa một sản phẩm hay sử dụng 1 sản phẩm nào đó vào cơ thể, đừng quá tin vào những lời quảng cáo có cánh tránh tiền mất tật mang nhé.Love,Cowslip